Viện phương đông

3 tháng trước

CON DÂU BÁO HIẾU CHA Hữu Đạt

Dù bận công việc kinh doanh, bà vẫn trực tiếp đi xe máy từ quê ra Câu lạc bộ để lắng nghe các huấn luyện viên chia sẻ kiến thức cơ bản và những bài học kinh nghiệm. Kết quả thật không ngờ. Mới có ba tuần thực hiện chế độ ăn uống mới để cân bằng lại các chỉ số theo phép cân bằng âm dương, bà đã thấy mình trở thành một người khác. 

Powered by Froala Editor

CON DÂU BÁO HIẾU CHA             

Bà Lê Thị Nhung, 54 tuổi, quê ở thôn Phượng Đồng, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, là chủ một cửa hàng vật liệu xây dựng. Nhà bà kinh tế rất khá giả. Bà còn làm chủ cả một cơ ngơi có 8 chiếc xe, vừa có xe chở khách vừa có xe tải chở hàng. Thế nhưng, bà bị hở van tim ba lá và huyết áp cao nên ngày nào cũng phải uống thuốc. Vừa bị áp lực của công việc vừa bị bệnh tim và huyết áp nên bà bị hói đầu và tóc trắng cả một phần trước trán. Nghe theo lời cố vấn của em gái là Chủ nhiệm Câu lạc bộ, không cần do dự, bà đã quyết định tham gia lộ trình trải nghiệm sức khoẻ theo chỉ đạo của Viện Phương Đông. Dù bận công việc kinh doanh, bà vẫn trực tiếp đi xe máy từ quê ra Câu lạc bộ để lắng nghe các huấn luyện viên chia sẻ kiến thức cơ bản và những bài học kinh nghiệm. Kết quả thật không ngờ. Mới có ba tuần thực hiện chế độ ăn uống mới để cân bằng lại các chỉ số theo phép cân bằng âm dương, bà đã thấy mình trở thành một người khác. Huyết áp bà giảm xuống mức không còn phải uống thuốc hỗ trợ hằng ngày như trước đây. Sự mệt mỏi do căn bệnh hở van tim cũng ra đi lúc nào không biết. Nếu trước đây, mỗi lần bà bưng bê một vật gì đó đều rất khó thở và nhanh bị mệt thì bây giờ bà làm việc phăng phăng, cả ngày không biết mệt mỏi là gì. Hơn nữa, tóc bà dần mọc lại ở chỗ hói trên đầu và không còn bạc trắng mà chuyển thành màu nâu. 

Sung sướng quá, bà chia sẻ với con gái rồi cùng vận động bố chồng là cụ Lê Văn Hiệp tham gia giải pháp của Câu lạc bộ Phương Đông. Cụ Hiệp bị đột quỵ đã lâu, tay luôn run run không cầm nổi thìa và đũa ăn cơm. Tiếng nói cụ phát ra bị méo và âm thanh có lúc không rõ. Đi lại thì khó khăn quá rồi. Cụ chỉ nhúc nhắc tập đi từng bước.

Nghe con dâu vận động, lúc đầu cụ chưa thật tin và còn bán tín bán nghi, nhưng được chứng kiến chuyện người thực việc thực trong quá trình cải biến sức khoẻ ở nàng dâu nên cụ đồng ý thực hiện lộ trình mà con dâu đưa ra. Ngoài việc ăn uống hằng ngày theo thực đơn của Câu lạc bộ, cụ bắt đầu dùng thêm thực phẩm tinh hỗ trợ, bổ sung năng lượng vào lúc 9 giờ sáng và 4 giờ chiều theo đúng hướng dẫn. Không bao lâu, mới chưa qua một tháng mà cụ đã đi lại bình thường và tay không còn run nữa. Cụ cầm đũa ăn uống dễ dàng. Giọng nói trong trẻo trở lại, và đặc biệt là các âm đã “tròn vành rõ chữ”. Cụ phấn khởi quá. Mấy năm trước, khi cụ bước vào tuổi 80, cụ bị ốm yếu nên hễ con cháu nói đến việc khao thọ là cụ nói gạt đi. Cụ lo, khi khao thọ xong sẽ chẳng còn sống tiếp được nữa. Năm nay, Tết Giáp Thìn, cụ bỗng thay đổi chính kiến. Từ chỗ là người bị đột quỵ, hết niềm tin vào việc phục hồi sức khoẻ, nay cụ trở lại nình thường. Cụ đồng ý cho các con tổ chức lễ khao thọ và kỉ niệm 60 năm ngày hai cụ làm lễ thành hôn. Cụ Hiệp năm nay bước sang tuổi 85, còn cụ bà bước vào tuổi 80. Đây là các tuổi chẵn của các cụ đại thọ. Cả gia đình hân hoan, tưng bừng. Cụ tuyên bố: Khao thọ nhưng nhất định không nhận tiền mừng của bất cứ ai.

Thế nhưng tập quán của người Việt ta mấy chục năm nay đã chuyển sang văn hoá phong bì. Cụ Hiệp từ chối khiến nhiều người lúng túng. Ai cũng mua tranh thọ thì treo vào đâu? Đi mừng thọ mà đi tay không thì ngại quá. Ông Lê Văn Khuê, có quan hệ họ hàng với cụ Hiệp, liền nảy ra sáng kiến, bàn với mấy người anh em mua biếu cụ một ít thực phẩm tinh mà cụ đã dùng trong quá trình trải nghiệm liệu pháp sức khoẻ. Mọi người nhất trí. Thế là mấy anh em trong gia đinh liền cùng mua và mừng thọ cụ Hiệp món quà này. Quả nhiên cụ không có lí do gì từ chối được. Khi được biết tin chúng tôi rất vui vì việc mừng thọ của mấy anh em họ Lê quả là có ý nghĩa rất thiết thực. Tuổi các cụ bây giờ cầm tiền cũng chẳng để làm gì ngoài việc chăm lo đến sức khoẻ. Vậy mừng thọ các cụ bằng thứ quà đó có ý nghĩa vô cùng. 

Xét thấy đây là một hành vi ứng xử văn hoá theo tinh thần mới, bỏ được thói quen văn hoá phong bì vốn được hình thành trong mấy chục năm qua, tôi liền nhờ mấy người dự tiệc quay video và chụp lại một số bức ảnh nhằm lưu lại làm tư liệu nghiên cứu cho Viện Phương Đông. Vì tôi cũng được con trưởng của cụ là ông Lê Văn Lừng mời dự tiệc một cách trân trọng, nhưng công việc bận, nên tôi không có mặt để chúc phúc hai cụ được. Bài viết này coi như một món quà nhỏ gửi tới gia đình để biểu thị sự tri ân về tình cảm đặc biệt mà vợ chồng bà Lê Thị Nhung cũng như hai cụ Lê Văn Hiệp đã dành cho Câu lạc bộ của Viện và cho cá nhân chúng tôi. Xin kính chúc hai cụ luôn có nhiều sức khoẻ, tiếp tục thực hiện nghiêm túc thực đơn mà Câu lạc bộ của Viện Phương Đông đã xây dựng cho các cụ, đồng thời giữ mối liên lạc đều đặn để Viện chúng tôi có được kế hoạch chăm sóc thường xuyên, đảm bảo cho các cụ có được sự an nhiên của tuổi già.

Bức ảnh kèm theo bài viết được thực hiện tại Lễ mừng thọ cụ Lê Văn Hiệp vào trưa mùng 4 Tết Giáp Thìn, tức ngày 14 tháng 2 năm 2024.


Powered by Froala Editor