Viện phương đông

3 tháng trước

CỨ TƯỞNG PHẢI DỊ TẬT SUỐT ĐỜI Hữu Đạt

Khi đến sinh hoạt để thực hiện giải pháp mới cải tạo sức khoẻ, cô Phúc rất bất ngờ. Chỉ sau gần hai mươi ngày áp dụng giải pháp, được Chủ nhiệm Câu lạc bộ chăm sóc từng ngày, hướng dẫn cho từng bữa ăn và sử dụng kết hợp các loại thực phẩm tinh và thô, chân cô hồi phục trở lại. Cô không còn thấy đau nữa. 

Powered by Froala Editor

CỨ TƯỞNG PHẢI DỊ TẬT SUỐT ĐỜI

Cô Bùi Thị Phúc, sinh năm 1986, quê ở Quảng Bị, Chương Mỹ, Hà Nội. Từ khi có gia đình, cô chuyển về sống tại khu đô thị Ninh Kiều, Chúc Sơn, cách Hà Đông chỉ vài km. Chiều ngày 2-10-2023, trên đường đi làm, trong lúc cô mải tránh chiếc xe tải đi ngược chiều thì bất ngờ một chiếc xe bốn chỗ từ phía sau xe tải lao tới. Để tránh lao vào đầu xe, cô phanh gấp. Xe đang chạy nhanh bị phanh đột ngột, quay ngược hẳn 180 độ. Cô bị hất bổng lên, văng xa khoảng gần ba mét rồi rơi xuống vệ đường. Rất may, nhờ sự trợ giúp của người qua lại, cô gượng đứng dậy, tập tễnh dắt xe đi về nhà. Cứ tưởng không việc gì, nhưng đến tối, cô bắt đầu lên cơn đau. Rồi suốt cả đêm không sao ngủ được. Đến ngày thứ ba, đau quá không chịu nổi, cô đành gọi chồng từ Nam Định về đưa cô vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông để thăm khám. Sau khi chiếu chụp, bác sĩ cho biết cô bị đứt bán phần dây chằng chéo sau, rách sụn độ 3, phù chỏm mác. Cô cần phải khẩn trương vào Viện 103 để thực hiện phẫu thuật. Nghe lời bác sĩ, cô xin nhập Viện 103. Được ba ngày, đang chờ để mổ, thì cô may mắn được PGS.TS, bác sĩ Hoàng Anh Trưởng khoa – khám lại lần cuối cùng. Ông cho biết, dây chằng của cô mới đứt một nửa, chưa cần phải mổ ngay. Hãy uống thuốc một thời gian, nếu không đỡ, lúc đó mổ cũng không muộn. Ông cho cô về, hẹn một tháng rưỡi sau đến bệnh viện để khám lại. Từ hôm đó, cô về dùng thuốc theo chỉ định của bệnh viện, nhưng uống thuốc gần một tháng mà cơn đau không thuyên giảm. Để có thể đi lại, cô tạm thời đeo đai chằng gối tập tễnh lo toan mọi việc cơm nước trong nhà. Nhưng đêm đến, cơn đau lại hành hạ cô. Cô phải gác chân lên gối mà giấc ngủ cũng không yên. Vốn bị thoát vị đĩa đệm và  bệnh tiền đình từ năm 2015, nay lại bị tai nạn xe máy, mỗi ngày cô phải uống hàng vốc thuốc, đúng như cái câu “uống thuốc thay cơm”. Cô trở nên rất buồn. 

Thời hạn uống thuốc sắp hết, cô đành nhờ mẹ chồng thu xếp công việc từ Thái Nguyên xuống để hỗ trợ giúp một, hai tháng, trong lúc nằm viện. Nhiều người nói với cô, phẫu thuật xong, ít nhất cô phải tập phục hồi chức năng khoảng sáu tháng, nhanh nhất cũng phải hai tháng mới có thể tập đi lại được. Nếu không cẩn thận, có khi còn thành dị tật suốt đời. Nghe nói vậy, cô rất sợ. Mỗi ngày ôm cái chân đau, lòng cô bồn chồn lo lắng: “Mình mà thành dị tật thì các con sẽ sao đây?”. Hai con cô, một đứa đang học lớp 6, một đứa mới 5 tuổi. Vì hoàn cảnh, chồng cô phải đi làm xa theo công ty tận Nam Định, thỉnh thoảng mới về. Việc nuôi dưỡng và chăm lo học hành cho các con, một tay cô gánh vác tất cả. Với nghề “môi giới” bất động sản, đôi chân giống như hai bánh xe của cỗ xe lăn. Xe không bánh làm sao lăn được? Muốn chào hàng thì phải đi, phải khảo sát thị trường, từng ngày, thậm chí từng lúc. Chân bị đau, ngồi nhà ngày nào là mất thu nhập ngày ấy. Thời buổi bây giờ, cái gì cũng đụng đến tiền. Nào con cái học hành. Nào chi tiêu hằng tháng. Lại năm hết Tết đến ngay ngoài ngõ kia rồi. Mỗi ngày nhìn tờ lịch bóc đi, cô lại sốt ruột, chỉ muốn níu kéo thời gian chậm lại để nỗi lo đỡ chồng chất. Thôi thì, đói đầu gối đành phải bò. Cô gắng tập tễnh đến phòng công chứng gần nhà giải quyết nốt mấy công việc đang dang dở. Đúng là cơ duyên, cô gặp lại người quen là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Phương Đông. Chị em lâu ngày gặp nhau thật là mừng rỡ. Nghe cô kể lại câu chuyện tai nạn xe máy cũng như các bệnh tình đang đeo trên người của mình, người chị an ủi và động viên cô đến sinh hoạt tại Câu lạc bộ để các huấn luyện viên chăm sóc. Cô đánh nước liều. Đằng nào cũng còn hai chục ngày nữa mới đến hẹn lên bàn phẫu thuật. Biết đâu lại gặp may?

Khi đến sinh hoạt để thực hiện giải pháp mới cải tạo sức khoẻ, cô Phúc rất bất ngờ. Chỉ sau gần hai mươi ngày áp dụng giải pháp, được Chủ nhiệm Câu lạc bộ chăm sóc từng ngày, hướng dẫn cho từng bữa ăn và sử dụng kết hợp các loại thực phẩm tinh và thô, chân cô hồi phục trở lại. Cô không còn thấy đau nữa. Đêm đến, cô đã có giấc ngủ bình yên. Mà lạ hơn, khi thay đổi chế độ ăn uống theo khoa học tế bào và thói quen sinh hoạt, bệnh thoát vị đĩa đệm mà cô phải đeo đẳng từ năm 2015 cũng được khắc phục gần như hoàn toàn. Cô không thể tin rằng cái tên cha mẹ đặt cho cô là “Phúc” đã đem lại cho cô phúc lớn thực sự. Mới hôm nào cô còn lo lắng sợ mình có thể bị dị tật suốt đời, thế mà hôm nay cô trở thành người lành lặn, hoạt bát như thể không bị bệnh tật gì. Cô đỡ hẳn một món tiền to, bởi nếu phải phẫu thuật thì chẳng những cô phải nằm nhà 6 tháng mà còn mất bao chi phí kèm theo nữa.

Những lời phát biểu của cô không chỉ là lời tâm sự mà còn là lòng cảm ơn chân thành của một người luôn hiểu được giá trị của món quà vô giá: Món quà sức khoẻ! Đó là món quà mà cô ngẫu nhiên nhận được như là số phận đã mỉm cười khi cô đang phải chịu cảnh bĩ cực... để hôm nay tới chỗ thái lai!  


 Ảnh dưới:  cô Phúc  đang nằm Viện để chờ mổ

Cô Phúc trở lại bình thường sau khi thực hiện lộ trình cải thiện sức khỏe tại Câu lạc bộ Phương Đông


Powered by Froala Editor