Viện phương đông

3 năm trước

Tiểu thuyết "Quái nhân" , Nxb Hội Nhà văn - Hữu Đạt

(4)  Nhưng từ ngày Hàm làm nghiên cứu sinh, anh bù đầu vào công việc học hành và viết luận án, chẳng còn có thời gian để viết bài hoặc làm thơ nữa. Tất cả mọi khoản chi phí chỉ trông chờ vào đồng lương của hai vợ chồng và khoản làm thêm của Y Linh. Gia đình anh rơi vào tình trạng khủng hoảng. Y Linh mỗi năm một gầy đi. Cô phải căng ra chống đỡ mọi biến cố xảy đến. Khi thì hết tiền ăn. Lúc không còn một xu dính túi để đóng học phí cho thẳng nhỏ. Đó là chưa kể đứa con thứ hai của Hàm lại ốm yếu, một năm phải đôi lần vào viện. Từ cuộc sống lãng mạn, hai vợ chồng Hàm rơi gần xuống cái đáy của hiện thực thế thảm. Họ bắt đầu cãi vã nhau những chuyện vô cớ.Y Linh đôi lúc đem cái sự học hành của chồng ra làm câu chuyện đàm tiếu hàng ngày. Có lúc cô gọi cái học vị Phó tiến sĩ của Hàm là “phá tài sản’. Hàm không biết nói gì chỉ nín nhịn. Nhưng càng nín nhịn thì con người Hàm càng trở nên u uất. Anh trở nên ít giao tiếp với vợ con. Đến cơ quan hay đến trường thì chớ, hễ về nhà thì Hàm lại ngồi lỳ bên bàn viết. Trước mặt Hàm là một đống ngồn ngộn các tài liệu với những con số dằng dặc và các nét gạch xóa. Lắm lúc Hàm như u mê đi. Có ngày đã quá nửa đêm, cả nhà đang ngủ say trong giấc nồng thì Y Linh bỗng thức dậy vì tiếng hét của chồng: “Tuyệt! Ba ba, thuồng luồng, buồn buồn, bìm bịp…”Y Linh phát hoảng, bật dậy. Cô trèo lên gác xép và sờ tay vào trán chồng. 

- Anh bị hâm mất rồi – Cô buồn nản lắc đầu.

Powered by Froala Editor

        (4)

Lê Hàm về đến nhà thì trời đã quá trưa. Vợ anh và hai đứa trẻ đợi lâu quá nên đã ăn cơm trước. Thấy anh, người vợ liền hỏi:

- Thày trò anh bàn luận những gì mà lâu thế?

Đang trong lúc buồn bực, Lê Hàm sẵng giọng:

- Nào có bàn luận gì. Chờ đợi hàng tiếng ông ấy mới ở cơ quan về. Cuối cùng, lại không tìm thầy tài liệu.

Người đàn bà nhìn chồng thương xót:

- Thầy bà gì mà mười lần hẹn chín lần lỡ như thế? Làm luận án phó tiến sĩ như vậy có mà trời đày.

Lê Hàm dựng xe vào chỗ phi nước rồi khóa lại. Sau đó anh đeo cái túi vải lủng lẳng vào nhà. Gọi là nhà, nhưng đó chỉ là căn phòng tập thể anh được Viện nghiên cứu phân cho từ mấy năm trước. Nó rộng chừng 12 mét vuông. Phía dưới kê một chiếc giường đôi, một cái chạn bát và một cái bàn học. Đó là nơi ngồi học của hai đứa trẻ. Phía trên là cái gác xép nhỏ, lát ván, bề ngang rộng bằng chiếc giường cá nhân, là chỗ ngủ của Hàm. Đầu phía ngoài treo một bức tranh vải, vẽ cảnh thiên nhiên. Đầu phía trong treo lơ lửng một cái giá gỗ. Nó là cái bàn viết của nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc. Hàm làm thơ ở đấy và viết luận án Phó tiến sĩ cũng ở đấy. Cách đó một chút, có một chiếc bàn gỗ treo ngược. Đây là chiếc bàn ỗ hình chữ nhật, tiêu chuẩn phân phối của Hàm mà Viện cấp cho, nhưng nhà chật không có chỗ để. Thế là Hàm đành treo ngược nó lên, biến nó thành chỗ cất chăn bông vào mùa hè và nơi để những quyển sách cũ. Vì nó là chỗ tối nhất của căn phòng nên đây đồng thời cũng là câu lạc bộ của lũ chuột. Cứ tối đến, không biết từ đâu, bọn chuột nhắt tập trung một lũ kéo về. Chúng đú đởn, ghẹo nhau kêu chí chóe, rồi cao hứng nhảy ton tót lên cả chỗ bàn viết của Hàm. Đôi lúc chúng còn ngẫu hứng gửi lại nơi đây một vài viên phân nhỏ hay một chút nước giải cay nồng. Chính vì thế, cả vùng không gian chỗ này là một thứ mùi rất khó chịu. Mùi phân chuột, phân dán, mùi giấy mới của những cuốn sách mới ra lò. Lại có cả mùi mồ hôi của ông chủ và mùi thuốc lá rẻ tiền nữa.

 Là một nghiên cứu sinh lớn tuổi nhất lớp, nhà lại nghèo, Hàm thường phải nhịn đói chứ không có tiền để ăn lót dạ vào trước giờ học. Vì thế, sau giờ tan ca tối, Hàm thường đói mèm. Có ngày mệt lử, Hàm đạp xe về nhà chỉ nhanh hơn một chút so với đi bộ. Y Linh thương chồng lắm, nhưng không biết làm gì để động viên ngoài những lời nói suông. Đất nước vừa xóa bao cấp xong, thị trường nhanh chóng tăng vọt. Đồng lương cán bộ Nhà nước chi tiêu tằn tiện lắm cũng chỉ được hơn hai mươi ngày. May là Y Linh làm việc ở Công ty Than, một cái công ty nghe xấu xí, đen đủi nhưng lại có tiền. Bao nhiêu tiền thu nhập thêm, Y Linh đều dồn cho việc chăm sóc đứa con đầu lòng và việc học hành của chồng. Tiếng là cơ quan cấp tiền cho đi học, nhưng sau một khóa nghiên cứu sinh, tiền cá nhân đổ vào đó không ít. Vì rằng, việc cơ quan cấp phí thì chỉ đủ cho cái khoản tiền chính ngạch, đó là tiền học phí. Còn tiền ngoại ngạch thì lại đủ các thứ bà dằn. Nào là tiền mua sách, tiền copy tài liệu, tiền quĩ lớp, tiền đi thầy…Hàm là lính, lại nghèo, tuy chẳng dám liều mạng như các nghiên cứu sinh khác, có thể biếu thầy những chai rượu quí hay chiếc áo hộp, nhưng chí ít ngày Tết, ngày lễ cũng mua đến tặng thầy bó hoa. Bó hoa với người khác chỉ là thứ tiêu vặt, nhưng với Hàm lại là cả một vấn đề. Bởi vì, người Việt Nam vốn xa xỉ, hoa cứ mỗi lúc một đắt lên. Có lúc, một bó hoa có thể bằng nửa tháng tiền học phí của con. Lúc Hàm chưa thi nghiên cứu sinh, tình cảnh gia đình tuy nghèo nhưng chưa đến nỗi. Bởi vì, ngoài đồng lương hàng tháng, Hàm còn có thu nhập thêm, khi thì nhuận bút của một bài nghiên cứu, lúc thì nhuận bút bài thơ…thứ thu nhập trí thức tuy rẻ mạt, nhưng cũng có vai trò làm cho việc chi tiêu trong nhà đỡ căng thẳng. Nhưng từ ngày Hàm làm nghiên cứu sinh, anh bù đầu vào công việc học hành và viết luận án, chẳng còn có thời gian để viết bài hoặc làm thơ nữa. Tất cả mọi khoản chi phí chỉ trông chờ vào đồng lương của hai vợ chồng và khoản làm thêm của Y Linh. Gia đình anh rơi vào tình trạng khủng hoảng. Y Linh mỗi năm một gầy đi. Cô phải căng ra chống đỡ mọi biến cố xảy đến. Khi thì hết tiền ăn. Lúc không còn một xu dính túi để đóng học phí cho thẳng nhỏ. Đó là chưa kể đứa con thứ hai của Hàm lại ốm yếu, một năm phải đôi lần vào viện. Từ cuộc sống lãng mạn, hai vợ chồng Hàm rơi gần xuống cái đáy của hiện thực thế thảm. Họ bắt đầu cãi vã nhau những chuyện vô cớ.Y Linh đôi lúc đem cái sự học hành của chồng ra làm câu chuyện đàm tiếu hàng ngày. Có lúc cô gọi cái học vị Phó tiến sĩ của Hàm là “phá tài sản’. Hàm không biết nói gì chỉ nín nhịn. Nhưng càng nín nhịn thì con người Hàm càng trở nên u uất. Anh trở nên ít giao tiếp với vợ con. Đến cơ quan hay đến trường thì chớ, hễ về nhà thì Hàm lại ngồi lỳ bên bàn viết. Trước mặt Hàm là một đống ngồn ngộn các tài liệu với những con số dằng dặc và các nét gạch xóa. Lắm lúc Hàm như u mê đi. Có ngày đã quá nửa đêm, cả nhà đang ngủ say trong giấc nồng thì Y Linh bỗng thức dậy vì tiếng hét của chồng: “Tuyệt! Ba ba, thuồng luồng, buồn buồn, bìm bịp…”Y Linh phát hoảng, bật dậy. Cô trèo lên gác xép và sờ tay vào trán chồng. 

- Anh bị hâm mất rồi – Cô buồn nản lắc đầu.

Hàm mỉm cười. Tâm trí như còn đang trên mây, anh ôm choàng lấy vợ và xiết mạnh hai cánh tay mình lên thân hình mảnh dẻ của người phụ nữ. Đã lâu lắm rồi Y Linh mới được chồng dành cho mình một cái hôn nồng nàn như thế. Nước mắt Y Linh tự nhiên ứa ra. Hàm mủi lòng:

- Anh thật có lỗi.

Y Linh nói trong nước mắt:

- Nhiều lúc em nghĩ, anh không còn là chồng em. Anh chỉ như một người cùng sống trong phòng tập thể.

Hàm hiểu nỗi lòng của vợ, nhưng anh không biết giải thích ra sao. Cuộc sống vật chất đã nghèo nàn, cuộc sống tinh thần giữa hai người lại càng thêm tù túng. Lâu lắm rồi hai người không có tiền để về quê. Chủ nhật, ngày nghỉ, vợ chồng cũng không bố trí cho các con đi chơi công viên hay nhà hát vì Hàm còn phải đi thầy. Khốn nỗi, người thầy của Hàm lại ham hố làm lãnh đạo nên công việc chuyên môn xem ra rất ít chú ý. Nhiều vấn đề hôm nay Hàm được lĩnh hội kiểu này, đến hôm sau lại được lĩnh hội kiểu khác, cuối cùng không biết phải xử lý ra sao. Có những đoạn anh phải viết đi viết lại, nhưng càng viết càng sa lầy. Luận án chỉ còn hạn trong vài tháng nữa thôi, Hàm bắt đầu cuống lên và thực sự lo lắng.

Bây giờ, Y Linh nhìn chồng không giống như xưa. Ngày anh đi công tác ra Vùng Mỏ, đọc thơ, trông anh hào nhoáng bao nhiêu thì bây giờ trông anh nhếch nhác bấy nhiêu. Có lúc, Y Linh còn nhìn anh trong cảm giác rất thương hại.Một đêm, sau khi ân ái xong, Y Linh nói với chồng:

- Sao cùng quê với nhau, anh lại khổ thế mà ông Đốp lại sướng thế. Ông ấy chỉ hơn anh có một, hai tuổi mà lại là thầy anh, bằng cấp, nhà cửa đàng hoàng. Suốt cả thời chiến tranh ông ấy không biết khói súng là gì, còn anh thì ra sống vào chết, trận mạc liên miên…

Nghe vợ nói vậy, Hàm chỉ biết lặng đi. Rồi thở dài:

- Số trời đã định rồi.

- Hay anh bỏ quách cái Phó tiến sĩ đi. Chả phó thì đừng. Em nhe người ta nói rằng, Phó tiến sĩ cũng chỉ như phó cối thôi…

- Nhưng anh đã theo được quá nửa chặng đường.

- Quá nửa cũng chẳng tiếc.

Hàm im lặng. Thực tình cũng có lúc anh đã thấy chán nản, muốn vứt bỏ tất cả. Nhưng máu sĩ diện của người lính làm cho anh không thể đầu hàng. Thế thì nhục nhã quá.

Thấy chồng im lặng, người vợ lại rỉ rả:

- Giá như ông Đốp nhiệt tình và tận tâm với anh thì còn đỡ, đằng ...

Y Linh nói chưa hết câu, Hàm bực bõ:

- Nó là thằng thầy, nó có quyền làm thế. Lắm lúc anh cúng ức, nó chỉ hơn tuổi mình có chút xíu thôi, mà nó lại hành mình. Bản thảo của anh, nó bỏ hàng ba tháng không đọc. Nhưng gặp lần nào thì cũng vẫn một câu ngọt xớt “ông yên tâm, yên tâm”.

Y Linh như đã ngấm nỗi đau liền chửi đổng:

- Mẹ bố nó. Thầy với chả bà.

Hàm thấy vợ quá khích liền ngăn lại:

- Thôi, chửi người ta làm gì. Người ta là thầy mình.Với xã hội, người ta là một thần tượng. Mình chửi họ, thiên hạ lại chụp cho mình cái câu “ăn cháo đá bát”.

Y Linh nổi mặt đanh đá. Nàng lý sự:

- Thiên hạ, đứa nào mở miệng nói như thế là đại ngu, ngu hơn cả lợn. Thầy cũng có năm bảy hạng thầy.

- Nhưng người ta có câu: “ Không thầy đố mày làm nên”.

- Tất nhiên là như thế. Nhưng em thử hỏi, giả dụ, cái khoa của anh không có ông Đốp thì anh vẫn cứ tốt nghiệp, vẫn cứ làm Phó tiến sĩ kia mà. 

Y Linh vẫn đang trong cơn bức xúc, liền nói:

- Em cũng đã từng ngồi trên ghế nhà trường, em biết chứ. Có những ông thầy thật cao đạo, làm cho ta ngưỡng mộ thật sự. Nhưng cũng có những ông thầy thì nhỏ nhen, ti tiện lắm. Trò không làm vừa ý mình một cái là tìm mọi cách trả thù, có khi trả thù dai dẳng. Thế nhưng, nếu trò nói lên sự thật đó thì ông ta sẽ lớn tiếng la lên “ đúng là ăn cháo đái bát”. Em hỏi anh, thầy như thế có phải là thần tượng không? Nỗi buồn lớn nhất của chúng ta hiện nay là, mình phải tôn thờ những thần tượng giả. 

Hàm lúng túng không biết giải thích cho vợ thế nào. Anh chợt nhớ đến mấy câu thơ của một nhà thơ đã khuất: 

Xin đừng lấy gỗ mục sơn son làm thần tượng 

Không biết dơ những kẻ sống nịnh hầm

Được o bế, nhác lười trong suy nghĩ

Chỉ do ngu hay bụng dạ cũng tối tăm???

 

 

          Đúng hẹn, người bạn của Đốp đem tiền đến nhà. Lúc đó vừa chập tối, nên đường phố rất tấp nập. Vị khách phải chờ một lúc khá lâu mới thoát khỏi đoạn ách tắc chỗ ngã tư. Anh tắt máy xe rồi dựng chân chống. Chiếc xe máy kềnh càng như chiếm cả một nửa lối đi. Anh bấm chuông, lập tức từ sau cửa, một khuôn mặt quen thuộc nhòm qua lỗ khóa cửa. Giọng Đốp từ phía trong vang lên:

          - Lê Hải Kế đấy phải không?

          Vị khách giơ tay ra hiệu và nói:

          - Mình đây.

          - Hay lắm. Vào đi ông.

          Đốp mở cửa và đón khách vào nhà. Họ là hai người bạn cũ, nên không phải khách sáo. Kế vào đề luôn:

          - Theo đề nghị của ông, hôm nay tôi tạm đưa trước năm trăm triệu. Số tiền còn lại, sau vài ngày tôi sẽ thu xếp trả hết.

          Lê Hải Kế nói xong liền đặt những tập tiền toàn giấy hai trăm ngàn lên mặt bàn.

Đốp phấn khởi ra mặt. Anh nói như muốn giữ lại ít hơi trong cổ họng để khỏi phí sức:

          - Cảm ơn ông. Nghe nói, Nhà nước sắp cho in loại tiền mới, mệnh giá 500 ngàn đồng.

          Hải Kế gật đầu:

          - Có lẽ cũng phải thế. Cứ lạm phát thế này, nếu không có tiền mệnh giá loại đó thì mỗi khi mua nhà hay mua đất cũng phải dùng xe xích lô chở tiền đi mất.

          Đốp định cất tiền vào tủ, nhưng Hải Kế ngăn lại:

          - Ông đếm lại đi đã.

          Đốp xua tay:

          - Thôi khỏi cần. Tôi với ông lại không tin nhau nữa sao?

          Hải Kế lắc đầu, phản đối:

          - Không. Tình cảm là tình cảm. Tiền bạc là tiền bạc. Tiền bạc cứ phải phân minh ông ạ. Lỡ có sai sót nào đó, thì mang tiếng lẫn nhau. 

          Lần đầu tiên trong đời, Đốp được cầm trong tay nhiều tiền đến thế. Hai tay anh cứ run lên. Tiếng sột soạt của những đồng tiền mới như có một âm vang nào vô cùng huyền bí. Nó làm cho tim Đốp cứ đập thình thình.

          Thấy cử chỉ run run trên tay bạn, Hải Kế hỏi:

          - Ông chưa lần nào cầm trong tay số tiền nhiều như thế này à?

          Đốp lấy ngón tay trỏ quệt một cái qua môi rồi thọc ngón tay vào tập giấy, tách những đồng tiền ra, mồm lẩm nhẩm:

          - Bảy mươi, bảy mốt, bảy hai…

          Ý chừng thấy bạn mình lóng ngóng, Hải Kế liền nhún vai:

          - Dân đi Nga về mà lóng ngóng trong việc đếm tiền thì thật lạ.

          Hải Kế cầm một tập tiền lên, rồi hướng dẫn cho Đốp giống như một đạo diễn đang thị phạm cho diễn viên:

          - Đây, ông phải để tiền trong lòng bàn tay trái như thế này này. Rồi tay phải, lấy ngón trỏ bật một cái, ngón tay kia vê về phía sau.

          Vừa nói, tay Hải Kế vừa như múa trên tập giấy. Tiếng nổ tanh tách, đều đặn nhanh không khác gì tiếng thoi chạy khiến mặt Đốp cứ ngớ ra. Anh có cảm giác mình đang xem một pha biểu diễn nghệ thuật. Giọng tấm tắc, Đốp bình luận:

          -  Các ông đi Nga thời Cải tổ có khác. Thời bọn tôi sang Nga, vẫn còn Chủ nghĩa Xã hội nên ú ớ hơn các ông nhiều.

Sau lúc được thị phạm, Đốp tỏ ra đỡ lóng ngóng, anh đếm tiền đã nhanh hơn. Một lúc, mọi việc xong xuôi, Đốp vui vẻ:

- Đủ. Tôi đã nói là không cần phải đếm, nhưng ông cứ vẽ.

Hải Kế tươi cười:

- Như thế cho tôi yên tâm. Tiền bạc dễ hay làm mất tình người. Chỉ một chút sai sót có thể sinh ra nghi lỵ lẫn nhau.

Đốp cất tiền vào tủ rồi pha nước. Hai người bạn cũ lâu lắm mới lại có dịp hàn huyên. Đốp nhìn Hải Kế từ đầu đến chân, rồi đưa ra nhận xét:

- Ông nhiều tiền nhưng vẫn gầy lắm.

Hải Kế cười, phô hàm răng ám khói, mọc rất vô tổ chức trên hai bờ lợi to:

- Thì tôi có bao giờ béo đâu. Từ trước lúc đi Nga vẫn gầy. Sau khi ở Nga về càng gầy hơn.

Đốp ngắm nghía Hải Kế và bỗng bật cười. Hải Kế hỏi:

- Mặt tôi nhọ à ?

- Không.

  Đốp nói và bỗng nhớ lại câu chuyện Hải Kế tự giễu mình trong lần hội lớp. Dạo đó, đúng vào kỳ Hải Kế nghỉ phép từ Matxcơva về Hà Nội. Biết Hải Kế là dân “Đôm 5”, một cái tên nổi tiếng với những người Việt ở châu Âu, anh em mới đề nghị Hải Kế chiêu đãi một party trên du thuyền ở Hồ Tây. Trong lúc bia rượu phấn chấn, Hải Kế mới kể:

- Điều thú vị nhất của mình trong chuyến nghỉ phép lần này là được nghe nhận xét của con gái.

Mọi người giương mắt nhìn và chăm chú theo dõi cử chỉ của người bạn vừa hành quân từ xứ sở tuyết trắng trở về. Hải Kế thủng thẳng:

- Hôm qua mình nằm nghỉ trưa. Vừa lơ mơ thì nghe con gái hỏi “Bố ơi bố, sao bố lúc nào cũng cười? Cả ngày cười, đến lúc ngủ vẫn cười”.

Hải Kế nói xong mặt tỉnh bơ, khiến cả lũ cười lên sằng sặc. Điều làm cho cả bọn ngạc nhiên nhất là sự biến đổi trong tính cách của Hải Kế.

Thấy bạn cứ ngắm nghía mình, Kế hỏi:

- Ông thấy tôi gầy lắm à?

Đốp thành thật:

- Đúng là đít ông hơi hóp. Nhìn phía trước còn đỡ, nhìn phía sau thì thấy tệ hơn. Mông má như là đã đi sơ tán cả.

Hải Kế không hề tự ái câu nói của bạn. Cả hai cùng cười. 

So với Đốp, Kế không được đẹp trai, nhưng trông hiền hậu . Có thể nói, Kế có khuôn mặt khá đặc biệt. Càng nhìn thì càng dễ ưa. Còn Đốp thì ngược lại, mới nhìn sẽ thấy Đốp đẹp trai, rất trí thức. Nhưng càng nhìn lại càng thấy, sau cái vẻ trí thức ấy có một cái gì đó làm người ta ái ngại. Nó lạnh lạnh, nghiêm nghiêm. Nó gần gũi mà xa lạ.Nó giản dị mà kênh kiệu. Nó thân thiết mà nguy hiểm…nói chung đó là khuôn mặt khó tả. Vì sau ánh mắt nhìn của Đốp là một sự ẩn chứa những cái rất mơ hồ, những cái không định hình, khó nắm bắt. Ngay như lời nói, với người khác, có thể nghe tiếng của hơi đẩy mà đoán ra được tính cách, nhưng với Đốp, không bao giờ anh phát âm hết theo luồng hơi. Người đối thoại với anh thường chỉ thấy luồng hơi được phát ra nửa chừng, như được chẹn lại ở giữa. Đốp ít cười. Nếu cười, cũng không bao giờ cười thỏa mái. Ngay cả nụ cười ấy, cũng có cái gì đó như toan tính, như cân nhắc, đề phòng. Đốp và Kế là hai nét tính cách trái ngược nhau, nhưng họ lại chơi thân với nhau. Từ việc mua nhà,mua đất đến việc cơ quan, việc thiết kế, việc dạy học, không có việc gì là họ không thông báo cho nhau mỗi khi gặp mặt.

Sau lời bình luận của Đốp, Hải Kế nhìn bạn và giật mình phát hiện trên đầu Đốp có vài ba sợi bạc. Kế nói:

- Dạo này ông cũng hơi xanh đấy. Hình như từ ngày thành lập trường Đại học Tây Thành đô, ông có vẻ nhiều trăn trở, suy nghĩ.

Đốp thành thật:

- Đúng như thế. Thành lập trường mới xong, các khoa lớn, họ tranh thủ dịp này tách các bộ môn,  phát triển thành khoa. Riêng khoa Văn Chương của mình thì lùng nhùng quá. Các vị bên nhóm Văn Chương thì quá thủ cựu, vì phần lớn, cả đời họ chưa ra khỏi biên giới bao giờ. Còn bên mình, đi nhiều, nhưng lại thiếu thống nhất trong quan điểm. Do đó, bàn bạc, đấu tranh mãi mà vẫn chưa nên chuyện.

Hải Kế nghe bạn tâm sự, tỏ ra thông cảm, liền nhận xét:

- Dân văn chương các ông vốn phức tạp. Thời xưa, vụ Nhân văn Gia phẩm đã ầm ĩ một thời. Thầy đấu thầy.Trò đấu thầy, rồi trò đấu lẫn nhau làm cho văn đàn cũng bốc lửa. Dân kiến trúc chúng tôi thì hiền lành hơn nhiều. Chúng tôi thuần túy chỉ đi tìm cái đẹp. cái đẹp của bọn tôi nó thanh khiết qua cảm nhận bằng mắt, bằng sự nhạy cảm. Còn cái đẹp của văn chương…chà chà, rích rắc lắm. Nó liên quan đến quá nhiều vấn đề.

Nghe Hải Kế nói vậy, Đốp liền bày tỏ:

- Tiếng là ở khoa Văn Chương nhưng nghề của bọn mình chẳng liên quan gì đến văn chương cả. Riêng mình thì ghét các vị bên nhóm Văn Chương lắm. Thứ nhất là họ hay nói nhiều. Cuộc họp nào họ cũng phát biểu át cả các thầy của mình. Người lợi khẩu như giáo sư Trọng mà cũng “chiến” không lại. Thứ hai, họ không có phương pháp nghiên cứu gì cả, khác hẳn bọn mình, có phương pháp khoa học hẳn hoi. Vì thế tranh luận với họ là khó lắm. Bởi họ phát triển vấn đề thường dựa trên cảm hứng chứ không theo nguyên tắc khoa học.

Hải Kế nghe Đốp nói, gật gù:

- Ừ, cảm hứng thì bao giờ cũng bất tận. Ông có nói thì tôi mới hiểu. Trước đây tôi cứ tưởng, ông tốt nghiệp ở khoa văn chương thì lúc nào cũng bồng bềnh.

Đốp cười:

- Khi học đại học, đến năm thứ ba phân ngành là mình đăng ký theo giáo sư Trọng ngay. Thời đó, mình đã ý thức rằng, chỉ có theo giáo sư Trọng thì mới…

Đốp bỏ lửng câu nói, nhưng Hải Kế tỏ ra hiểu ý liền chia sẻ:

- Ừ, giáo sư Trọng là người có tài, vậy mà dạo ông ấy mới về nước báo chí đánh ông ấy tùm lum. Kể cũng tội.

Đốp tỏ ra ngạc nhiên vì Hải Kế là dân ngoại ngạch mà lại tỏ ra tường tận những bí mật của giới mình. Anh rót thêm chút nước nóng vào chén và đưa cho Hải Kế. Hải Kế nhấp một hớp rồi nhìn xa xăm:

- Cái thời đó dân mình Maoit lắm. Đánh giá con người toàn nhè vào những điểm yếu của đời tư. Bây giờ nghe lại hay đọc lại những chuyện cũ, vừa thấy buồn cười lại vừa thấy thương xót.

Nhìn Hải Kế, bỗng nhiên Đốp lại nhớ đến một số giai thoại về anh. Nghe nói, có thời Hải Kế được đề bạt lên làm chủ nhiệm khoa của trường Kiến trúc, anh đã ra tận lăng Bác thắp hương. Sau sự kiện đó, một anh bạn tinh nghịch đã đặt ra mấy câu thơ:

Bác nghe khấn, vội phán rằng:

Kế làm chủ nhiệm thì răng hơi nhiều

Tự nhiên, Đốp lại tủm tỉm.  Lê Hải Kế hỏi:

- Ông nhĩ gì thế?

- Không.

Hải Kế hồn nhiên:

- Bạn bè mà ông ý tứ bỏ mẹ. Cái gì cũng nửa chừng. Thế lúc ngủ với vợ có nửa chừng không? 

Hải Kế nói xong câu ấy liền đứng dậy, vươn vai:

- Tôi về đây. Cứ yên tâm, tôi sẽ thanh toán tiền đúng hẹn cho ông. Đừng có ngại.

Đốp gật gật:

- Tôi hiểu rõ tính ông mà. Tôi cũng đang định tối nay hoặc tối mai đi đặt tiền chỗ đất mới.

Hải Kế tỏ ra am hiểu, liền động viên:

- Ừ, ông phải tiến hành ngay đi. Chuyện đất cát ở nước mình, giá cả cứ phập phồng như bong bóng. Chậm một chút là có khi lỡ việc.

Khi tiễn Hải Kế ra đến cửa, Đốp hỏi:

- Sao ông không đi ô tô lại đi xe máy?

Hải Kế xốc lại cái túi xách, nhún vai:

- Tôi sắm ô tô cho vợ đi là chính. Mình đàn ông, đi xe máy cơ động hơn nhiều.

Đốp quay vào nhà thì cũng vừa đến lúc vợ đi làm về. Chị hỏi:

- Ai vừa ở nhà mình ra thế?

Đốp đón lấy chiếc xe đạp trên tay vợ, dắt vào nhà rồi nói nhỏ:

- Hải Kế, bạn anh. Cậu ấy vừa đến đưa tiền.

Người vợ nhíu cặp lông mày, nhìn chồng:

- Tiền gì?

- Tiền mua nhà.

- Ở đâu? Sao lại đưa cho anh?

- Anh quyết định bán cho cậu ta mà.

Nghe đến đó, người vợ giãy nảy, hét lên:

- Trời, sao lại bán? Mà sao anh không thèm nói gì với em?

Đốp sợ hãi, phảy tay:

- Nói nhỏ thôi. Lúc chiều, anh đã định gọi điện đến cơ quan cho em nhưng sợ mọi người biết lại kháo ầm lên, nên đợi em về mới nói.

Vợ Đốp thấy trước mắt mình tối rầm. Chị nhắm mắt lại, rồi mở ra. Giọng gay gắt:

- Mơ ước bao nhiêu năm mới có một chỗ để ở. Bây giờ anh lại bán đi, mà chẳng thèm bàn gì với vợ con. 

Nói xong, người vợ trào nước mắt. Chị cảm thấy một nỗi thất vọng lớn lao ùa đến phủ kín cả không gian ngôi nhà.

Đốp luống cuống:

- Thôi, thôi mà. Anh có lỗi. Hãy thông cảm cho anh. Tình hình gấp quá.

Vợ Đốp ngẩng lên:

- Bán nhà mà anh cứ làm như là chạy giặc. Lần trước em tưởng anh chỉ nói vui với anh Hải Kế thôi, ai ngờ hôm nay lại là sự thật. Hóa ra anh có âm mưu từ lâu rồi mà nói dối tôi – Người vợ bỗng đổi thái độ qua cách xưng hô.

Mặt Đốp tái đi. Môi run run, Đốp nói:

- Em nói vậy là oan cho anh quá.

- Có mà oan Thị Mầu. Tôi biết mà, anh lắm mưu nhiều mẹo. Ở với anh cả đời có khi tôi cũng không khám phá hết được con người anh.

Đốp không biết nói thế nào để thanh minh. Quả là lần trước anh chỉ nói đùa với Hải Kế thôi. Nhưng, hôm nay, sau cú điện thoại của giáo sư Trọng, anh chợt nghĩ đến việc bán nhà. Trong lúc gấp gáp anh bỗng nhớ đến Hải Kế vì Đốp biết Kế đang có ý định mua một căn nhà mặt phố để mở văn phòng cho Công ty. Vì đã có ý định sẵn, nên Đốp vừa đặt vấn đề là anh mang tiền đến cho Đốp ngay. Thú thực, chính Đốp cũng không tin là mọi việc lại diễn ra chóng vánh đến thế.

Biết là vợ đang bị sốc nên Đốp tìm mọi lời lẽ để giãi bày. Đốp nói:

- Em nghĩ xem, anh cũng muốn ở ngôi nhà này lắm chứ. Cả đời, anh chỉ mơ ước có thế thôi. Nhưng tình cảnh của anh, em biết không, bộ môn sắp thành khoa mất rồi. Cái gánh nặng lịch sử đang sắp đặt lên vai anh…

Không đợi cho Đốp nói hết câu, vợ Đốp liền bĩu môi:

- “Gánh nặng lịch sử…”, anh chỉ được ba mươi sáu cái quan trọng. Chắc anh nghĩ, không có anh thì ngành học của anh sẽ bị đình đốn ư? Trời ơi, sao lại có những người ảo tưởng đến thế nhỉ? Việc nhà mình không lo, lại vác tù và đi hàng Tổng!Tôi…

Thấy vợ nói như rít lên, Đốp tái mặt lại. Anh mím môi, hơi của mỗi âm như co rụt lại:

- Em có be bé cái mồm đi không? Hàng xóm xung quanh, nhiều người cùng cơ quan đó. Không khéo là hỏng bét hết.

Đốp nói và trừng mắt. Sau ánh nhìn, vợ Đốp nhận thấy một cái gì đó như tia lửa phát ra. Chị vội im lặng. Đốp xuống giọng:

- Quyết định bán nhà là anh cũng phải tính toán lắm chứ. Cái nhà này là tiêu chuẩn của những người đi K, những người đã từng lăn lộn ở chiến trường K trong những ngày gian khổ. Anh không có mặt tham gia ngày nào. Ngày đó, anh đang còn nhởn nhơ ở Ka zan, một nước Cộng hòa thuộc Liên xô cũ. Nhờ có làm chủ nhiệm khoa T anh mới may mắn có được nó. Nhưng em biết không, ở cái trường Đại học Tây Thành Đô này, có được suất nhà đâu chỉ là hạnh phúc, mà còn là sự khốn khổ khốn nạn. Giáo sư Trọng, thầy anh, trước lúc nghỉ hưu 10 năm cũng được cấp một căn hộ. Ông cũng bị moi lên moi xuống trong Đại hội Đảng bộ năm đó. Mà ông còn được phân phối chính danh hẳn hoi. Còn anh…nói thế nào nhỉ? Dài dòng lắm, đại loại… sự phân phối trong tình thế…

Người vợ trố mắt ngạc nhiên:

- Anh nói thế nào tôi không hiểu.

Đốp vung tay, phác một cử chỉ mơ hồ:

- Đã nói là…trong tình thế. Nghĩa là, là…Chà! Tiếng Việt sao khó diễn đạt chính xác thế. Trong lúc chưa biết phân phối cho ai thì sắp hết hạn trên giao. Mấy đứa quân sư quạt mo nó xui dại, nên anh nhận.

Vợ Đốp thở dài:

- Hóa ra là thế. Nó xui dại hay là xui khôn? Được rồi…anh giải thích thế, tôi đã hiểu. Vậy là cái nhà này anh không được phân một cách đàng hoàng.

Đốp cự nự:

- Thì vẫn đàng hoàng. Vẫn có “Quyết định” của trên hẳn hoi. Cái lý là thế.

Thấy vợ đã xuôi xuôi, Đốp kiên trì thuyết phục:

- Mình ở đây thì vẫn được. Chẳng thằng nào có cớ kiện mình cả. Nhưng…sắp tới, bộ môn của anh phát triển thành khoa, khi bầu bán, có đứa nào thối mồm nó lôi ra là mất hết phiếu. Mà chủ nhiệm khoa khóa đầu tiên của một ngành học, với anh, nó quan trọng vô cùng. Anh phải xóa bỏ nỗi ám ảnh về cái vụ này để không cho đứa nào thọc gậy bánh xe được cả.

Vợ Đốp nghe giải thích như vậy, không còn cớ gì để gây sự được nữa, đành ngồi xuống ghế, nét mặt buồn rười rượi. Đốp xoáy thêm vào lòng háo danh của đàn bà:

- Mà không chỉ có vấn đề chủ nhiệm khoa mà còn nhiều chuyện lắm. Nào là vấn đề lấy cái giáo sư, lấy cái nhà giáo ưu tú, cái nhà giáo nhân dân…Trước sau, cũng phải tống khứ chuyện này vào quá vãng, phải đốt nó thành tro bụi.

- Anh bao giờ cũng nhìn xa - Vợ Đốp đổi giọng khen chồng - Bây giờ anh định đưa mẹ con chúng tôi đi đâu?

- Anh sẽ  làm một cái biệt thư ở khu Mễ Trì hạ.

- Cái gì? -Vợ Đốp lại giãy nảy – Ra tận nơi khỉ ho cò gáy đó ư? Thôi, tôi không chịu đâu. Thà mua một căn hộ lắp ghép khác ở trong này còn hơn. Biệt thự biệt thiếc làm gì. Xa như thế, bất tiện lắm.

Đốp ôn tồn:

- Xa hay gần là cách nhìn của mỗi người. Bây giờ, khu đó còn hoang vu, quê kiểng đấy, nhưng chỉ ít năm nữa thôi, nó sẽ là một khu sầm uất. Anh đã hỏi kỹ Hải Kế rồi. Cậu ta là kỹ sư thiết kế, nắm thông tin tốt lắm. Vài năm nữa, ở đó sẽ hình thành một con đường cao tốc và chính phủ sẽ cho xây ở đó một khu nhà lớn gọi là “Trung tâm Hội nghị Quốc gia”. Khi ấy, đất ở đó sẽ quí như vàng.

Vợ Đốp chép miệng:

- Chuyện của thế kỷ sau.

Đốp cười cười:

- Thì đúng là vậy, chì còn vài năm nữa là thế giới bước sang thế kỷ XXI. Mình đi trước thiên hạ một bước, sẽ có nhiều thuận lợi. Em nghĩ kỹ mà xem, ở trong một biệt thự và ở trong một căn hộ…đó là hai thế giới khác hẳn. Hơn  nữa,lúc này ra đó còn mua được đất, còn làm được cái biệt thự. Sang thế kỷ mới, ra đó chỉ mua được độ mươi mét đất thôi. Với lại, cứ loanh quanh ở đây thì dù có sang căn hộ khác, cái việc nhận một căn hộ theo tiêu chuẩn K vẫn còn là nỗi ám ảnh trong trí nhớ mọi người. Mình phải đoạn tuyệt với nó, phải đi thật xa. Có như thế, trong ký ức mọi người mới không bao giờ còn tồn tại nỗi ám ảnh về cái sự vụ “nhà của K” nữa.

Sau khi đã làm “công tác tư tưởng” với vợ, Đốp liền mở khóa tủ hất hàm nói:

- Tối mai, vợ chồng mình sẽ lên phố đặt cọc tiền đất.

Vợ Đốp lại ngạc nhiên:

- Sao anh bảo mua ở khu Mễ Trì hạ?

- Thì đúng vậy. Chủ đất lại ở trên phố, người cùng khoa với anh.

Vợ Đốp trợn mắt:

- Người cùng khoa với anh? Ai thế nhỉ? Sao là giáo viên lại giàu thế?

Đốp cười cười:

- Người này em không biết. Cậu ta còn trẻ, tên là Nguyễn Đăng Na, cùng tốt nghiệp với Vũ Bá Thành, nhưng chuyên giảng dạy và nghiên cứu về văn học lãng mạn.Cậu ấy nhiều đất lắm.

Vợ Đốp tò mò:

- Gia đình cậu ta buôn bán à?

Đốp gật đầu:

- Gia đình cậu ta ở phố cổ. Thời ông cụ thì chuyên về buôn bán đồ mỹ nghệ. Đến thời cậu Na, lối làm ăn gia truyền không còn giữ được nữa. Cậu Na quay sang làm bất động sản. Cách đây chục năm cậu Na đã tính đến việc san lấp ao hồ. Miếng đất của mình thuộc một lô của khu vực đầm nước do cậu ấy san lấp đấy.

Vợ Đốp tấm tắc:

- Cậu ta không làm chuyên môn à?

Đốp hất tay:

- Có chứ. Cậu ấy cũng xong Phó tiến sĩ rồi.

Vợ Đốp bình luận:

- Cậu ấy mới là người tài.

Đốp tán đồng:

- Cả trường Đại học Tây Thành Đô của anh cũng chỉ có một trường hợp duy nhất như vậy thôi.

Vợ Đốp không nói gì thêm nữa. Chị chăm chú nhìn vào những bọc tiền mới tinh xếp ngay ngắn trong tủ, rồi hỏi:

- Anh đã đếm cẩn thận chưa.

- Đếm kỹ toàn bộ rồi.

Vợ Đốp tỏ ra lo lắng:

- Cả đời nhà mình chưa bao giờ có nhiều tiền như thế này. Để trong nhà em sợ lắm.

Đốp trấn an:

- Không sao. Ngoài anh, vợ chồng Hải Kế và em, không ai biết mình bán nhà đâu.

Tuy nói vậy, nhưng câu nói của vợ cũng làm Đốp cũng tác động tới tính phòng xa của Đốp. Đốp ngó nghiêng, rồi bỗng nhiên ôm bọc tiền từ trong tủ ra, đặt lên giường. Vợ Đốp thốt lên:

- Tiền thơm quá!

- Tiền mới rút trong ngân hàng ra mà.

Vợ Đốp sốt ruột:

- Thôi, anh cất vào tủ đi. Được rồi. Thế là biết rồi.

Nét mặt Đốp tỏ ra hồi hộp:

- Anh định không cất vào tủ. Lỡ ra sơ suất, kẻ trộm mà vào nhà thì đây là điểm tấn công đầu tiên.

Nói xong, Đốp lấy mấy tờ giấy báo bọc lại rồi cất lên nóc tủ. Anh giải thích:

- Chỗ không an toàn chính lại là chỗ an toàn nhất.

Vợ Đốp thay quần áo và bắt đầu đi nấu cơm. Đốp ngắm nghía. Anh có cảm giác không yên tâm, liền với lấy bọc tiền cho xuống gầm giường. Anh ném thật sâu vào phía trong. Sau đó, đứng lùi ra một đoạn, Đốp hơi cúi đầu xuống nhìn lại một lần nữa. Lần này, có vẻ yên trí hơn, anh quay ra. Nhưng bước được mấy bước, một ý nghĩ vớ vẩn chợt đến “ Lỡ ra có thằng trộm nào lẻn vào chui gầm giường thì có bằng biếu không nó”. Nghĩ thế, Đốp lại chạy xuống bếp lấy cái gậy hàng ngày vẫn dùng để phơi quần áo kều gói tiền ra. Anh lại đặt bọc tiền lên nóc tủ. Nhưng, chỉ một lúc, anh đứng ngắm và lại cảm thấy không yên tâm. Bọn trộm vốn là những kẻ lắm kinh nghiệm, thấy cái bọc này là nó nghi ngờ ngay. Nghĩ thế, Đốp lại ôm gói tiền cho vào trong tủ khóa lại. Anh nghĩ bụng” Chắc ăn nhất là đem tiền lên nhà Na ngay tối nay”. Đốp giục vợ:

- Em nấu cơm nhanh lên, ăn sớm rồi vợ chồng mình lên phố.

 


Powered by Froala Editor