Viện phương đông

3 năm trước

Sứ mệnh và tầm nhìn

Sáng tạo mới - Hiệu quả mới

Powered by Froala Editor

   

VIỆN TRƯỞNG

PGS.TS. Nhà văn Nguyễn Hữu Đạt

Nguyên Giảng viên Cao cấp bậc 5

Đại học Quốc gia Hà Nội

 


- Huy chương Vì Sự nghiệp Khoa học và Phát triển Công nghệ: Vì đã có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ (Quyết định số 1357/QĐ-BKHCNMT ngày 1/6/2002 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường).  

- Huy chương Vì Sự nghiệp Giáo dục: Vì đã có công lao đối với sự nghiệp phát triển giáo dục (Quyết định số 6178//QĐ-BGD và ĐT-VP ngày 7/1/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

- Kỷ niệm chương Vì Sự nghiệp phát triển ĐHQG Hà Nội: Vì đã có nhiều thành tích và đóng góp quý báu cho sự nghiệp phát triển ĐHQG Hà Nội (Quyết định số 38/CT-HSSV ngày 11/5/2006 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội).

- Huy hiệu Vì nghĩa vụ quốc tế: Vì đã có nhiều đóng góp trong hợp tác và phát triển quan hệ quốc tế (Quyết định số 767/TTg ngày 9/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ).

  

PHÓ VIỆN TRƯỞNG

Đỗ Thị Vân

 


Chuyên gia giám định giọng nói và chữ viết

 

 * * *



I. Sứ mệnh

Viện ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông có sứ mệnh nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về ngôn ngữ (tiếng Việt và ngoại ngữ) và văn hóa; bồi dưỡng, giảng dạy tiếng Việt, văn hóa Việt Nam, văn hóa phương Đông cho sinh viên, học viên của các nước trong khu vực và thế giới, phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Giá trị cốt lõi và khẩu hiệu hành động:

Sáng tạo mới – Hiệu quả mới

II. Tầm nhìn giai đoạn 2020 – 2030

Phát huy thế mạnh của một viện nghiên cứu khoa học vừa có thế mạnh về lý thuyết, vừa có khả năng ứng dụng khoa học vào hoạt động thực tiễn, gắn nghiên cứu với đào tạo nhân lực chất lượng cao, Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông tập trung nguồn lực xây dựng một viện nghiên cứu vừa chuyên sâu vừa liên ngành với đội ngũ chuyên gia hàng đầu về giảng dạy tiếng Việt và văn hóa phương Đông; áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ nhằm đổi mới việc giảng dạy ngoại ngữ song song với việc mở rộng và phát triển một số chuyên ngành nghiên cứu mới có vai trò chủ lực trong việc khai thác những giá trị của ngôn ngữ và văn hóa phương Đông, trong đó lấy xuất phát điểm từ nghiên cứu tiếng Việt và văn hóa Việt.

III. Mục tiêu chiến lược

1. Mục tiêu chung

Phát triển Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông theo hướng liên ngành, vừa có tính liên kết vừa có tính độc lập, khẳng định tính đặc trưng riêng của Viện trong nghiên cứu, đào tạo. Mở rộng và phát triển một số ngành khoa học mới thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, trong đó tập trung nghiên cứu đặc điểm văn hóa của Việt Nam và phương Đông trên hai bình diện: văn hóa vật thế và văn hóa phi vật thể; phấn đấu đến năm 2025 đưa Viện trở thành một địa chỉ đáng tin cậy trong nghiên cứu, giảng dạy tiếng Việt và các ngoại ngữ, cũng như áp dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ vào thực tiễn xã hội Việt Nam.

2. Mục tiêu cụ thể

- Lựa chọn và tuyển dụng cán bộ, xây dựng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông thành một Viện nghiên cứu và đào tạo mang tính đặc thù; thực hiện nghiên cứu sâu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, tiếp xúc văn hóa giữa Việt Nam với các nước phương Đông và thế giới; xây dựng chương trình, biên soạn sách dạy tiếng Việt theo phương pháp mới nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài đến làm việc, học tập và du lịch tại Việt Nam; tăng cường mối giao lưu văn hóa khu vực; tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Việt Nam và các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ra trước thế giới.

- Tuyển chọn các cán bộ có năng lực chuyên môn, xây dựng Khoa Ngoại ngữ thành một đội ngũ chuyên môn giỏi, có khả năng nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho các học viên ở các trình độ khác nhau; từng bước xây dựng các dự án liên quan đến đổi mới nghiên cứu và đào tạo ngoại ngữ ở Việt Nam, góp phần xây dựng Luật Ngôn ngữ của Việt Nam trong tương lai; xây dựng hệ qui tắc cho việc sử dụng tiếng Anh với tư cách là ngôn ngữ thứ hai ở Việt Nam.

- Lựa chọn và tuyển dụng cán bộ, xây dựng Khoa Sau Đại học phục vụ cho đào tạo và liên kết đào tạo chất lượng cao về các lĩnh vực: ngôn ngữ lý thuyết, ngôn ngữ truyền thông, văn hóa (gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể) với các trường đại học, các viện nghiên cứu trong nước và các tổ chức khoa học, giáo dục nước ngoài.

- Xây dựng đề án thành lập và phát triển khoa “Nghệ thuật Âm thanh và Ngôn ngữ truyền thông”; mở các lớp đào tạo đội ngũ cán bộ truyền thông chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp phục vụ cho đời sống và phát triển văn hóa cộng đồng.

- Xây dựng đề án thành lập khoa “Văn hóa tâm linh” nhằm nghiên cứu vai trò và tác động của văn hóa tâm linh đối với việc phát triển xã hội.

- Từng bước xây dựng khoa “Ngôn ngữ lãnh tụ” nhằm đánh giá hiệu lực ngôn ngữ của các nhà lãnh đạo tài ba trong nước và thế giới trong công cuộc quản lý đất nước và xây dựng xã hội văn minh.

- Xây dựng đề án nghiên cứu mối quan hệ tiếp xúc ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam với các nước phương Đông và phương Tây.

- Thành lập và xuất bản Tạp chí Khoa học của Viện Phương Đông, công bố các kết quả nghiên cứu về các lĩnh vực ngôn ngữ văn hóa vật thể và phi vật thể.

- Tổ chức Hội thảo khoa học bàn về quá trình tiếp xúc văn hóa giữa các nước phương Đông qua nghệ thuật kiến trúc - xây dựng; bản sắc văn hóa Việt Nam qua văn hóa y học (văn hóa chữa bệnh) và chăm sóc sức khỏe con người.

- Đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản về các nước phương Đông dưới góc độ khu vực học và đất nước học nhằm góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước đối với khu vực và quốc tế; từng bước xây dựng ngành Khu vực học và Nghệ thuật học phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy về Đông phương học; tổ chức tư vấn và tham gia đào tạo sau đại học, góp phần phát triển tiềm lực nghiên cứu và giảng dạy ngành Đông phương học của cả nước.

IV. Phương án tổ chức, thực hiện

1. Về cơ sở vật chất

- Hiện tại Viện đã có 3 cơ sở làm việc với các phòng nghiên cứu và phòng học đầy đủ tiện nghi.

- Viện có một ký túc xá riêng dành cho người học, có một khách sạn 9 tầng làm nơi ăn nghỉ, làm việc cho các chuyên gia và một tòa nhà 7 tầng dành cho phát triển ký túc xá của Viện trong tương lai.

- Ký túc xá và chỗ học của học sinh, sinh viên chỉ cách các nhà hàng và khu vui chơi giải trí từ 200 - 500 mét (có thể dạo bộ).

- Tiếp tục mở rộng cơ cở vật chất, trang thiết bị cho các khoa, các trung tâm nghiên cứu phù hợp với bối cảnh xã hội mới.

2. Về chuyên môn

- Xây dựng các chương trình nghiên cứu và đào tạo liên thông, liên kết, theo hướng xã hội hóa; thúc đẩy và mở rộng liên kết đào tạo trong nước và quốc tế với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo có uy tín trong khu vực và thế giới.

- Tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về tiếng Việt và văn hóa phương Đông; nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người Việt ở các cấp học và loại hình đào tạo khác nhau, tham gia thành công vào thị trường đào tạo, giáo dục của Cộng đồng Giáo dục ASEAN và EU nhằm khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam trong các mối quan hệ khu vực và quốc tế [1], [2] (Nghị quyết số 29 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8, khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong: Văn kiện Đại học đại biểu toàn quốc lần thứ XI).

- Thực hiện các đề tài nghiên cứu về ngôn ngữ điện ảnh - sân khấu phương Tây trong quá trình hiện đại hóa ngôn ngữ điện ảnh - sân khấu Việt Nam.

- Thực hiện các đề tài nghiên cứu về những nét đặc trưng của nghệ thuật kiến trúc phương Đông qua hệ thống lăng tẩm, đền đài, miếu mạo…

- Tạo cơ chế để thu hút đội ngũ chuyên gia giỏi, có trình độ cao về làm việc tại Viện; tranh thủ các nguồn lực từ các dự án hợp tác để thu hút các chuyên gia, nhà khoa học quốc tế đến thuyết trình khoa học, tham dự hội thảo và triển khai các hoạt động của Viện.

- Thực hiện phương châm: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể của sự phát triển”, Viện  chú ý đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi, các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực ngôn ngữ và văn hóa, ưu tiên phát triển nghiên cứu, đào tạo tự chủ, sáng tạo và kết nối với doanh nghiệp, góp phần tiến tới xây dựng một nền văn hóa mới - văn hóa công nghiệp hiện đại nhưng không làm mất các giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc.

- Bước đầu xây dựng hệ thống thông tin tư liệu, thư viện, và các cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, đào tạo trước mắt cũng như lâu dài.

Powered by Froala Editor