Viện phương đông

2 năm trước

“Tiếng Việt từ TK 17: cách dùng đã, đã đã, nên tật, đã tật” (phần 34) kỳ 3 Nguyễn Cung Thông

Các tài liệu sau thời Béhaine bắt đầu dùng cùng chẳng đãcực chẳng đã, thời Việt Nam Tự Điển (Hội Khai Trí Tiến Đức khởi thảo 1932/1954) thì rất ít thấy dùng cùng chẳng đã cho đến ngày nay (chú ý: "Việt Nam Tự Điển" của tác giả Lê Văn Đức/Lê Ngọc Trụ có ghi cùng chẳng đã -

Powered by Froala Editor

  “Tiếng Việt từ TK 17: cách dùng đã, đã đã, nên tật, đã                tật” (phần 34)                kỳ 3

                                                                                                             Nguyễn Cung Thông

3. Hệ luận của nét nghĩa đã (~ khỏi, xong)

3.1 Cùng chẳng đã - thời LM Béhaine (1772/1773) đã có và viết bằng chữ Nôm là 窮庄㐌, hàm ý không thể làm khác hơn được, tới cùng đường (thế) mà chẳng xong (đã). Mục cùng chẳng đã đứng ngay sau các mục cùng đàng, cùng thế cho thấy rõ ý của cách nói này[1]. Vào thời VBL thì cũng khá phổ thông qua các cách dùng như vô cùng, chẳng cùng[2], có cùng (có giới hạn) ... Tuy nhiên, có lẽ vì cách dùng cùng cực 窮極 (tận cùng, hết sức) và khuynh hướng nói gọn hơn (nhanh hơn) nên trong tự điển La Tinh Việt (Taberd/1838) ông đã ghi thêm dạng cực chẳng đã. Trong mục incitae/L, ông ghi cùng thế tương đương với cùng chẳng đã (ad incitas reductus, tới mức cùng hay không còn cách nào khác) - xem hình chụp bên dưới

Taberd (1838) 

 Taberd (1838) 

Các tài liệu sau thời Béhaine bắt đầu dùng cùng chẳng đãcực chẳng đã, thời Việt Nam Tự Điển (Hội Khai Trí Tiến Đức khởi thảo 1932/1954) thì rất ít thấy dùng cùng chẳng đã cho đến ngày nay (chú ý: "Việt Nam Tự Điển" của tác giả Lê Văn Đức/Lê Ngọc Trụ có ghi cùng chẳng đã - xem thêm phụ chú 10).

3.2 Thuốc đắng đã tật

[1] Tiếng Trung (Quốc) có các thành ngữ bốn chữ tương đương như 無可奈何 vô khả nại hà, 莫可奈何 mạc khả nại hà, 無可如何 vô khả như hà, 無計奈何 vô kế nại hà, 迫不得已 bách bất đắc dĩ (hiện diện từ thời Hán Thư trong Vương Mãng Truyện, tiếng Việt thường dùng dạng "bất đắc dĩ").

[2] TCTGKM trang 23 "bởi sự có cùng thì ta sang sự chẳng cùng", VBL trang 146 "có cùng", PGTN trang 8, 39 "cho ngày sau chúng tôi được sống lâu vô cùng ... ĐCT có phép vô cùng mà chớ ..."…v.v…

-----------------------------   

[1] Tiếng Trung (Quốc) có các thành ngữ bốn chữ tương đương như 無可奈何 vô khả nại hà, 莫可奈何 mạc khả nại hà, 無可如何 vô khả như hà, 無計奈何 vô kế nại hà, 迫不得已 bách bất đắc dĩ (hiện diện từ thời Hán Thư trong Vương Mãng Truyện, tiếng Việt thường dùng dạng "bất đắc dĩ").

[1] TCTGKM trang 23 "bởi sự có cùng thì ta sang sự chẳng cùng", VBL trang 146 "có cùng", PGTN trang 8, 39 "cho ngày sau chúng tôi được sống lâu vô cùng ... ĐCT có phép vô cùng mà chớ ..."…v.v…

Câu nói "thuốc đắng đã tật, lời thật mất lòng" ít nhất đã có mặt từ thời LM Béhaine (1772/1773), để ý động từ đã (chữ Nôm 㐌) và tật 疾 trong hình chụp bên dưới:

Tự điển Béhaine (1772/1773) - tự điển Taberd chép lại hoàn toàn mục ‘đắng’.

Tục ngữ trên có nhiều dị bản: (a) thuốc đắng tật, lời thật mất lòng; (b) thuốc đắng giã tật, lời thật mất lòng; (c) thuốc đắng tật; (d) thuốc đắng đả (đả dấu hỏi) tật; (e) thuốc đắng dã tật, nói thật mất lòng; (f) thuốc đắng tật, sự thật mất lòng ...v.v... Các tài liệu như tự điển Béhaine (1772/1773), Taberd (1838), Theurel (1877), Génibrel (1898), Huỳnh Tịnh Của (1895) cho đến Việt Nam Tự Điển[1] (1932/1954), Gustav Hue (1937) đều ghi là "thuốc đắng đã tật", Bonet (1899) ghi "đã bệnh" nghĩa là khỏi hay hết bệnh. Vài thành ngữ hay tục ngữ khác trong tiếng Việt cũng cho thấy nét nghĩa khỏi (hết) bệnh như "đau chóng, đã chầy", "khó muốn giàu, đau muốn đã" (Việt Nam Tự Điển, sđd). Nên nhắc lại ở đây là cách dùng "đã tật" (khỏi bệnh) đã hiện diện ít nhất từ năm 1651 khi PGTN ra đời. Khuynh hướng biến âm đ - d giải thích phần nào khả năng đã trở thành dã, giã như đao - dao, kín đáo - kín dáo (VBL), động - dộng, (thợ) đào -dào, (cây) đa - da, đêu - dêu (Deus, Thượng Đế), đã - dã (giã, rã) ... Xem thêm chi tiết về tương quan đ - d trong bài viết “Tiếng Việt từ TK 17: thợ dào, thợ rèn, thợ máy … dộng chúa (phần 30)" cùng tác giả (NCT). Sáu dị bản trên đều có thể giải thích được, tuy nhiên không phù hợp với nghĩa nguyên thủy và không có 'văn bản' minh chứng. Dị bản (f) là thường gặp hơn hết "thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng": dã là làm cho bớt hay giảm đi (td. dã rượu, dã độc) nhưng không cân xứng với câu sau là "sự thật mất lòng", mất là làm cho biến đi hay không còn hiện diện nữa. Dã bệnh chỉ làm cho bệnh tình nhẹ đi chứ không hoàn toàn biến mất. Ngoài ra dã viết bằng chữ Nôm là chữ tả 瀉 hoàn toàn không có văn bản để dẫn chứng so với chữ đã 㐌. Cũng có một số giải thích bằng dạng giã (giã nát ra, làm tan nát chứng bệnh), tuy nhiên cách dùng này không thấy trong văn bản; ngoài ra nếu giã hàm ý giã biệt/từ giã rời (khỏi) bệnh thì cũng khó hiểu vì bệnh tật thì có gì lưu luyến để mà từ giã như một liên hệ thâm giao. Nếu dùng rã hay đả (đả HV hàm ý đánh cho bệnh tật tiêu tan đi) thì cũng không thấy văn bản nào dùng để minh chứng. Dị bản (e) có các khác biệt là dã thay vì đã, nói thay vì lời[2]: động từ nói không cân xứng với danh từ thuốc của câu trước. Đắng là tính từ đối rất chỉnh với thật cũng là một tính từ, còn thuốc và lời (~ câu văn) đều là danh từ - thuốc đắng thì cân xứng với lời thật vì đều nằm trong phạm trù cụ thể và ta luôn nếm hay nghe/nắm bắt được.

[1] Thuốc đắng đã tật cũng được ghi trong "Việt Nam Tự Điển" Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ (hiệu đính) - nhà sách Khai Trí xuất bản (Sài Gòn, 1970). Trước năm 1975, sách này và Việt Nam Tự Điển (Hội Khai Trí Tiến Đức) là hai tự điển chính thường được tham khảo trong miền Nam VN.

[2] Tham khảo dị bản (e) "thuốc đắng tật, nói thật mất lòng" trên báo Sự thật số 109, ra ngày 15 tháng 4 năm 1949 trong bài “Thuốc đắng dã tật, nói thật mất lòng” của tác giả L.T (~ Hồ Chí Minh) - xem trang này chẳng hạn https://www.youtube.com/watch?v=ldaD3lXo8BM hay https://sv.ctvc.edu.vn/loi-bac-ho-day-thuoc-dang-da-tat-noi-that-mat-long/ …v.v…

------------------------------------   

[1] Thuốc đắng đã tật cũng được ghi trong "Việt Nam Tự Điển" Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ (hiệu đính) - nhà sách Khai Trí xuất bản (Sài Gòn, 1970). Trước năm 1975, sách này và Việt Nam Tự Điển (Hội Khai Trí Tiến Đức) là hai tự điển chính thường được tham khảo trong miền Nam VN.

[1] Tham khảo dị bản (e) "thuốc đắng tật, nói thật mất lòng" trên báo Sự thật số 109, ra ngày 15 tháng 4 năm 1949 trong bài “Thuốc đắng dã tật, nói thật mất lòng” của tác giả L.T (~ Hồ Chí Minh) - xem trang này chẳng hạn https://www.youtube.com/watch?v=ldaD3lXo8BM hay https://sv.ctvc.edu.vn/loi-bac-ho-day-thuoc-dang-da-tat-noi-that-mat-long/ …v.v…

Cũng nên ghi lại ở đây là vào thời LM Béhaine (Đàng Trong) dùng đã bịnh thì Philiphê Bỉnh (Đàng Ngoài) cũng dùng động từ đã bệnh (hết bệnh) - hình sau chụp từ Sách Sổ Sang Chép Các Việc trang 71. Để ý trong đoạn văn ở dưới, LM Bỉnh dùng các câu HV "độc dược khổ khẩu" và "trung ngôn nghịch nhĩ", có lẽ trích từ tài liệu Hán cổ đại như trong Khổng Tử Gia Ngữ mà học giả Vương Túc (195 – 256) phát hiện và biên soạn lại. Trích ra từ Lục Bổn 良藥苦於口而 利於病 忠言逆於耳而利於行 lương dược khổ ư khẩu nhi lợi ư bệnh, trung ngôn nghịch ư nhĩ nhi lợi ư hành (tạm dịch/NCT thuốc tốt thì đắng miệng/khó uống nhưng chữa được bệnh, lời ngay/thật thì nghịch/chói tai nhưng lại được/xong việc).

Trong tự điển Việt - La Tinh (1977), Theurel ghi rõ là đã bệnhđã tật là tương đương[1] (id. viết tắt của chữ La Tinh idem, nghĩa là giống nhau, tương đương); sanari nghĩa là đã được chữa lành (< động từ L sano = chữa, chữa lấy, làm cho lành, làm cho đã theo Taberd). 

đã bệnh = đã tật (Theurel/1877)

Tóm lại, đã từng có nghĩa là hết/khỏi/lành bệnh từ thời VBL cũng như tật dùng để chỉ bệnh. Trong các tài liệu bằng chữ Nôm và chữ quốc ngữ (td. VBL, PGTN, các thư viết tay) cho thấy nên tật hay phải tật nghĩa là bị hay mắc bệnh trong tiếng Việt hiện đại. Do đó đã tật là (chữa) hết bệnh và đã đã là đã hết bệnh. Một hệ luận trực tiếp từ các dữ kiện này là ta có thể hiểu được rành rẽ câu nói[2] "thuốc đắng đã tật, lời thật mất lòng". Các dị bản từ câu trên phản ánh tư duy và ngôn ngữ thay đổi trong vòng bốn thế kỷ nay: khuynh hướng biến âm đ - d, các âm và nét nghĩa gần nhau của lành bệnh so với đỡ hay bớt bệnh (dã bệnh, giảm hay rã bệnh, đả hay "đánh" cho bệnh bớt đi). Hi vọng bài viết này gợi ý cho người đọc tìm hiểu sâu xa hơn về hiện tượng thay đổi ngôn ngữ thú vị này. Câu nói "nghèo sinh bệnh, giàu sinh tật" sẽ làm cho người VN ngỡ ngàng khi phát ngôn vào TK 17, và ngược lại người VN vào TK 21 cảm thấy lạ lùng với câu hỏi "con tao đã giờ nào?" (KNLMPS trang 107) khi tao từng là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất dùng một cách rất lịch sự và đã là khỏi/hết bệnh!

4. Tài liệu tham khảo chính

1) Pigneau de Béhaine (1772/1773) - Bá Đa Lộc Bỉ Nhu "Dictionarium Annamitico-Latinum" Dịch và giới thiệu bởi Nguyễn Khắc Xuyên, NXB Trẻ (Thành Phố HCM - 1999).

2) Philiphê Bỉnh (1822) "Sách Sổ Sang Chép Các Việc" NXB Viện Đại Học Đà Lạt, 1968.

                             (1822) "Phép Giảng Tám Ngày", "Truyện nước Anam Đàng trong quyển nhị" … Các tài liệu viết tay của chính tác giả còn lưu trữ trong thư viện tòa thánh La Mã.

3) Huỳnh Tịnh Của (1895/1896) "Đại Nam Quấc Âm Tự Vị" Tome I, II - Imprimerie REY, CURIOL & Cie, 4 rue d'Adran (SaiGon).

4) J. F. M. Génibrel (1898) "Dictionnaire annamite français" Imprimerie de la Mission à Tân Định (SaiGon).

                                     (1906) "Petit dictionnaire annamite français" Imprimerie de la Mission à Tân Định (SaiGon).

5) Nguyễn Đình Hiền (2017) "TÌM HIỂU THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TIẾNG VIỆT DƯỚI GÓC NHÌN CỦA QUY LUẬT VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN" đăng trong Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 1 (2018) 91-105.

6) Nguyễn Quang Hồng (2015) "Tự điển chữ Nôm dẫn giải" Tập 1 và 2 - NXB Khoa Học Xã Hội/Hội Bảo Tồn Di Sản Chữ Nôm (Hà Nội).

7) Gustave Hue (1937) "Dictionnaire annamite-chinois-français" Imprimerie Trung-hoà - NXB Khai Trí (Sài Gòn) in lại năm 1971 theo bản gốc năm 1937

8) Giêrônimô Maiorica (thế kỷ XVII) "Mùa Ăn Chay Cả", "Thiên Chúa Thánh Mẫu - Quyển thượng", "Thiên Chúa Thánh Mẫu - Quyển trung", "Đức Chúa Giê-Su - Quyển chi cửu & Quyển chi thập" (ĐCGS), "Thiên Chúa Thánh Giáo Hối Tội Kinh", “Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông” (TCTGKM), "Kinh Những Ngày Lễ Phục Sinh - Quyển thứ ba", “Các Thánh Truyện” (CTTr) từ tháng giêng đến tháng mười hai. Sách lưu hành nội bộ (năm xuất bản 2002/2003, LM Nguyễn Hưng).

9) Alexandre de Rhodes (1651) "Phép Giảng Tám Ngày" - Tủ Sách Đại Kết in lại từ Tinh Việt Văn Đoàn (1961 - Sài Gòn) với phần giới thiệu của tác giả Nguyễn Khắc Xuyên.

                                     (1651) “Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum” thường gọi là từ điển Việt-Bồ-La; bản dịch của Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính - NXB Khoa Học Xã Hội, Thành Phố HCM (1991).

                                    “Tường Trình về Đàng Trong 1645” bản dịch của Hồng Nhuệ, NXB Ánh Sáng Publishing, Escondido (California/Mỹ, 1994?).

                                    "Lịch sử Vương Quốc Đàng Ngoài từ 1627 tới năm 1646" dịch giả Nguyễn Khắc Xuyên - Tủ sách Đại Kết, Thành phố HCM (1994).

10) Jean Louis Taberd (1838) - tên Việt là cố Từ - "Dictionarium Annamitico-Latinum" Serampore (Bengale).

11) J. S. Theurel (1877) "Dictionarum Anamitico-Latinum" LM Theurel ghi nhận LM Taberd khởi thảo và ông cố tình ‘bổ sung’ ngay trong cách giới thiệu trang đầu, (td. hàm ý các cách dùng Đàng Ngoài khác với Đàng Trong/NCT) - Ninh Phú (Đàng Ngoài).

12) Nguyễn Cung Thông (2021) “Tiếng Việt từ TK 17: thợ dào, thợ rèn, thợ máy … dộng chúa (phần 30)" (NCT: đặc biệt về tương quan đ - d như đao dao, đã dã ...) có thể tham khảo toàn bài trên trang này chẳng hạn https://nghiencuulichsu.com/2021/06/17/tieng-viet-tu-tk-17-tho-dao-tho-ren-tho-may-dong-chua-phan-30/ …v.v…

                                    (2019) "Tiếng Việt thời LM de Rhodes - vài nhận xét về cách dùng thì hiện tại/tương lai/quá khứ (phần 16)" có thể đọc toàn bài trên trang này http://www.daophatngaynay.com/vn/tin-tuc/trong-nuoc/28529-tieng-viet-thoi-lm-de-rhodes-vai-nhan-xet-ve-cach-dung-thi-hien-tai-tuong-lai-qua-khu-phan-16.html ...v.v...

                                    (2020) "Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes - từ nhà thương đến nhà thương xót và nhà tình thương, bệnh viện (phần 25)" có thể xem toàn bài trên trang này chẳng hạn https://cvdvn.net/2020/10/07/tieng-viet-tu-thoi-lm-de-rhodes-tu-nha-thuong-den-nha-thuong-xot-va-nha-tinh-thuong-benh-vien-phan-25/

13) Pierre-Gabriel Vallot (1898) "Dictionnaire franco-tonkinois illustré" NXB F.H. Schneider (Hà Nội).

                                          (1905) "Grammaire Annamite à l’Usage Des Français de l’Annam Et Du Tonkin" Imprimeur-Éditeur F. H. Schneider, HaNoi.

[1] Trước đó Béhaine (1772/1773) và Taberd (1838) ghi đã bênh là convalescere (lành bệnh) còn đã tật là e morbo evadere (khỏi bệnh), để ý là trong tự điển La Tinh - Việt (1838) thì Taberd cũng ghi convalesco/convalescere là đã bịnh, lành đã, thuyên, an thuyên ...

[2] So với thành ngữ HV bốn chữ 药苦口 lương dược khổ khẩu, tiếng Nhật cũng có thành ngữ 良薬は口に苦しhay tiếng Hàn 좋은 약은 입에 쓰다 đều hàm ý thuốc tốt thì đắng miệng … Có thể xem bài viết về một nguồn gốc vào buổi đầu thời nhà Hán (thời Lưu Bang/Phàn Khoái/Trương Lương) liên hệ đến các câu này trên trang này chẳng hạn https://tinhhoa.in/nguon-goc-cau-thanh-ngu-thuoc-dang-da-tat-su-that-mat-long.html ...v.v... Điều đáng chú ý là VBL ghi các mục sau đây riêng biệt: thuốc, đắng, khổ (đắng), khẩu, miệng, đã, tật, lành, khỏi, hết - điều này cho thấy khả năng rất cao là câu nói thuốc đắng đã tật đã hiện diện hay hoàn toàn không khó hiểu (như trong tiếng Việt bây giờ) vào thời LM de Rhodes.

                                                                                    hết                                

Powered by Froala Editor