Giáo sư Hoàng Xuân Nhị: vị chủ nhiệm khoa lâu nhất thế giới
Đôi lúc tôi nghĩ, ông sinh ra như thể là người thổi linh hồn chính trị vào trong văn chương. Về điều này, so với các giáo sư văn học của khoa Văn, có lẽ không có ai sánh kịp. Bởi thế, nếu nghe ông giảng “Nhật ký trong tù” của Nguyễn Ái Quốc, có lúc tim phải lịm đi. Tôi chưa từng gặp một người thầy nào kính yêu Bác và say thơ Bác đến thế trong suốt cả cuộc đời cắp sách của mình. Bởi vậy, lần đầu tiên tôi có cảm giác hơi sợ. Sợ nhất là lúc ông đang giảng thơ Bác mà vô ý bật cười thì khốn. Vì tôi nghe nghe giai thoại rằng, có lần ông giảng thơ Bác cho sinh viên khoa Ngữ Văn, ông bật khóc nức nở. Thế là một anh sinh viên thấy lạ liền bật cười. Ông lập tức dừng lại lau nước mắt rồi trỏ tay vào anh kia: - Sao tôi thương Bác anh lại cười? Như thế anh có phải là kẻ vô chính trị, là một thằng mất dạy không? Ra ngoài! Đến bây giờ tôi vẫn tin đó là giai thoại. Vì tôi biết, giáo sư Hoàng Xuân Nhị là người rất nho nhã, ông không bao giờ lại gọi sinh viên là “thằng”. Đó là thứ dấm ớt mà sinh viên các thế hệ gia cố thêm vào để tô đậm thêm tình yêu của ông với Bác Hồ mà thôi. Powered by Froala Editor
GS.TSKH Nguyễn Hàm Dương - ông "lái súng" cỡ bự
GS.TSKH Nguyễn Hàm Dương là một trong chuyên gia hàng đầu về "Ngôn ngữ học Thần kinh". Ông sinh năm 1930 tại Nam Định, mất năm 1992 tai Tp Hồ Chí Minh. Để kỷ niệm 18 năm ngày mất của ông, BBT trân trọng giới thiệu chân dung của gs được trích từ Hồi thứ nhất trong cuốn "Văn khoa chân dung ký" của nhà văn Hữu Đạt Powered by Froala Editor
Chân dung Nhà văn Khoa Văn - Nhà văn Nguyễn Đăng An
Trong các nhà văn của Hội Nhà văn Việt Nam,các nhà văn trưởng thành từ Khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp chiếm một tỷ lệ đáng kể (khoảng 10% trong số hội viên của cả nước. Đây là một đội ngũ khá hùng hậu góp phần làm nên các thành tựu của văn học hiện đại nước nhà. Để ghi nhận những đóng góp của Khoa Ngữ văn, ĐHTH Hà Nội trong công tác đào tạo đội ngũ các nhà văn, BBT trân trọng giới thiệu bộ chân dung các nhà văn có tên “Nhà văn Khoa văn”để bạn đọc của học viện có điều kiện tra cứu và tham khảo. BBT rất mong nhận được tin tức từ thân nhân, bằng hữu của các nhà văn đã quá già cả hoặc đã quá cố để kịp thời bổ sung vào kho dữ liệu này! Powered by Froala Editor
Chân dung Nhà văn Khoa Văn - Nhà văn Lê Thành Nghị
Trong các nhà văn của Hội Nhà văn Việt Nam,các nhà văn trưởng thành từ Khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp chiếm một tỷ lệ đáng kể (khoảng 10% trong số hội viên của cả nước. Đây là một đội ngũ khá hùng hậu góp phần làm nên các thành tựu của văn học hiện đại nước nhà. Để ghi nhận những đóng góp của Khoa Ngữ văn, ĐHTH Hà Nội trong công tác đào tạo đội ngũ các nhà văn, BBT trân trọng giới thiệu bộ chân dung các nhà văn có tên “Nhà văn Khoa văn”để bạn đọc của học viện có điều kiện tra cứu và tham khảo. BBT rất mong nhận được tin tức từ thân nhân, bằng hữu của các nhà văn đã quá già cả hoặc đã quá cố để kịp thời bổ sung vào kho dữ liệu này! Nhà văn Lê Thành Nghị sinh năm 1946 tại Xã Tân lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (Năm kết nạp: 1990). Ông là sinh viên Khoa Ngữ Văn ĐHTH Hà Nội khóa 11, Tiến sỹ Ngữ Văn ĐHTH Quốc gia Matxcơva (MGU),1981; Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí VNQĐ; Ủy viên Hội đồng LLPB VHNT TƯ. Lĩnh vực hoạt động: Lý luận phê bình, sáng tác thơ. Đã được nhận: các giải thưởng văn học của Bộ Quốc Phòng, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội đồng Lý luận Trung ương, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật. Powered by Froala Editor
Chân dung nhà văn Quân đội - Nhà thơ Mai Nam Thắng
Powered by Froala Editor
Phó Giáo sư Lê Đức Niệm - Người hồn nhiên nhất thế giới
Tôi còn nhớ, thời tôi học năm thứ nhất, chúng tôi nghe ông giảng về Đỗ Phủ, vè Lý Bạch, Thôi Hiệu, Mạnh Hạo Nhiên và các thi sĩ nổi tiếng đời Đường. Đúng là thôi rồi! Chỉ còn há hốc mồm ra mà nghe. Ông giảng say sưa lắm. Giọng ông cất lên vi vút, lúc khoan khoan dìu dặt, lúc bừng sôi như sóng biển ập bờ. Tôi không quên được hình ảnh ông lúc ông giảng bài. Đôi mắt lim dim, ông đi dọc giữa lớp, ngân nga: Thiếp ở Tương giang đầu Chàng ở Tương giang cuối Cùng uống nước sông thương… Powered by Froala Editor
...giáo sư Nguyễn Lai từ bề ngoài vào phía trong đều giản dị, trong suốt. Nhiều năm tháng gần ông tôi mới hiểu rõ, ông là người không bao giờ nhìn vào mặt xấu của con người. Hình như với ai, ông cũng cố gắng tìm ra những điểm tốt nhất để động viên, phát huy tiềm năng của họ. Con người ông là sự hoà trộn của nhân ái, văn chương và khoa học. Nó đi dọc theo hành trình của cuộc đời ông. Nó cũng tạo nên xung quanh ông những giai thoại và cả những câu chuyện thật... Powered by Froala Editor
Đời ông kể như có không ít các công trình có giá trị mà tên tuổi còn trong thư viện Quốc gia và các thư viện trong toàn quốc. Vậy mà, lúc nghỉ hưu, ông vẫn chỉ được phong chức danh Phó giáo sư mà khi chết cũng đem xuống tuyền đài. Nói cho công bằng đó là một sự thiệt thòi rất lớn cho riêng ông và cho cả khoa nữa. Nhưng cuộc đời vẫn thế. Nó chứa đầy những phi lý mà chính một chuyên gia giảng dạy về nó là Đỗ Đức Hiểu sau này cũng phải chịu đựng. Cuộc đời ông là một bằng chứng nói rằng, khoa học là một cái thứ vô cùng nghiêm túc nhưng trong nó cũng đầy những cái tầm phào, những sự lố lăng. Nếu cứ nhìn vào những cái lố lăng thì buồn lắm. Đôi khi người ta phải quên nó đi, tìm kiếm, chắt lọc những gì tốt đẹp nhất để mà lấy đó làm gương. Powered by Froala Editor