4 tháng trước
MÓN QUÀ SỨC KHOẺ VỚI NGƯỜI CỨU RỖI LINH HỒN Hữu Đạt
Đối với vợ tôi, cha là một hình ảnh thiêng liêng và có công không nhỏ trong cuộc đời của người xứ đạo. Vì vậy, tình thương cha từ nàng đã lan toả sang tôi. Một ngày nghỉ, vợ tôi đưa tôi đến Nhà thờ Phượng Bãi gặp cha. Cha đã 82 tuổi, đi lại chậm chạp vì đau ốm, mắt hơi nhèm, tinh thần cũng rất mệt mỏi.
Powered by Froala Editor
MÓN QUÀ SỨC KHOẺ
VỚI NGƯỜI CỨU RỖI LINH HỒN
Khi tôi quen biết người (mà tôi lấy làm vợ sau này) theo Thiên Chúa giáo, tôi thấy cô gọi một người đàn ông là “cha” và xưng “con”, không phải chỉ khi đi lễ nhà thờ mà ở mọi nơi, mọi lúc. Về sau tôi mới hiểu vì sao có sự ấy. Đó là niềm tin. Không phải chỉ người trẻ mà người già cũng đều có cách xưng hô như vậy, vì ai cũng tin và coi “cha” là người đại diện, là người nhân danh Chúa đem đức tin truyền đến cho mọi người.
Ngày sắp kết hôn, tôi phải theo một lớp học ngắn hạn để dự buổi kiểm tra đánh giá hiểu về Thiên Chúa giáo. Lúc đó, cha Dương Phú Oanh là cha xứ Tình Lam, có trách nhiệm coi sóc các “họ” (họ đạo) thuộc một số xã của huyện Quốc Oai và huyện Chương Mỹ. Cha gặp tôi hai buổi và nói, tôi là giảng viên đại học nên được ưu tiên hơn người khác (lên lớp ít, tự học nhiều). Nhờ thế, chịu khó đọc sách, cuối cùng tôi cũng qua được bài thi kiểm tra. Chương trình học không khó vì chủ yếu giáo huấn đức tin và lối sống nhân ái, hoà đồng,... Tôi là một người đã đọc khá nhiều sách ở lĩnh vực khoa học xã hội nên tiếp nhận cũng nhanh và dễ dàng. Tuy nhiên, tôi muốn nhắc lại một việc: Lúc đầu tôi chưa thông tỏ, cứ thắc mắc, tại sao lấy vợ phải học qua lớp? Với tôi, việc đó lạ lẫm vô cùng. Nhưng tôi được giải thích: Người không theo đạo, ai cũng phải học. Đó là yêu cầu bắt buộc. Vì về luật pháp, việc lấy nhau là quyền công dân. Nhưng về tinh thần, không học, không qua được kì thi kiểm tra sẽ không được làm lễ cưới ở nhà thờ. Khi đó, bà con trong họ đạo sẽ không đến, chỉ có vài người ruột thịt gần nhất... Như thế, hạnh phúc đã có phần “thiếu hụt” không nhỏ về đời sống tinh thần. Các cụ dạy: “Vạn sự khởi đầu nan”. Cưới mà tẻ nhạt và bị cộng đồng xa lánh thì đâu còn là niềm vui? Vả lại, những điều mình thọ giáo lại chỉ toàn là điều tốt đẹp. Không bắt buộc học mà biết cũng rất có ích.
Sau khi chúng tôi thành hôn, tôi vẫn hỏi thăm cha Oanh trong những câu chuyện hằng ngày. Từ lúc về hưu, cha cư ngụ ở Nhà thờ Phượng Bãi, phường Biên Giang, quận Hà Đông, không ở Nhà thờ Tình Lam nữa nên tôi rất ít gặp. Đến khi thành lập Câu lạc bộ Phương Đông, vợ tôi có nguyện vọng muốn được giúp đỡ cha vì cha đã bị đột quỵ và tiểu đường khá nặng, lại thêm cả chứng huyết áp và bệnh đau xương nữa. Đối với vợ tôi, cha là một hình ảnh thiêng liêng và có công không nhỏ trong cuộc đời của người xứ đạo. Vì vậy, tình thương cha từ nàng đã lan toả sang tôi. Một ngày nghỉ, vợ tôi đưa tôi đến Nhà thờ Phượng Bãi gặp cha. Cha đã 82 tuổi, đi lại chậm chạp vì đau ốm, mắt hơi nhèm, tinh thần cũng rất mệt mỏi. Chúng tôi tâm sự, trao đổi về vấn đề sức khoẻ và mời cha tham gia lộ trình trải nghiệm tại Câu lạc bộ Phương Đông để cải thiện bệnh tiểu đường và các căn bệnh đang mắc. Lúc đầu cha chưa tin lắm vì nó rất mới lạ. Chỉ ăn thôi làm sao cải thiện được bệnh nan giải của tuổi già? Tôi đã dành nửa buổi để phân tích cho cha nghe các nguyên lí của y học phương Đông và cách vận dụng thành quả của khoa học tế bào vào việc “cân bằng” lại các chỉ số trong cơ thể. Khi cho cha kiểm tra qua máy quét của Nhật, các chỉ số trong cơ thể cha thật đáng quan ngại. Mỡ nội tạng cao tới 17, mỡ cơ thể cũng quá nhiều. Cân nặng của cha cũng vượt chỉ số cho phép tới 7,8kg. Đây chính là nguồn gốc của đột quỵ, tiểu đường, đau xương khớp,... mà cha đang chịu đựng. Tôi giải thích cho cha biết, cha bị đột quỵ vì: Thông thường, mỡ nội tạng ở chỉ số 12 là có thể xảy ra đột quỵ rồi. Sức khoẻ của cha đang vượt quá báo động đỏ (rất nguy nan)... Cha nghe lơ mơ nhưng cũng đồng ý tham gia lộ trình. Tuần đầu tiên là tuần rất khó khăn bởi theo thực đơn mới, cha phải thay đổi thói quen ăn uống bấy lâu nay. Thỉnh thoảng cha quên (vì tuổi già), lại ăn thêm củ khoai hoặc uống thêm cốc sữa... Do đó, tiến độ diễn ra chậm. Vấn đề giảm cân đã có kết quả. Nhưng ăn theo cách mới, cha vẫn thèm mấy thứ đã quen. Lại ăn. Lại không mấy thay đổi... Đã có lúc cả cha và chúng tôi đều thấy bi quan. Theo kinh nghiệm, tất cả những ai không nghiêm túc hoặc thiếu kiên trì thì đều không thành công và dễ bỏ cuộc. Nhưng nếu cứ để cha như vậy, thật không yên lòng. Điều đầu tiên cần khắc phục là phải nghiêm túc thực hiện và lắng nghe huấn luyện viên chia sẻ mới tiếp thu được kiến thức để vận hành hằng ngày (gồm 21 bài cơ bản). Vợ tôi động viên, mong cha chịu khó đi ra Câu lạc bộ. Mỗi lần cha đi taxi ra, vợ tôi thường đãi cha tiền taxi lượt về để cha phấn khởi (cũng có khi cả hai lượt). Thấy sự tận tình của vợ tôi, cha bắt đầu cố gắng. Sau gần ba tháng, sự thể đã khác nhiều. Nhờ nghiêm túc thực hiện lộ trình mới, xương cốt cha không còn đau nữa. Cha đi lại nhanh hơn mỗi khi xuống các nhà thờ hoặc đi làm lễ cho giáo dân trong xứ mỗi khi họ có công việc. Tuổi 82 của cha như trẻ lại với một phong độ mới. Nét mặt cha linh hoạt hơn rất nhiều so với lần đầu đến chỗ chúng tôi. Mỡ nội tạng trên cơ thể cha nay đã xuống 13,5 (giảm được 3,5 chỉ số). Đó là điều vô cùng kì diệu. Nhờ việc mỡ nội tạng được đẩy xuống, bệnh tiểu đường của cha cũng thuyên giảm căn bản (Trước phải tiêm 20 đơn vị / ngày, nay chỉ tiêm một nửa. Đêm cha đã ngủ ngon vì bệnh xương khớp không còn hành hạ.).
Mấy ngày lễ Noel, tôi định sắp xếp công việc vào thăm cha, nhưng bận quá không đi được. Vợ tôi vẫn thường xuyên đi lại chăm sóc cha như chăm sóc cha đẻ của mình. Hơn thế, thấy hoàn cảnh cha không có con, cả đời tận tuỵ theo Chúa, ban phước lành cho mọi người, vợ tôi càng xúc động. Khi thấy em gái cha là cụ Dương Thị Lịch, một cụ già cũng có nhiều bệnh lí và ở hoàn cảnh không có con, vợ tôi rất mủi lòng. Hai anh em sống với nhau, già nua như thế mà sức khoẻ không tốt, ốm đau thường xuyên thì không gì khổ bằng. Cán bộ của Câu lạc bộ cũng dành nhiều thời gian chia sẻ, động viên để em gái cha cùng thức nhận rõ tác dụng lớn lao của liệu pháp cân bằng. Từ thực tế cải thiện sức khoẻ của cha Oanh, cụ Lịch đã có tâm thế chủ động đón nhận liệu pháp, gọi là “món quà sức khoẻ” mà Câu lạc bộ trao tặng. Sức khoẻ của cụ Lịch nhờ thế cũng đã tốt lên rất nhiều. Ngày 29-12-2023, tranh thủ thời gian lúc nghỉ chiều tối, cán bộ của Viện đã ghé thăm cha Oanh và em gái cha. Hai cụ vô cùng phấn khởi, cảm ơn Viện và Câu lạc bộ đã tận tình giúp đỡ. Nay cha đã làm thẻ hội viên của Câu lạc bộ và bắt đầu được hưởng chế độ ưu đãi đầu tiên. Điều đó làm tôi xúc động vô cùng. Tôi càng thấy hướng đi chiến lược của Viện trong việc chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng là vô cùng cần thiết.
Powered by Froala Editor