Viện phương đông

3 năm trước

Cổng trường Thời mở cửa (2) - Tiểu thuyết của Hữu Đạt, Nxb CAND.

Cô vừa nói vừa dìu ông Khang đi vào phía trong. Trong lúc lơ mơ, ông chỉ còn biết bước theo cô gái bằng bản năng. Cô gái đã dìu ông đến cạnh một chiếc giường phủ khăn trắng. Ông đang còn ngơ ngác thì cô gái tắt công tắc. Căn phòng chỉ còn sáng lờ mờ. Nhạc nổi lên tha thiết hơn. Ông Khang không quen, chớp chớp mắt. Cô gái  cởi cúc áo, bộ ngực cô nổi lên ngồn ngộn dưới ánh đèn lờ mờ. Đầu ông Khang đung đưa. Ông đang cố định thần xem mình đang ở đâu thì cô gái đã nắm lấy tay ông đặt lên bầu vú mình. Rồi cô ôm chặt lấy ông, cả hai cùng ngã xuống nệm.

Powered by Froala Editor

            (5)

Gần ngã ba có một nếp nhà hai gian cấp 4 lợp ngói đã cũ. Phía trên cửa treo một tấm bảng sơn xanh với dòng chữ hơi mờ vì bụi:" HTX mua bán phân bón và thuốc trừ sâu". Hai cánh cửa gỗ để mở. Ông Khang đang cân phân bón cho một người khách bằng chiếc cân được treo lên sợi dây thừng. Khi ông đang trả lại tiền thì bà Tạo cũng vừa tới. Vừa tới sân, bà đã đon đả:

- Chào ông chủ. Dạo này có đắt khách không ông ?

Ông Khang ngẩng lên tươi cười:

- Chào bà. Chủ với sự gì, làm ăn đã đâu vào đâu đâu. Lâu lắm hôm nay mới lại thấy bà ra hàng tôi.

Bà Tạo ngoe nguẩy đôi quang mủng:

- Vâng, muốn ông để chịu cho mấy chục cân phân lân. Không biết có được không ?

Ông Khang vui vẻ:

- Sao lại không ? Bà định lấy bao nhiêu cân nào?

- Ông cho độ ba chục cân.

Ông Khang hơi nhướn đôi lông mày lên:

- ít thế thôi à ?

Bà Tạo đặt đôi quang xuống gần chỗ bàn cân:

- Vâng, để bón thúc mấy chân ruộng dưới đồng Vả.

Ông Khang cân phân cho bà Tạo. Bà định gánh đi lại đứng lại, đón chuyện:

- Nghe nói bên nhà ông với họ Hoàng nhà tôi sắp có tin vui à ? Sao mà kín tiếng thế?

Ông Khang nói nhún:

- Vâng, cũng mới là có ý muốn thế. Nhưng có thành không còn phải nhờ chỗ ông bà và ông bà Chấn nữa.

Bà Tạo mát mẻ:

- Nào tôi có biết gì đâu? Chỉ nghe kháo vậy thôi!

Ông Khang ngạc nhiên:

- Thế bà nó nhà tôi chưa nói gì với bà sao ?

Bà Tạo hơi bực mình:

- Tôi thì có vai trò gì mà nói với tôi cơ chứ ?

Ông Khang cố nói lấy lòng:

- ấy chết, thế là khuyết điểm to quá. Chẳng nói với bà thì nói với ai mới được chứ? Tôi thành thật xin bà bỏ quá cho. Lúc nào rỗi tôi xin trình bày mọi sự thể với bà.

Bà Tạo nghe nói thế phần nào cũng được hả dạ liền nói:

- Là tôi nói thế thôi. Mọi việc cứ nói với ông Tạo nhà tôi là coi như đã nói với tôi rồi. Cái chính là mừng cho các cháu.

Ông Khang được thể tâng bốc:

- Anh em họ hàng ai cũng đánh chữ đại xá như bà thật quí quá.

Bà Tạo vờ như không nghe thấy câu ấy, chuyển hướng câu chuyện:

- Cậu Tuấn định thi những trường nào ?

Ông Khang phủi tay cho đỡ bụi, rồi đăm chiêu:

- Cũng còn lăn tăn lắm bà ạ. Cháu muốn thi vào trường Báo chí mà tôi lại muốn cháu thi vào trường Nông nghiệp.

Bà Tạo gật gù khen:

- Cậu ấy có chí như thế là phải. Thời bây giờ làm cái anh nhà báo vừa sang lại vừa lắm tiền. Còn học Nông nghiệp xong thì ra làm gì? Lại xắn khố lội dưới đồng, cơ cực lắm.

Ông Khang tán đồng:

- Thì vẫn biết. Nhưng thi vào nghề báo khó lắm bà ạ.

Bà Tạo nhìn trước nhìn sau rồi vẫy ông Khang ra chuyện bí mật.

- Tôi nghe nói, vào những trường có giá bây giờ phải chạy, chạy thật lực đấy ông ạ. Con em nông thôn nhà mình không chạy thì chỉ có ngồi cầu âu thôi.

Ông Khang bâng khuâng:

- Bà bảo chạy đâu bây giờ ? Mà ai dẫn mình mới được chứ ?

Bà Tạo ra vẻ hiểu biết:

- Cái này này (bà Tạo vỗ vào hầu bao chỗ ngang lưng). Đồng tiền có mắt. Ông đi tỉnh đi huyện luôn, chẳng lẽ không lần ra mối?

Ông Khang tỏ vẻ lo âu:

- Chưa thi được thì mơ ước, nhưng thi được rồi thì không biết học những 4 năm lấy gì mà nuôi bà ạ.

Bà Tạo chỉ tay vào đống hàng hoá:

- Cái cửa hàng này nó nuôi. Như nhà ông bà mà còn lo thì bà Quén nhà tôi lo đến thế nào!

Ông Khang cười nhạt:

- Bà Quén tiếng là nghèo nhưng đằng sau còn có bao nhiêu người hỗ trợ. Ông Đảo bây giờ là tỷ phú giàu nhất tỉnh. Lại còn bố con bác Nợi, ông Bảnh. Khó khăn chỉ ới một tiếng là có người chạy đến ngay.

Dừng một lát ông Khang bình luận:

- Họ bà đúng là lúc gặp vận. Nghe nói cái nhà cũ kỹ của Bảnh mà cũng có anh Tây đến trả hàng gần tỷ đồng?

Bà Tạo nghi hoặc:

- Tôi cũng có nghe, nhưng sao người Mỹ họ thừa tiền thế ông nhỉ?

Ông Khang cười khinh khích:

- Đã gọi là tiền như Mỹ mà lỵ. Cái anh Mỹ bao giờ chả chơi ngông.Tôi như cụ Bảnh thừa dịp này bán quách cái nhà đó đi kiếm tỷ bạc.Cuộc đời được mấy lần có cơ hội như thế mà phải nấn ná.

Bà Tạo chép miệng:

- Cùng là họ Hoàng, nhưng mả các cụ bên chi ấy phát quá. Vợ chồng chú Nợi đã giàu có, bây giờ lại có người mang tiền đến biếu không cụ Bảnh. Sướng thật.

Ông Khang tiện thể đưa đà:

- Dạo này vợ chồng chú Nợi có hay về không bà ?

Bà Tạo lắc đầu:

- Tôi cũng chẳng rõ. Chú ấy có về thì cũng có bao giờ sang nhà tôi đâu! Người ta làm quan rồi mà…

Ông Khang hắt đi:

- Quan cách gì thì quan cách với thiên hạ, chứ lại quan cách với họ hàng à?

Bà Tạo bình phẩm:

- Kể cũng lạ, cùng một cái lỗ chui ra nhưng cô Nương con gái cụ Bảnh lại tình cảm, gần gũi với mọi người. Còn chú Nợi thì lại lạnh lùng, xa cách cứ như người dưng ấy.

Ông Khang nhìn xa xôi:

- Dẫu sao thì chú Nợi cũng sống ở Hà Nội lâu rồi, còn cô Nương thì vẫn cứ là người nhà quê.

Bà Tạo đặt đòn gánh lên vai lại thôi.

- Hay là ông thử hỏi chú Nợi xem có ngõ ngách nào cho cậu Tuấn chạy vào trường báo không? Rồi tiện thể ông giúp luôn cho con Thục nhà tôi thì tốt.

Ông Khang hưởng ứng:

- ý kiến của bà cũng hay đấy. Tôi thử về Hà Nội một chuyến xem sao!

          Bà Tạo quẩy gánh phân đi. Ông Khang cũng dọn dẹp và đóng cửa hàng rồi về nhà. 

Bà Khang vừa mới đi làm đồng về thì ông Khang cũng về. Bà cất đôi quang gánh vào góc bếp rồi quay lên:

- Sao hôm nay ông về sớm vậy ?

Ông Khang trầm ngâm:

- Tôi về chuẩn bị sáng sớm mai xuôi Hà Nội .

Bà Khang hơi đột ngột:

- ông đi Hà Nội có việc gì?

ông Khang sẵng giọng:

- Việc học hành thi cử của con cái chứ việc gì!

Bà Khang phản ứng:

- Còn những mấy tháng nữa nó mới thi kia mà.

- Thì mấy tháng nữa mới phải lo từ bây giờ. Nước đến chôn, l…mới nhảy thì còn nói gì nữa.

Bà Khang hỏi:

- Đi có phải chuẩn bị gì không ?

Ông Khang cười khẩy:

- Không chuẩn bị thì múa bằng nước dãi à. Đó là chưa kể chân đi miệng đi. Bây giờ là bắt đầu đến giai đoạn tốn kém đây!

Bà Khang động viên:

- Tốn kém thì đã đành. Miễn là cu Tuấn nó vào được đại học.

Ông Khang ra lệnh:

- Bà bán gấp cho tôi ba tạ thóc.

Bà Khang chột dạ:

- Gớm, làm gì mà nhiều thế?

Ông Khang gắt:

- Đúng là đàn bà. Ba tạ thóc được mấy nỗi? Sáu, bảy trăm bạc…đã nghĩa lý gì. Đó mới là khởi đầu thôi. Sau này phải bán hàng tấn, hai tấn.

Bà Khang lo lắng:

- Thế thì hết ăn à ?

- ăn…lúc nào cũng chỉ nghĩ đến ăn thì ai gọi là quân tử kia chứ? Lo việc lớn phải tính đường xa, luẩn quẩn vào vài tấn thóc thì làm nên công chuyện gì!        

Ông Khang rời ga tàu liền bắt xe ôm đến trước cửa nhà Nợi. Ông đem theo  một cái túi đựng quà, đeo lủng lẳng bên vai, dừng lại và bấm chuông. Một lát sau, một chàng trai nom tuấn tú đi ra. Đó là Minh Tuấn, bạn của Nga, con gái Nợi.

Chàng trai nhìn ông Khang một lát như ngạc nhiên vì thấy đó là một ông già nhà quê:

- Xin lỗi, bác hỏi ai ạ?

Ông Khang hồ hởi:

- Tôi hỏi vợ chồng chú Nợi.

Chàng trai trả lời bằng một giọng lạnh tanh:

- Cô chú ấy lên cơ quan cả rồi.

Ông Khang hỏi:

- Nhà có ai ở nhà không ?

Chàng trai lúng túng rồi không nỡ nói dối liền trả lời:

- Dạ, có Nguyệt, con gái chú Nợi ạ. Để cháu gọi.

          Chàng trai vào nhà, một lát Nga đi ra.Vừa thấy cô, ông Khang đã reo lên:

- Nga, cái Nga phải không ?

Nga nhìn ông Khang chằm chằm rồi nói bằng cái giọng thật xa cách:

- Chào bác, xin lỗi bác là ai ạ ?

Ông Khang không hề tự ái, trái lại còn hồ hởi:

- Bác..bác là Trần Khang, hàng xóm trên quê đây.

Nga lạnh lùng:

- Trên quê bố cháu ấy ạ ?

Ông Khang gật đầu:

- Đúng rồi. Mở cửa cho bác đi.

Nga nhún vai:

- Cháu chịu thôi…cháu chẳng nhớ bác là ai đâu.

Ông Khang tưng hửng:

- Đúng, lâu lắm cháu không về quê nhỉ?

Nga nhếch mép khó chịu:

- Quê bố cháu thì bố cháu về. Đường về quê bẩn khiếp lên được.

Ông Khang thở dài:

-Thế bác ngồi ngoài cổng đợi bố cháu vậy.

Nga phản ứng:

- Xin lỗi bác, bác định bêu riếu nhà cháu hay sao? Bác ngồi ở cổng, hàng

xóm tưởng nhầm bác là ăn mày thì chết cháu à? Một là, bác ra vườn hoa thăm thú cho đỡ sốt ruột. Hai là bác lên thẳng cơ quan bố cháu. Bây giờ sắp tới giờ nghỉ trưa rồi…bố cháu sẽ tiếp bác. Đây, các vi dit của bố cháu đây. Bác ra đầu ngõ, bảo xe ôm họ đưa vèo một lúc là tới ạ.

Nga vừa nói vừa lấy tấm các vi dit của bố đưa cho ông Khang. Ông Khang tần ngần một lát rồi gật đầu chào Nga và quay đi. Nga quay vào. Chàng trai ngạc nhiên khi không thấy ông khách. Anh hỏi:

- Sao em không cho bác ấy vào?

Nga bĩu môi:

- Khách ở quê ra, chắc lại nhờ vả gì ông khốt em đấy mà.Tốt nhất là đá lên cho ông khốt, rảnh chuyện.

Chàng trai tỏ ra ái ngại:

- Nhưng có sợ mang tiếng với dân làng không ?

Nga cười như nắc nẻ:

- Em có sống với dân làng đâu mà sợ mang tiếng! Có mang tiếng thì mang tiếng ông khốt thôi. Nào, ta tiếp tục đi anh.

Nga lại bước đi kiểu cách trong tiếng nhạc. Đôi chân cô lướt nhẹ trên sàn. Tiếng nhạc thiết tha, trữ tình. Dứt bản nhạc, Nga bước đến trước chàng trai giơ tay ra.

- Anh thấy hôm nay em có tiến bộ không ?

Chàng trai nhìn Nga âu yếm:

- Tiến bộ. Động tác đã nhuần nhuỵ lắm.

Nga nũng nịu, nghiêng đầu về một bên:

- Thế thì anh phải thưởng cho em chứ.

Chàng trai ôm ghì lấy Nga. Nga chủ động đạt môi mình lên môi Minh Tuấn. Họ say đắm như không còn biết trời đất là gì nữa.

        Cơ quan Nợi đã bắt đầu giờ nghỉ trưa. Từ bên ngoài nhìn vào cơ quan đập vào mắt là một toà nhà hai tầng cũ kỹ. Phía dưới tầng 1, cổng thường trực được đặt ngang với cổng ra vào. Cổng hẹp. Một nhân viên thường trực đeo băng đỏ đang mải đánh cờ với một người bạn. Sau bức rào thưa là những dãy xe máy được xếp thành hàng. Ông Khang ngó nghiêng một hồi, rồi đánh bạo hỏi.

- Chú ơi…chú gì đang đánh cờ ơi!

Vị nhân viên đeo băng đỏ ngẩng lên tỏ ra bực mình vì vừa bị một nước chiếu bí:

- Gì thế bác? Đến cơ quan thì nói be bé tý có được không? Bác muốn các thủ trưởng phê bình tôi đấy à ?

Ông Khang ấp úng:

- Xin lỗi chú…tôi..tôi…

- Cần gì thì nói đi tôi xem nào. - Người đeo băng đỏ vừa nói vừa quay vào-Tao chiếu tướng…

Ông Khang:

- Khoan… Người đeo băng đỏ buột mồm theo thói quen:

- Đ… khoan với hoãn gì cả. Chiếu là chiếu…

Ông Khang ngơ ngác:

- Tôi có làm gì chú đâu mà chú văng tục thế?

Anh nhân viên quay ra:

- Xin lỗi bác, thằng này nó hay khoan lắm. Cờ mà cứ khoa hoãn mãi thì đánh cái con c…Nào, bác hỏi gì nhỉ?

- Tôi muốn hỏi chú Nợi… Anh nhân viên đổi giọng vui vẻ:

- Bác vào đi. Rẽ trái, lên cầu thang. Phòng đầu tiên ở gác 2.

Ông Khang gật đầu đi vào, vừa đi vừa ngó nghiêng. Ông đi lên thang gác.

Một lát. ông đã dừng ở trước cửa năn phòng đầu tiên ở gác 2. Nó nhỏ chỉ vài mét vuông, nhưng kê một chiếc máy vi tính và ngổn ngang sách, tạp chí. Một chiếc bàn nhỏ kê sát cửa ra vào, vừa là phòng làm việc, vừa là bàn uống nước. Khi ông Khang lên tới nơi thì trong phòng không có ai. Ông tỏ vẻ nghi ngờ, lùi lại rồi bần thần một lúc, ông lại đi xuống gác.

          - Này chú gì ơi..

Anh nhân viên:

- Sao, có vấn đề gì ?

Ông Khang:

- Tôi hỏi là hỏi chú Nợi Viện phó kia!

Anh nhân viên hơi bực mình:

- Chả Nợi Viện phó thì còn ai nữa? Cả hai cơ quan ở đây chỉ có một Nợi chứ mấy Nợi nữa.

Ông Khang tỏ ra chưa tin:

- Nhưng cái phòng đó… Anh nhân viên nhíu mày:

- Phòng đó thế nào ?

Ông Khang đánh bạo nói:

- Nó hẹp quá…

- Hẹp thì làm sao ? Không đủ tiếp  bác à ?

Ông Khang gãi đầu:

- Không…là tôi tưởng, đã là Viện phó thì phòng làm việc phải rộng rãi lắm.

Anh nhân viên hất hàm:

- Bố ơi…muốn rộng thì về miền núi nhé. Viện này nghèo lõ đít ra, phòng Viện phó chẳng nhỏ thì to để nát thiên hạ à ?

Ông Khang gật đầu:

- Tôi hiểu rồi…

Ông Khang lại lật đật đi ngược trở lên. Lần này thì ông gặp Nợi khi anh vừa bước vào phòng.

- Chú Nợi… Nợi bị bất ngờ, quay sang:

- Kìa, bác Khang…bác đi đâu thế?

Ông Khang vui vẻ:

- Tôi lên chơi chú ..

Nợi tỏ ra khó chịu:

- Trời, bác lên chơi thì đến đằng nhà chứ lên cơ quan làm gì?

Ông Khang phân bua:

- Tôi đến nhà, nhưng cháu Nga nó bảo tôi lên đây.

Nợi chửi vu vơ:

- Cái con ranh. Nó không muốn tiếp bác chứ gì. Thôi được, bác vào đây.

Ông Khang theo Nợi vào phòng. Nợi bê những quyển tạp chí đặt trên ghế

đặt ra ngoài sàn lấy chỗ ngồi rồi lấy tờ báo phất qua cho đỡ bụi.

- Bác ngồi tạm.

Ông Khang không tin được đây là phòng làm việc của một vị Viện phó. nó chỉ bằng cái mắt muỗi, vừa chật vừa bí rì rì.  Ông ngồi xuống với câu xã giao:

-  Chú cứ mặc tôi…

Trong lúc Nợi đang lúng túng thì ông mở túi lấy ra hai chai mật gói rất cẩn thận, trịnh trọng nói:

- Chẳng mấy khi tôi ở quê ra chơi. Có chút mật ong rừng, đem biếu cô chú ngâm rượu.

Nợi xua tay:

- Khỏi đi bác ơi. Bác ra chơi với tôi là quí rồi. Bác làm thế, tôi đâm khó xử.

Ông Khang không ngần ngại mà vào thẳng vấn đề:

- Gọi là ra chơi, nhưng đúng ra thì muốn hỏi chú mấy việc… Nợi không để tâm nghe ông Khang nói mà xem đồng hồ, tỏ ý đã muộn.

- Thôi, thế này. Chẳng mấy khi bác ra chơi. Giờ cũng đã trưa.Mời bác đi ăn sau đó ta về nói chuyện.

Nợi mở máy di động, gọi cho Bổn trưởng phòng.

- Chú Bổn đấy à? Sang phòng tôi có chút việc nhé.

          Một lát sau, Bổn đã xuất hiện với khuôn mặt và bộ dạng khúm núm. Chiếc kính đeo như trễ xuống gần miệng.

- Anh gọi em ạ.

Nợi ra lệnh:

- Hôm nay mình có khách. Cộng tác viên của đề tài X 130 N.N.

Bổn nhìn ông Khang qua cặp kính trễ xuống mũi:

- Bác là cộng tác viên ?

Ông Khang ấp úng không biết trả lời ra sao, đành đánh liều:

- Vâng cộng tác biên Nợi hơi chau mày chữa lại câu nói của ông Khang:

 - Cộng tác viên của ta hơi bị ngọng.

Bổn gật gù:

- Không sao!

Nợi:

- Chú đưa ra nhà hàng Biển Xanh tiếp chu đáo cho tôi. Ký chi vào Quỹ Đối ngoại của Viện.

Bổn hỏi:

- Anh cùng đi luôn chứ ạ ?

- Không. Cơ bản là khách thôi. Trưa nay tôi phải làm nốt mấy bản giải trình.

Bổn ngập ngừng một lát rồi thỉnh thị:

- Thưa anh, có chi khoản "tươi mát" không ạ ?

Nợi nháy mắt:

- Mát thôi…uống cứ cho lỳ xì… Bổn gật đầu:

- Em hiểu rồi.

Ông Khang tuy không hiểu nội dung hai người vừa trao đổi, nhưng cũng

nhanh nhẹn bước theo Bổn ra khỏi phòng. Còn lại một mình Nợi. Nợi bực mình

đập mạnh cuốn tạp chí xuống bàn rồi quay máy điện thoại để bàn.

 - A lô, cái Nga đấy phải không ?

Đầu máy bên kia giọng Nga vang lên:

- Vâng, con đây.

Nợi gắt:

- Này, con làm gì mà đá ban lên cho bố hả ? Mẹ đâu?

Nga nói như trêu chọc:

- Chú Tấn mời mẹ sang Gia Lâm ăn gỏi cá, bố không biết à ? 

Nợi gằn giọng:

          - Hử ? Tấn nào ? 

Nga nhấn mạnh từng chữ:

- Chú Tấn dịch giả chứ còn Tấn nào !

Nợi buông máy, thẫn thờ như người mất hồn một lúc. Anh tỏ ra tức tối, nhưng bất lực.

           Trong lúc Nợi ngồi thừ ra trong  căn phòng chật hẹp và bức bối thì Bổn đã dẫn ông Khang ra tới nhà hàng Biển xanh. Đó là một nhà hàng có 3 tầng. Tầng một dành cho khách ăn, được trang trí sặc sỡ với đủ loại đèn màu xanh đỏ tím vàng. Khách ngồi ăn không đông, đa số là mâm 2 và 4 người. Họ vừa ăn vừa trò chuyện nhỏ nhẹ.

Bổn và ông Khang ngồi một mâm ở góc phòng. Thức ăn có nhiều món.Bổn vừa uống rượu vừa trò chuyện.

- Bác thấy các món có hợp không ? Nếu bác ưng món nào thì cứ gọi nhé.

Ông Khang vừa nhâm nhi vừa nhìn các món ăn mà Bổn gọi đặt trên bàn. Món nào cũng bốc hơi nghi ngút . Ông tấm tắc khen:

- Vâng! Các món đều được cả. Chỉ có món rá sống không được tươi nên ăn không mát lắm.

Đúng lúc đó, môt cô gái trẻ là nhân viên của cửa hàng đi tới, lễ phép.

- Thưa, quí khách có dùng món tươi mát không ạ?

Ông Khang hiểu nhầm nên nhanh nhảu.

- Có thì quí quá!

Cô gái đung đưa mái đầu nói trống không:

- Xin mời lên gác ạ.

Ông Khang không hiểu nên đề nghị:

- Cô cho xuống dưới này cho tiện.

Cô gái mỉm cười rồi nháy mắt với Bổn:

- Đó là qui định mà..

Ông Khang miễn cưỡng đứng lên. Bổn ngỡ ngàng nhưng rồi thay đổi thái độ rất nhanh.

- Bác cứ lên trước. Về thủ đô cũng phải thưởng thức cho biết bác ạ.

Cô gái:

- Bác phải lên  và tự lựa chọn thì mới vừa ý chứ ạ.

Ông Khang do dự giây lát rồi đi theo cô gái. Khi hai người khuất trên thang gác, Bổn vội rút máy di động ra gọi cho Nợi. Giọng Bổn rất hồi hộp.

- Thưa sếp ạ… Tiếng Nợi:

- Vui vẻ không ?

Bổn:

- Dạ…vui . Rất vui ạ. Không ngờ cộng tác viên lại yêu cầu tươi mát ạ.

- Này, chú có đùa không đấy?

Bổn chau mày theo phản ứng tự nhiên:

- Không, làm sao em lại dám đùa với sếp ạ ?

Nợi nói xã xôi:

- Đây là cộng tác viên đặc biệt, không thể… Bổn thanh minh:

- Nhưng…em cũng bất ngờ quá. Khi gái nhà hàng chào mời, ông ta đồng ý liền.

Nợi cố kìm giọng cho bình thường:

- Bây giờ ông ta đâu rồi?

Bổn:

- Dạ, đã lên lầu với cô gái. Chắc là đang hành sự ạ.

Nợi thốt lên:

- Chết tôi rồi.

          Nợi nói xong tắt máy. Bổn không hiểu ra sao, mặt cứ ngây ra, tai vẫn áp vào ống nghe. Một lát sau, anh tặc lưỡi:

          - Thì lòng vả cũng như lòng sung, có gì.

Vào lúc ấy cô gái đã đưa ông Khang vào một căn phòng khang trang có ri đô che. Nửa trong là giường có đệm bị che khuất. Nửa ngoài là một chiếc bàn tròn có các món ăn, bia lon…

Cô gái:

- Dạ, khách ưng em phục vụ không hay phải mời một cô khác ạ?

Lần đầu tiên trong cuộc đời ông Khang được phục vụ theo kiểu này, ông cũng thấy là lạ liền bảo:

- Cô phục vụ là tốt rồi.

Cô gái vui vẻ hẳn lên. Cô khẽ đặt bàn tay của mình lên vai ông Khang:

- Vâng…xin cảm ơn. Khách có thích nhạc không ?

Ông Khang đã ngà ngà liền phán:

- Cũng được.

Cô gái bật một băng nhạc có tính khêu gợi rồi nhìn ông Khang chăm chú như chưa tin vào mắt mình. Chẳng lẽ một ông gìa quê kiểng thế này mà lại ăn chơi đến thế ư? Đúng là một ngày cô gặp may rồi. Những vị khách kiểu này có khi lại lắm tiền. Cô mở cốc rót ra một cốc bia mời ông ông Khang. ông nói:

- Chờ chú ấy lên đã.

Cô gái nói bằng giọng mơn trớn:

-Dạ…sẽ bố trí sau ạ. Bây giờ dùng đằng nào trước ạ ?

Ông Khang trong lúc chếnh choáng, không hiểu ý nghĩa bên trong của câu hỏi liền phảy tay:

- Tuỳ cô…thế nào cũng được.

Cô gái gật đầu và chìa tay ra phía trước:

- Vậy …mời vào phía trong ạ… 

Cô vừa nói vừa dìu ông Khang đi vào phía trong. Trong lúc lơ mơ, ông chỉ còn biết bước theo cô gái bằng bản năng. Cô gái đã dìu ông đến cạnh một chiếc giường phủ khăn trắng. Ông đang còn ngơ ngác thì cô gái tắt công tắc. Căn phòng chỉ còn sáng lờ mờ. Nhạc nổi lên tha thiết hơn. Ông Khang không quen, chớp chớp mắt. Cô gái  cởi cúc áo, bộ ngực cô nổi lên ngồn ngộn dưới ánh đèn lờ mờ. Đầu ông Khang đung đưa. Ông đang cố định thần xem mình đang ở đâu thì cô gái đã nắm lấy tay ông đặt lên bầu vú mình. Rồi cô ôm chặt lấy ông, cả hai cùng ngã xuống nệm.

Ông Khang:

- Ơ…cô làm gì thế này ?

Cô gái:

- Thôi, tranh thủ đi anh.

Cô ôm ghì lấy ông và kéo tuột quần ông khỏi người. Ông Khang cuống quýt, xoay người lại. Thân thể ông trần nhồng nhộng, gân guốc. Cô gái nằm phía sau chòng hai tay qua trước ngực ông Khang. Lưng ông đã áp hẳn vào bộ ngữ mềm mại, phập phồng như nhún nhẩy. Cô gái ghé vào tai ông nũng nịu:

- Khởi động đi anh.

Ông Khang nửa tỉnh nửa mơ:

- Sao lại anh ? Tôi bằng tuổi bố cô ấy chứ.

Cô gái khúc khích cười:

- Đã vào đây rồi lại còn phức tạp thế nữa. Nào thì bố…bố làm đi cho con nhờ. Con bắt đầu nổi hứng rồi đây này.

Cô gái vừa nói vừa túm lấy cái của nợ của ông, vân vê. Toàn thân ông bỗng cứng lại. Khỉ thật, cái tuổi của ông mà hoá ra vẫn còn sung sức. Máu chạy rần rật từ đầu xuống hai bắp đùi ông. Mắt ông hoa hoa. Hình như khuôn mặt bà Khang đang hiện lên đâu đó. Nó mờ ảo, rồi rõ dần. Bà ấy cười…Đúng, bà ấy đang bưng mặt cười…Ông đang nửa tỉnh nửa mơ thì cô gái đã áp cặp môi vào má ông. Mùi son phấn, mùi nước hoa, lẫn cả mùi mồ hôi làm ông sực tỉnh.Ông Khang đẩy cô gái ra. Hai người giằng co, không hiểu ý nhau.

Ông Khang hơi gắt:

-  Buông tôi ra đi.

Cô gái:

- Sao ? Lại chợt nghĩ đến mẹ ở nhà chứ gì? Bỏ cái thói đạo đức giả ấy đi có được không ông khốt ?

Ông Khang:

- Vớ vẩn. Cô bảo ai đạo đức giả ?

Cô gái đổi giọng đanh đá:

- Đàn ông các người chứ còn ai nữa. Từ thằng lớn đến thằng bé, từ thằng to đến thằng nhỏ…thằng nào chẳng thích chơi gái? Hay là muốn cốm 13 ? Này nhé, không ít tiền đâu. Xem thử lại hầu bao xem…

Ông Khang thấy nóng bừng cả mặt mày:

- Thôi..thôi, cho tôi ra ngoài..

Cô gái bĩu môi lấy ngón tay trỏ gí vào mũi ông:

- Chắc là lại nhìn thấy người quen vào nhà hàng nên đổi ý chứ gì ?

Ông Khang thật thà:

 - Tôi có thấy ai quen đâu!

Cô gái sẵng giọng:

- Mẹ khỉ, cứ giả bộ ngớ ngẩn, gái này còn lạ gì. Ông chắc là bố của một thằng cán bộ có cỡ nào đó phải không? Cán bộ các người chỉ giỏi lên lớp cho dân về đạo đức, nhưng toàn rút tiền dân ra mà sài…tưởng tôi không biết à? Thời nay, ai cũng biết mọi hành động của nhau hết, nhưng cứ giả vờ không biết đấy thôi.

          Cô nói bằng giọng khinh đời rồi đẩy ông Khang ra. Ông luống cuống mặc quần áo định chạy ra khỏi phòng. Cô gái nhanh tay túm lại.

- Này, trả tiền đã ?

Ông Khang:

- Tiền gì ?

Cô gái lạnh lùng:

- Tiền phòng. Tiền buốcpoa…

Ông Khang trỏ xuống dưới lắp bắp:

- Anh ta… Cô gái hỏi:

- Anh ta và bố ai là thủ trưởng?

Ông Khang trả lời theo phản xạ:

- Anh ta.

Cô gái bĩu môi:

- Thế thì bố phải thanh toán mọi khoản chứ. Đó là luật. Định trèo ngược à? Đi, tôi đi với bố. Đừng có chơi đểu nhau đấy nhé! Chạy làng là không xong đâu ?

Cô gái nói xong nắm tay ông Khang kéo xuống gác.

 

Bây giờ Nợi và ông Khang ngồi đối diện nhau. Nợi nhìn trân trân vào ông Khang, khiến ông chột dạ. Sau một phút Nợi bảo:

- Sở dĩ tôi phải giới thiệu bác là cộng tác viên chính là để cho tay trưởng phòng nó tiếp bác chu đáo.

Ông Khang gãi đầu gãi tai:

- Tôi hiểu. Vì thế khi anh ta hỏi, tôi cũng cứ nhận bừa đi. Cũng là để giứ uy tín cho lời nói của chú.

Nợi nhìn xoáy vào cặp mắt ông Khang rồi nhún vai:

-  Nhưng tôi không nghĩ bây giờ bác lại ăn chơi đến thế.

Ông Khang không ngờ Nợi lại nắm rõ mọi việc diễn ra ở nhà hàng. Nhưng lúc này còn biết giải thích ra sao? Ông cuống quýt:

- Không …tôi…tôi… Giọng Nợi lạnh như tảng băng:

- Chú trưởng phòng nó nói hết với tôi rồi.

- Chú ấy nói sao ? - Ông Khang chồm người lên như muốn bật khỏi ghế.

Nợi nhăn trán:

- Chuyện đó có hay gì đâu mà nhắc lại. Thôi bỏ qua đi.Chỉ có điều, từ sau bác phải rút kinh nghiệm. Cơ quan phải bù thêm 120 ngàn cho hành động cao hứng của bác.

Ông Khang như trút được gánh nặng, tủm tỉm cười:

- Cao hứng gì đâu! Lúc đó cái món rá nó ủng quá, tôi tưởng là cô bé hỏi có dùng món tươi hơn không. Tôi nghĩ món rá tươi bao giờ chẳng mát hơn.

Nợi xua tay:

- Đó là bác bao biện thôi, ai người ta tin được. Thôi, việc đã rồi, chẳng nên nhắc lại nữa.

Ông Khang ái ngại:

- Mong chú đừng kể chuyện này với ai. Tôi ngượng lắm.

- Người lớn, chuyện đâu bỏ đó, ai nói làm gì - Nợi nén tiếng thở dài -Bây giờ, bác nói đi. Bác cất công xuống Hà Nội gặp tôi có việc gì? Chắc là vấn đề cái nhà của bố tôi có phải không? Lần trước, tôi bảo bác, cả nhà và đất là 50 triệu. Đang lúc bố tôi còn chưa dứt khoát thì tấn công áp vào may ra bố tôi bán. Bây giờ thì khác rồi. Người Mỹ trả gần một tỷ đồng. Bác làm sao chạy đua được ?

Ông Khang đưa bàn tay lên hua hua:

- Không, chuyện mua nhà tôi từ bỏ rồi. Trước mắt phải dồn cho cháu Tuấn nó học hành đã.

Nợi tán thành:

- Bác nghĩ thế là phải. Thời buổi này, quan trọng là cái sự học.

Được dịp, ông Khang liền phỉnh Nợi:

- Tôi vẫn dạy cháu. Không theo đòi ai, cứ theo được gót chân chú Nợi  là tôi mãn nguyện lắm. Nếu không chí ít cũng lấy một phần của cô Hoàng Nhung con gái bà Ngạn.

Nợi không giấu nổi sự sung sướng. Nhưng anh cố làm ra vẻ khiêm tốn.

 - Theo ai chứ theo tôi mà làm gì. Hậu sinh phải khả uý bác ạ.

Ông Khang không chịu liền khẳng định:

- Nhưng ở ta hậu sinh khả uý thì ít mà khả ố thì nhiều. Tôi cũng lo lắm.

Nợi tỏ ra khiêm nhường:

- Bọn trẻ bây giờ chúng sắc sảo và khôn ranh hơn lớp đi trước nhiều. Lo gì!

- Nói là nói vậy thôi. Thực lòng tôi muốn về đây thưa chuyện và mong chú hết sức giúp đỡ.

Nợi cố làm ra bộ mặt tỏ vẻ quan tâm:

- Bác muốn giúp việc gì ? Vay tiền à? 

Ông Khang nhìn Nợi rồi mỉm cười:

- Không. Tiền thì tôi không dám vay. Vả, nhà cũng tùng tiệm đủ tiêu.Tôi muốn chú giúp cho thằng Tuấn nó vào Đại học. Chẳng hạn, ôn tập cho nó và…

Ông Khang chưa nói hết câu Nợi đã hiểu ý liền chối ngay :

- Ôn tập, bác phải nhờ các ông bên trường. Các ông ấy dạy học mới có kinh nghiệm.

Ông Khang nài nỉ:

- Chú cũng là phó giáo sư kia mà!

Nợi thành thật:

- Có phải ai là giáo sư, phó giáo sư cũng dạy học đâu. Đó chỉ là cái hàm chức danh thôi.

Ông Khang chợt hiểu ra liền tắc lưỡi:

- Ra vậy! Tôi cứ nghĩ đã là phó giáo sư hay giáo sư là phải đi dạy.

Nợi kết luận:

- Đấy, vậy là tôi mách nước cho bác rồi đấy. Bác vào mấy cái trường Đại học nổi tiếng. Chỗ nào cũng đầy các lò…

Ông Khang ngạc nhiên :

- Lò gì hả chú?

Nợi cười khà khà như có ý ám chỉ ông Khang thật quê mùa:

 - Lò luyện thi chứ còn lò gì! Bác có con sắp vào Đại học sao cứ ngu ngơ như ở trên trời thế? Không qua lò sao thành người?

Ông Khang ngớ ra:

- Từ ngữ bây giờ khó hiểu quá.

Nợi ôn tồn giải thích:

- Có gì mà khó hiểu ? Học sinh hết phổ thông không cho vào lò cho nó nhừ ra sao vào nổi Đại học ?

Ông Khang cố lái vấn đề theo dòng suy nghĩ của mình:

- Tất nhiên vào lò là một chuyện. Nhưng…quan trọng là chú xem có cái cửa nào có thể chạy…được không? Chú giúp tôi, tình làng nghĩa xóm. Tốn kém bao nhiêu tôi cũng xin lo.

Nợi chột dạ, ngó vội ra ngoài như sợ có ai nghe tiếng:

- Chết, sao những chuyện tày trời như vậy mà bác cứ bô bô giữa cơ quan tôi thế? Người ta tưởng tôi là cái anh tiêu cực thì làm thế nào?

Ông Khang ân hận:

- Vâng, tôi vô ý qúa…

 

 

 

Powered by Froala Editor