Viện phương đông

2 năm trước

“Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes - Kinh Lạy Cha và Philiphê Bỉnh Nguyễn Cung Thông

Phần này bàn về bản Kinh Lạy Cha (KLC) từ các tài liệu chép tay của LM Philiphê Bỉnh, còn giữ trong thư viện Tòa Thánh La Mã với mã số Borg.tonch 13 và Borg.tonch 18. Các chữ viết tắt là NCT (Nguyễn Cung Thông), HV (Hán Việt), HT (Hài Thanh). Các cuốn sách chép tay này không có chủ đề (cho cả cuốn) nhưng có tiểu đề cho từng mục cũng như thiếu năm xuất bản, tuy trang đầu có ghi là "Sách này là của Thầy cả Bỉnh"

Powered by Froala Editor

“Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes - Kinh Lạy Cha  Philiphê Bỉnh - vài nhận xét thêm (phần 5E)”        (1)

Nguyễn Cung Thông


Phần này bàn về bản Kinh Lạy Cha (KLC) từ các tài liệu chép tay của LM Philiphê Bỉnh, còn giữ trong thư viện Tòa Thánh La Mã với mã số Borg.tonch 13 và Borg.tonch 18. Các chữ viết tắt là NCT (Nguyễn Cung Thông), HV (Hán Việt), HT (Hài Thanh). Các cuốn sách chép tay này không có chủ đề (cho cả cuốn) nhưng có tiểu đề cho từng mục cũng như thiếu năm xuất bản, tuy trang đầu có ghi là "Sách này là của Thầy cả Bỉnh" - xem hình chụp bên dưới. 

 

1. Kinh Lạy Cha bằng chữ Nôm (Philiphê Bỉnh) – xem chi tiết ở trang 3

Sau đây là nguyên văn KLC bằng chữ Nôm - trong tài liệu chép tay của LM Philiphê Bỉnh - chụp lại từ thư viện Tòa Thánh La Mã với mã số Borg.tonch 18 trang 17v. Có tất cả 78 chữ không kể lời nguyện khi kết thúc amen - cột thứ ba từ bên phải ghi "Kinh Thiên Chúa cùng kinh A Vê" - bắt đầu từ cột thứ tư từ bên phải có các chữ Nôm như sau:

經 kinh (cũng là âm HV)

天 thiên (cũng là âm HV)

主 chúa (âm HV là chủ/chú)

o

共 cùng (âm HV là cộng/cung)

亜 a (âm HV là á) 

亜為 vê - thành phần HT là vi 為

o

眾 chúng (cũng là âm HV)

碎 tôi - âm HV là toái

𥚄 lạy

天 thiên (cũng là âm HV)

地 địa (cũng là âm HV)

真 chân (cũng là âm HV) - còn có thể đọc là xin (bản Nôm Sách Các Phép của LM Halario de Jesu) như trong bản chụp mục trời bên dưới.

主 chúa - âm HV là chủ

o

於 ở - âm HV 於 đọc là ư

連 trên - âm HV 連 là liên

𡗶 trời viết nhanh (theo thảo thư TQ?) - Philiphê Bỉnh ghi là blời. Người viết mất rất nhiều thời gian để rà soát chữ này trong các tài liệu chữ Nôm mà không được kết quả hoàn toàn thỏa đáng, tuy nhiên trong cùng một tài liệu của LM Philiphê Bỉnh hãy so sánh các cách viết Đức Chúa Trời như sau

 

Trích từ Borg.tonch.18 (thư viện Tòa Thánh La Mã).

 



     

Trích từ Sách Các Phép của LM Halario de Jesu (giữa TK 18) - vẫn dùng mlời và blời và các dạng (viết thảo) chữ Nôm của 𡗶.

  là - các bản Nôm khác thường dùng dạng la HV 羅

吒 cha - âm HV là tra/trá

眾 chúng (cũng là âm HV)

碎 tôi - âm HV là toái

o

眾 chúng (cũng là âm HV)

碎 tôi - âm HV là toái

願 nguyện (cũng là âm HV)

o

名 danh (cũng là âm HV)

吒 cha - âm HV là tra (陟加切 trắc gia thiết TV) hay trá (陟嫁切 trắc giá thiết TVGT/ĐV)

奇 cả (âm HV là kì/cơ) - các bản Nôm khác thường dùng chữ cả HV 哿

創 sáng (cũng là âm HV)

o

國 quốc (Philiphê Bỉnh ghi là cuốc), cũng là âm HV. Các bản KLC Đàng Trong cùng thời đã bắt đầu dùng nước 渃 thay vì quốc/cuốc.

吒 cha

治 trị (cũng là âm HV)

旦 đến (âm HV là đán). Các bản KLC Đàng Trong cùng thời ghi đến bằng điển HV 典.

o

𠳐 vâng - các bản Nôm khác thường dùng chữ bang 邦 (tương quan b - v).

意 ý (cũng là âm HV)

吒 cha

𠁑 dưới - gồm chữ đái HV 帶 hợp với chữ hạ 下 (đái > *đưới > dưới qua khuynh hướng biến âm đ - d)

坦 đất - âm HV là thản (*đản - đất) - liên hệ của phụ âm cuối -n và -t rất đáng chú ý.

o

平 bằng (Philiphê Bỉnh ghi là bg` hay là bằng) - âm HV là bình/biền. Các bản Nôm sau này dùng bằng HV 朋, không phù hợp với nghĩa nguyên thủy! Vào TK 17, chữ 平 có thể đọc là bằng (Cao Bằng/Đàng Ngoài) hay bình (Quảng Bình/Đàng Trong). Các bản KLC đầu tiên (de Rhodes chép lại) cho thấy dạng bằng, đây là một khuyết điểm của chữ Nôm vì không cho cách đọc chính xác: td. chữ 刀 có thể đọc là đao hay dao, chữ 主 có thể là chủ hay chúa...

連 trên - âm HV 連 là liên

𡗶 trời

丕 vậy (âm HV là phi)

o

眾 chúng (cũng là âm HV)

碎 tôi - âm HV là toái

吀 xin - thành phần HT là thiên 天 ~ *siên/xiên - xin qua khuynh hướng biến ân s/x - t/th) so với một dạng chữ Nôm cổ hơn dùng chân 嗔 (~ xin) qua khuynh hướng biến âm ch-x/s (chung - xung, chặc - xắt, chàm > xám ...) như trong Phật Thuyết Đại báo phụ mẫu ân trọng Kinh, Thiên Nam Ngữ Lục …v.v..

吒 cha

o

𣈙 rày - thành phần HT là lê HV 例 viết dưới chữ nhật HV 日 chỉ nghĩa

朱 cho (âm HV là chu)

眾 chúng (cũng là âm HV)

碎 tôi - âm HV là toái

o

恒 hằng (cũng là âm HV)

㝵 ngày 

用 dụng (dùng) - cũng là âm HV

堵 đủ (âm HV là đổ)

o

麻 mà (ma là âm HV). Các bản KLC Đàng Trong cùng thời ghi là ba HV 吧 (đọc là và, âm HV là ba).

赦 tha (xá là âm HV) - phụ âm đầu th- của tha thể hiện khuynh hướng biến âm s/x - th

女 nợ (âm HV là nữ)

眾 chúng (cũng là âm HV)

碎 tôi - âm HV là toái

o

平 bằng (Philiphê Bỉnh ghi là bg` hay là bằng) - âm HV là bình/biền

眾 chúng (cũng là âm HV)

碎 tôi - âm HV là toái

拱 cũng (âm HV là củng)

赦 tha (xá là âm HV) - phụ âm đầu th- của tha thể hiện khuynh hướng biến âm s/x - th

o

几 kẻ (âm HV là kỉ)

固 có (âm HV là cố)

女 nợ (âm HV là nữ)

眾 chúng (cũng là âm HV)

碎 tôi - âm HV là toái

丕 vậy (âm HV là phi) - chữ này được thêm vào dòng bên phải

o

吀 xin - các bản Nôm khác thường dùng lại thay vì xin (lại HV 吏).

渚 chớ (âm HV là chử)

底 để (cũng là âm HV)

眾 chúng (cũng là âm HV)

碎 tôi - âm HV là toái

o

沙 sa (cũng là âm HV)

蒸 chưng (cũng là âm HV) - xuất hiện 2 lần trong bản KLC này. Chưng có thể dùng làm một chỉ số (indicator) cho thấy thời gian xuất hiện của văn bản, td. bản KLC năm 1632 có 4 chữ chưng so với bản KLC vào cuối TK 18, đầu TK 19 dùng 2 chữ chưng (Đàng Ngoài) so với cùng thời kì thì Đàng Trong không dùng chưng cho đến ngày nay thì hoàn toàn không dùng chưng nữa (năm 2022).

感 cám (âm HV là cảm)

𠴗 dỗ - thành phần HT là 杜 đỗ HV: đỗ > dỗ qua biến âm đ – d. Các bản Nôm gần đây dùng chữ dụ HV 誘 (dụ ~ dỗ).

o

卞 bèn (âm HV là biện)

助 chữa (âm HV là trợ)

眾 chúng (cũng là âm HV)

碎 tôi - âm HV là toái

蒸 chưng (cũng là âm HV). Các bản KLC Đàng Trong cùng thời với LM Philiphê Bỉnh không thấy dùng chưng nữa.

事 sự (cũng là âm HV)

與 dữ (cũng là âm HV) - viết nhanh là 与

亜 a (âm HV là á) - kí âm lời nguyện kết thúc amen (xem chữ miên bên dưới) để tuyên xưng đức tin, mong cho được như vậy... Các bản Nôm của LM Maiorica dùng a/á 阿, cũng như các bản KLC Đàng Trong cùng thời với LM Philiphê Bỉnh.

綿 men (âm HV là miên) - amen có gốc là tiếng Do Thái 'āmēn nghĩa là sự thật. Có thời gian tiếng Việt từng dùng chớ gì (chữ Nôm là 渚之 chử chi HV) để dịch chữ amen, nhưng cách dịch này không thấy thông dụng nữa so với cách dùng trực tiếp amen.


 Trích từ Sách Các Phép (LM Halario de Jesu)

 

 

Bên trên là tài liệu giáo sĩ Joseph Morrone  chép lại cho thấy cách dùng Kinh Thiên Chúa (giống như Philiphê Bỉnh): "Con phải đọc một ngày ba Kinh Thiên Chúa, cho đủ mười ngày" và "bèn chữa chúng tôi chưng sự dữ".                                     (còn nữa)


Powered by Froala Editor