Viện phương đông

3 tháng trước

CUỘC ĐỜI VÀ 28 VÌ SAO Hữu Đạt

Đến hôm nay, đúng một vòng quay của nhị thập bát tú, kể từ bác Nguyễn Thị Anh đến trải nghiệm tại câu lạc bộ, bác đã có những kết quả không ngờ: Bác không còn đau nhức hai bả vai, cân nặng giảm được hơn 4 kg, mỡ nội tạng, mỡ cơ thể đều giảm mạnh.

Powered by Froala Editor

CUỘC ĐỜI VÀ 28 VÌ SAO

 

Đối với người phương Đông, “nhị thập bát tú” (28 vì sao) là một cụm từ rất quen thuộc vì nó là yếu tố chi phối đến hung– cát của đời người. Vì thế, các thầy tử vi, tướng số... đều dựa vào sự vận hành của các vì sao để tính ra ngày tốt, ngày xấu dùng cho việc làm nhà, cưới xin cũng như các việc hiếu hỷ. Có người còn dựa vào lời phán quyết của “cô đồng” mà dâng không ít tiền của, lễ lạt để cúng giải hạn. Việc cúng giải hạn đã trở thành tập quán phổ biến nên nhiều gia đình thường cúng giải hạn vào đầu năm (ngày rằm tháng giêng). Có nhà còn cẩn thận cúng giải hạn hàng tháng và không hề tiếc tiền vào vấn đề này. Khi mẹ tôi còn sống, tình cờ tôi phát hiện được, tháng nào cụ cũng giải hạn vì nghe theo lời phán của một cô đồng. Lý do: vì tôi vẫn chu cấp tiền cho cụ nhưng có lúc thấy tiền “hao” nhanh quá. Hoá ra, chỉ một lần đi cúng giải hạn mà cụ chi ra tiền triệu. Có tháng lại cúng đến hai lần. Nào cúng giải hạn cho mình. Nào cúng giải hạn cho con. Nào cúng giải hạn cho cháu. Những năm cuối thế kỷ (trước năm 2000), số tiến này rất đáng kể so với lương của một cán bộ. Nhưng mẹ tôi quan niệm thế vẫn là rẻ, bởi nếu “bị hạn”, chỉ cần va chạm xe máy chẳng hạn, mà phải vào viện một tuần thì số tiền chi ra còn lớn hơn thế rất nhiều, mà lại mất sức khoẻ nữa. Với lập luận như thế, mẹ tôi dành tiền sắm lễ mua riêng cho cô con gái út một bát hương, rồi tháng nào cũng dâng lễ để cô đồng giải hạn cho. Là một nhà nghiên cứu khoa học, tôi đã tìm cách phân tích mẹ tôi thấy tác hại của viếc “quá tín thành mê”, nhưng mẹ tôi không nghe. Cuối cùng tôi đành phải nói với mẹ: “Con gái mẹ là đảng viên, mẹ làm thế là ảnh hưởng lớn lắm vì đảng viên không cho phép mê tín. Nếu cứ để bát hương riêng để cúng giải hạn như vậy thì bà con sẽ lấy đó làm gương. Con gái mẹ sẽ bị chi bộ phê bình, phân loại kém. Mà bị phân loại kém là không được lên lương, không được lao động tiền tiến. Tiền thu nhập đã mất đi lại phải sắm lễ hàng tháng để dâng cô đồng thì còn đâu tiền để bồi dưỡng cho sức khoẻ? Cô ấy bị ốm đau thường xuyên cũng là do không được bồi dưỡng. Chi bằng lấy tiền đó mà ăn vào người thì ích lợi hơn nhiều”. Mẹ tôi bán tín bán nghi, tôi phải cam kết với bà: Cứ bỏ cúng giải hạn hàng tháng đi, sẽ không có vấn đề gì xảy ra. Có vấn đề gì, con xin cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm”. Biết là tập quán đã ăn sâu vào nhận thức, để mẹ tôi vui lòng, tôi giải thích: “Một năm mẹ chỉ cần cúng giải hạn một lần là đủ. Trời cao có mắt. Mình cứ sống tốt, sẽ được phù hộ. Mẹ yên tâm”. Sau khi thấy tôi cam kết mạnh mẽ với một số điều kiền ràng buộc, mẹ tôi đồng ý thả bát hương dành cho cô con gái (đặt ở nhà cô đồng) trôi sông và không cúng giải hạn hàng tháng nữa. Cô em gái tôi mọi sự vẫn bình thường. Thế là mẹ tôi rất yên tâm. Từ khi mẹ tôi bỏ hẳn việc cúng giải hạn hàng tháng, tiền chúng tôi chu cấp cho mẹ luôn dư thừa không rơi vào tình trạng “hết tiền như trước” nữa. Thi thoảng, mẹ tôi lấy tiền dư đó cung tiến vào việc tu sửa đình chùa. Tôi động viên mẹ, đó là việc làm rất thiết thực.

Cạnh Viện phương Đông của chúng tôi có bác tên là Nguyễn Thị Anh (66 tuổi), trước đây cũng hay đi chùa tới mức bác gọi là “trên từng cây số”. Gần đây bác đau yếu lắm. Cách đây ba năm, bác đi chùa Hương rút thẻ. Thẻ nói, bác tu tích nhiều rồi, giờ chỉ cần “tu tại gia” không phải đi chùa như trước nữa. Từ đó, bác về tu tại gia, tháng nào cũng thắp hương cầu khẩn tổ tiên và Trời Phật phù hộ. Tôi hỏi bác: “Mỗi lần khấn, bác mong điều gì nhất?”. “Bác bảo, tôi cầu xin bình an và sức khoẻ cho gia đình”. Đây có lẽ là những điều mà ai sinh ra ở đời cũng mong muốn cả.

Một hôm, tôi thấy bác đi đổ rác. Bác vừa xách túi rác vừa nhăn nhó vì chân đau. Da mặt bác xám ngoét mà cái bụng lại rất lặc lè. Tôi thấy thương quá, liền bảo: “Lúc nào rảnh, bác qua câu lạc bộ của Viện, tôi cho huấn luyện viên kiểm tra xem rồi sẽ tư vấn cho bác về vấn đề sức khoẻ. Tôi thấy bác dạo này yếu lắm”. Đúng hẹn, 10 giờ sáng ngày 7/9/2023, bác sang Viện. Sau khi đo, quét bằng máy, các chỉ số hiện lên. Cô huấn luyện viên đã trỏ cho bác xem các kết quả biểu hiện ra bằng các con số cụ thể về: xương, mỡ nội tạng, mỡ cơ thể, cơ, năng lượng ... trên cơ thể bác. Bác nói: Hiện tại bác bị đau nhức hai bả vai, tối không ngủ được vì đau. Nhiều lúc đi lại khó khăn vì gối sưng tấy, bác sĩ nói là bị loãng xương và viêm cơ và xương khớp gối. Bác đã tiêm và uống thuốc hết viêm, nhưng đi lại vẫn thấy xương gối kêu lục cục và bước đi khó khăn. Đôi khi người còn xô lệch sang một bên. Bác sĩ nói, bác không được đi thang bộ mà phải đi thang máy để đảm bảo. Ngoài ra bác còn bì giãn tĩnh mạch chân, máu nổi lên từng cục, đen thẫm... Người bác lúc nào cũng mệt mỏi, khó chịu.

Huấn luyện viên phân tích cho bác biết, tất cả các tình trạng đó là do bác thừa quá nhiều mỡ cơ thể, mỡ nội tạng, mất cân bằng giữa chiều cao, tuổi tác và trọng lượng cơ thể nên đã gây ra căn bệnh gọi là bệnh chuyển hoá. Căn bệnh này sinh ra do mất cân bằng âm – dương trên nhiều bộ phận, khiến bác có một ổ bệnh mà người ta gọi sai, đó là bệnh của tuổi già. Hiện tại, Câu lạc bộ Phương Đông đã xây dựng liệu pháp cân bằng dinh dưỡng để cân bằng trạng thái của cơ thể đối với từng cá nhân riêng biệt. Nếu bác thu xếp được, có thể thực hiện trải nghiệm tại Câu lạc bộ một thời gian để cải thiện tình hình và hiểu thêm liệu pháp này. Bác Anh xin tham gia và ngay ngày hôm sau, bác đã bắt đầu thực hiện “lộ trình” do huấn luyện viên xây dựng. Lộ trình này có hai công việc rất cơ bản: Một là ăn uống theo thực đơn mà huấn luyện viên gợi ý; hai là tiếp nhận các tri thức cơ bản nhất liên quan đến cân bằng chất dinh dưỡng. Trong đó có sự phối hợp hài hoà giữa sử dụng thực phẩm thô (cơm, sau, thịt, cá...) và thực phẩm tinh để cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất thực vật cho cơ thể...

Sau khi thực hiện được một thời gian ngắn, thấy hiệu quả rõ rệt về việc giảm cân và căn bệnh tĩnh mạch, bác Anh đã xin cho chồng là bác Đạo cùng thực hiện giải pháp (bác Đạo đi mổ về hiện đang rất yếu). Hai bác nay đã trở thành hội viên tích cực của Câu lạc bộ Phương Đông.

Đến hôm nay, đúng một vòng quay của nhị thập bát tú, kể từ bác Nguyễn Thị Anh đến trải nghiệm tại câu lạc bộ, bác đã có những kết quả không ngờ: Bác không còn đau nhức hai bả vai, cân nặng giảm được hơn  kg, mỡ nội tạng, mỡ cơ thể đều giảm mạnh. Đặc biệt nhất, bây giờ bác đã đi bộ được lên cầu thang mà không nghe thấy tiếng “lục lục” ở khớp gối, buổi tối ngủ rất ngon (không phải dậy đi tiểu 4,5 lần như trước). Các cục máu đen nổi trên tĩnh mạch cũng không còn, gối không còn sưng nên bác không phải tiêm thuốc nữa. Trong niềm vui không ngờ, bác đã chia sẻ các kết quả thu được với người bạn già và bày tỏ lòng cảm ơn chân thành CLB của Viện Ngôn ngữ và Văn hoá Phương Đông, cùng sự nhiệt tình của huấn luyện viên đang làm việc tại câu lạc bộ. 

Tôi vui vẻ nói với bác Anh: “Tu tại gia là điều rất đáng quý, nhằm giáo dục cho con cháu biết ơn các cụ tổ tiên ông bà, tăng cường tích thiện. Nhưng điều đó chưa đủ làm thay đổi số phận. Muốn thay đổi số phận, ta phải biết cách thoát khỏi bệnh tật. Có sức khoẻ mới có bình an và hạnh phúc thực sự. 

(Dưới đây là hình ảnh và một video ngắn ghi lại cuộc trò chuyện với bác Nguyễn Thị Anh).

    

 

Powered by Froala Editor