Viện phương đông

3 năm trước

Khổ 1 - Chương bốn của trường ca "Cuộc chiến mười ngàn ngày"

Khổ 1 - Chương bốn của trường ca "Cuộc chiến mười ngàn ngày" nói về không khí xây dựng của nhân dân miền Bắc sau hòa bình lập lại (sau 1954) và bóng đêm chiến tranh đang phủ trên nửa bầu trời Tổ quốc ở miền Nam. Đây cũng chính là chương thể hiện sự tìm tòi của nhà thơ trong việc sáng tạo ra các hình họa có giá trị biểu tượng cao về mặt ngữ nghĩa – một trong những đóng góp của Hữu Đạt được ghi nhận qua bài viết của TS. Nguyễn Thị Trà My đăng trong mục “Tạp chí Khoa học” của website này.

Powered by Froala Editor

Trong các bài đã đăng lần trước quanh cuộc tọa đàm về trường ca “Cuộc chiến mười ngàn ngày” bạn đọc đã được chứng kiến những tư liệu sinh động về hình ảnh của những chàng trai, cô gái từ mái trường đại học và phổ thông trung học (trước đây gọi là trường cấp 3) đã vô tư cống hiến tuổi xanh của mình cho cuộc chiến tranh giữ nước. Đó là những thanh niên như Lê Ngọc Văn, Triệu Xuân Điến, Đỗ Thị Hồng Xoan, Nguyễn Thanh, Đào Đại Hướng, Nguyễn Văn Bảy, Nguyễn Văn Tình… Họ là những thanh niên - học sinh lớn lên trong lòng chế độ Xã hội Chủ nghĩa ở miền Bắc, được thụ hưởng một nền giáo dục lành mạnh với những người thầy tâm huyết và tận tụy cống hiến cho nghề. Những thanh niên ấy, tuổi đời chưa đến hai mươi nhưng đã hiểu nỗi đau chia cắt của hai miền đất nước. Để giúp bạn đọc các thế hệ trẻ sau này hiểu được tầm vóc về sự hy sinh cao cả của họ, BBT xin trích đăng đoạn mở đầu trong chương bốn của bản trường ca “Cuộc chiến mười ngàn ngày”. Đây là phần nhà thơ Hữu Đạt nói về không khí xây dựng của nhân dân miền Bắc sau hòa bình lập lại (sau 1954) và bóng đêm chiến tranh đang phủ trên nửa bầu trời Tổ quốc ở miền Nam. Đây cũng chính là chương thể hiện sự tìm tòi của nhà thơ trong việc sáng tạo ra các hình họa có giá trị biểu tượng cao về mặt ngữ nghĩa – một trong những đóng góp của Hữu Đạt được ghi nhận qua bài viết của TS. Nguyễn Thị Trà My đăng trong mục “Tạp chí Khoa học” của website này.

Chương bốn

Khi chúng tôi lớn lên

Khi chúng tôi lớn lên

Đất nước đã hóa thành hai nửa

Tổ quốc đau chia cắt một dòng sông

Bờ vĩ tuyến bên tê là giặc

Bờ bên ni lúa vẫn xanh đồng

Nửa đất nước đi vào hợp tác

Ruông nương riêng gom lại hóa công điền

Nhà máy mở khói bay nghi ngút

Những ao hồ nay lại hóa công viên

Từ những nơi miền quê lam lũ

Lũ chúng tôi cùng nhau lớn lên

Một thế hệ được khoác bao ngôn mỹ

 Với niềm vui làm chủ nhân ông

Đưa đất nước vươn theo thế kỷ

Từ sắn khoai ngô lúa trên đồng

Trang sách mở giấy thơm màu sữa

Mái trường tươi lớp ngói đỏ son

Ôn lịch sử những ngày nước mất

Triệu triệu người phải sống lầm than

“Nhờ có Đảng mới nên Tổ quốc

Tháng Tám mùa thu rực rỡ sao vàng”

Ngày tới lớp mang câu hát trẻ

Tối trở về náo nức chân đê

 Rộn bước những bàn chân trong ngõ nhỏ

Bổ túc bình dân học vụ bốn bề

Đèn thắp sáng cả đình chùa miếu mạo

Giọng ê a ấm cả tiếng người già

Cơn khát chữ nay đây rồi có Đảng

Mắt mở ra qua bóng tối mù lòa

Đêm nô lệ lùi sâu vào dĩ vãng

Ngẩng đầu lên ai cũng đứng thành người

Không còn cảnh sân đình roi lý trưởng

Gậy trương tuần đánh đập mãi không thôi

 

Ôi đất nước sau ngàn năm Bắc thuộc

Một trăm năm nô lệ bởi người Tây

Nay bừng sáng chói lòa như ngọn đuốc

Kiêu hãnh đi lên trong đói rét bùn lầy

Đồng mở thửa dài theo tiếng máy

Cày lên bao thớ đất khô cằn

Nông trường gọi bao thanh niên xốc tới

Bàn tay người xới bật cả rừng xanh

Lớp lớp thanh niên rời xa thành phố

Lên phá đồi mở núi khai hoang

Bắt sỏi đá nương bờ cằn cỗi 

Phải cho ta lúa ngọc ngô vàng

Những bài hát làm nên tên tuổi 

Của một thời bát ngát lạc quan

Cứ những tưởng ngày mai là tới

một xã hội tương lai như thể Thiên đàng

Không đói rét

Không nghèo hèn

Chỉ có người đứng lên làm chủ

Là Nhân dân

Là quần chúng cần lao

Mọi cán bộ sẽ trở thành đầy tớ

Tận tụy vì dân

Sống chết cũng vì dân

 

Từ nông thôn bước ra thành phố

Niềm vui theo náo nức những bàn chân…

Đêm sáng chói những ngọn đèn đô thị

Ngày hân hoan khắp phố tiếng nói cười

Kìa, có thể giấc mơ nào hơn thế

Chót vót đỉnh cao sáu mốt, sáu mươi

Niềm vui sướng rót vào thơ tiếng hát

Chất ngất bay lên như tới tận ngang trời

“Đảng vĩ đại vươn xa tầm Tổ Quốc

Lời Bác Hồ bay xa mãi tận trùng khơi”

Suốt bốn nghìn năm cha ông đi dựng nước

Thệ hải minh sơn phải nhớ muôn đời

Dù có chết cũng phải giành độc lập

Cho núi sông thành một dải nối liền

Nếu phái đốt Trường Sơn thành ngọn đuốc

Toàn dân thề vẫn phải quyết xông lên

 

Máu thấm cả những trang Nghị quyết

Bầm tim Người đau hai tiếng miền Nam.

Khi chúng tôi lớn lên

Tổ quốc gãy 

thành hai vùng chiến lược

Đường chiến tuyến

 cắt theo hình dòng nước

                                                       

                                                              (hình con quay)     

Cầu Hiền Lương

 ngơ ngẩn bóng trăng tàn

Vẫn trăng ấy một bên sao trời sáng

Còn một bên chỉ thấy những mây đen

Đêm nơm nớp vọng nghe từ bốt giặc

Tiếng súng cầm canh rót xuống những đêm dài

Lệnh Tổng thống dồn dân về lập Ấp

Những cuộc lục sùng đi tìm bắt khắp nơi

Đường quốc lộ bị ngăn thành chiến lũy

 Thôn xóm chìm sau bốn phía thép gai

Từ những bến sông

Từ những rặng dừa

Những con đò

Im lìm

Đi

                                                 (hình cây thánh giá)

Đêm

khép

 lại

Những 

bàn tay

nắm chặt

Bao cuộc chia ly ứớt đầm trong nước mắt

Biết bao giờ

 giặc hết

để em

được

 đón

anh 

về ?

để 

anh

 kể

chuyện miền Bắc

chuyện Bác Hồ

chuyện Trung Quốc

chuyện Liên xô

Lời em ngọt ngào

theo tiếng chèo khua

Lòng anh nhói đau

theo cơn sóng vỗ

                                                                         (hình tháp xuôi)

Kẻ ở

Người đi

nói gì được nữa

Lặng thầm trao chiếc khăn tay

Hai năm là bao nhiêu ngày

Hai năm là bao nhiêu tháng

Liệu đất nước mình có thống nhất được chăng?

 

 

 

Powered by Froala Editor