Admin

datetime.u_day

ĐỘT QUỴ VÀ TAI BIẾN Hữu Đạt

Trong khoảng chục năm trở lại đây, số lượng người đột quỵ và tai biến mỗi ngày một nhiều. Khi tham dự Hội nghị Đào tạo cấp Quốc tế ở Thái Lan tháng 5/2025, chúng tôi đã được thông báo về tình trạng chung trên thế giới: Số người đột quỵ bắt đầu xảy ra ở độ tuổi trung niên mà thậm chí còn xảy ra cả với người còn trẻ. Vậy nguyên nhân từ đâu?

 

Powered by Froala Editor

ĐỘT QUỴ VÀ TAI BIẾN

Hữu Đạt

Trong khoảng chục năm trở lại đây, số lượng người đột quỵ và tai biến mỗi ngày một nhiều. Khi tham dự Hội nghị Đào tạo cấp Quốc tế ở Thái Lan tháng 5/2025, chúng tôi đã được thông báo về tình trạng chung trên thế giới: Số người đột quỵ bắt đầu xảy ra ở độ tuổi trung niên mà thậm chí còn xảy ra cả với người còn trẻ. Vậy nguyên nhân từ đâu?

 

Về cơ bản, đột quỵ là do tình trạng thiếu oxy lên não. Tình trạng này bắt nguồn từ việc máu không được lưu thông một cách cách bình thường. Gốc rễ của nó bắt nguồn từ hai bộ phận là tim hoặc phổi. Hiểu đơn giản, đó là hiện tượng tắc nghẽn mạch máu hoặc tắc khí ở phổi. Như thế, xét cho cùng, đột quỵ xảy ra liên quan đến hai vấn đề: khí và huyết. Nhìn theo cơ chế âm- dương thì dù khí (dương) hay huyết (âm) bị đột biến đều có thể dẫn đến đột quỵ.

 

Giải nghĩa theo chữ, đột là đột ngột, quỵ là gục xuống. Xét về lô gich, thì cơ thể không thể có sự đột nhiên gục xuống mà đó là hậu quả tích tụ của một quá trình - Một sự chuyển hóa âm thầm trong cơ thể diễn ra qua nhiều ngày tháng, nhưng ta không biết hoặc đôi khi cảm thấy nhưng mơ hồ như một cái bóng, thoắt ẩn thoắt hiện. Nói cách khác, với độ tinh vi, hoàn hảo của bộ máy cơ thể, những hiện tượng bất thường đều đã được dự báo trước bằng các dấu hiệu (ví dụ: hay hoa mắt chóng mặt, thỉnh thoảng thấy đau nhói ở tim, huyết áp lên xuống không ổn định…). Nhưng vì chúng ta thiếu kiến thức lại thêm chủ quan, ngó lơ mọi chuyện, nên cuối cùng đã phải nhận kết cục không mong muốn.

 

Như thế, về nguyên lí, không bao giờ có chuyện một người khỏe thực sự lại có thể đột quỵ  Một người đột quỵ bao giờ cũng mang bệnh sẵn trong người nhưng bản thân không biết, không nhận ra, nên cứ nghĩ rằng mình khỏe. Bởi hàng ngày họ vẫn làm việc, vẫn ăn uống bình thường, nhưng họ không phải là người khỏe thực sự mà chỉ là “khoẻ giả”. Theo tính toán của Tổ chức y tế thế giới thì thực tế chỉ có 5% số người khỏe thật, 20% số người mắc bệnh và 75% số người thuộc nhóm khỏe giả. Đó là những người mắc bệnh ở cấp độ “chưa phải đi viện” nhưng thực tế thì bệnh viện lại đang chờ đợi ở phía trước. Vì sao vậy?

 Chúng ta vẫn nghe quen cụm từ “tắc động mạch vành”. Biểu hiện của nó là tức ngực, khó thở, tim đập mạnh. Chỉ khi xuất hiện các triệu chứng đó chúng ta mới chịu tới bệnh viện. Bác sĩ kê đơn và yêu cầu phải điều trị. Lúc đó là lúc bệnh đã phát triển lên tới 70%, một cái ngưỡng mà bệnh biểu lộ ra bên ngoài bằng các dấu hiệu như đã nói. Còn trước đó, động mạch tắc 30%, 40%, 50%, thậm chí 60%  thì bộ máy của cơ thể vẫn nỗ lực chống đỡ quyết liệt. Điều này giống như một đất nước, khi có những bấn loạn xảy ra, các cơ quan an ninh, quân đội và bộ máy pháp luật đồng loạt tập trung giải quyết. Khi sự bấn loạn phát triển ngày càng cao, bộ máy không giải quyết được, người ta buộc phải nhờ sự hỗ trợ từ bên ngoài. Sự cố đó giống như cơ thể. Khi bệnh phát triển đến 70%, người ta phải nhờ đến bác sĩ chứ bộ máy bên trong không thể tự khắc phục.

 

Với người đột quỵ, sự khỏe giả được che giấu bởi những cố gắng tạm thời của cơ thể giống như nỗ lực của chiếc xe máy. Mỗi khi bị hỏng hóc, người ta thuờng sửa chữa bằng việc thay ốc vít,  săm, lốp hay bộ phận nào đó làm cho việc nổ máy hoặc chuyển động bị khó khăn. Khi chiếc săm, lốp bị một lỗ thủng nhỏ, xe vẫn có thể chạy đến lúc không chạy được nữa thì vá. Nhưng khi săm lốp được vá nhiều lần đã quá xung yếu thì, chỉ cần một cú xóc nhỏ, nó lập tức nổ tung như tiếng pháo. Lúc đó, chủ nhân thường gặp tai nạn. Đột quỵ giống như vậy. Nhẹ thì gây ra méo mồm, liệt tay chân, gọi là tai biến (có khi nửa người, hay toàn thân). Nặng thì ra đi mà cấp cứu không kịp. Đây là trường hợp xảy ra với hai đồng nghiệp học dưới tôi mấy lớp. Trước khi họ bị đột quỵ tôi đã nhắc nhở họ đến Trung tâm kiểm tra (miễn phí), nhưng họ chủ quan nghĩ rằng, các chỉ số khám tại bệnh viện vẫn chưa đang ổn. Nhưng như tôi đã nói, khi bệnh chưa tiến triển tới 70% thì các chỉ số chưa hiện lên. Do thiếu hiểu biết về Y học dinh dưỡng nên cả hai bạn đồng nghiệp của tôi đã ra đi trong trường hợp rất đáng tiếc. Một người thì chơi bóng bàn vào cuối giờ làm việc, vừa xong séc là bị gục xuống. Một người thì sau lúc tỉnh dậy buổi sáng, đánh răng rửa mặt xong, thấy nhói ở ngực. Cả hai đều cấp cứu không kịp.

 

Nhiều người quan niệm rằng, sống chết có số. Tôi không phủ định điều ấy. Tuy nhiên, sự hiểu biết về khoa học sức khỏe sẽ thật có ích khi chúng ta muốn tự cứu số phận của mình trong những trường hợp có thể. Rất nhiều người đã từng gặp nguy nan, nhưng biết tiếp cận khoa học đúng đắn thì sự sống vẫn mỉm cười với họ. Ở Trung tâm An nhiên Phương Đông, chúng tôi được chứng kiến nhiều cảnh ngộ có thể xem là những bài học đắt giá với bất cứ ai có niềm khát khao được sống. Xin dẫn một trường hợp cụ thể đã xảy ra. Có hai anh em trong một gia đình. Người anh từng bị ung thư cách đây 4 năm, nhưng ông là nhà khoa học, biết tiếp cận cái mới, nên đã chủ động đến với khoa học dinh dưỡng để trải nghiệm qua chia sẻ của một bạn vong niên cùng ngành. Đến nay, ông đã lấy lại được sức khỏe và làm việc rất tốt. Em trai ông, bị ung thư sau mấy năm. Nhờ vào kinh nghiệm, ông đã thuyết phục người em đến Trung tâm trải nghiêm phương pháp cân bằng. Người em trai cũng đã đến Trung tâm kiểm tra. Các chuyên gia đã tận tình xây dựng cho ông liệu pháp, giúp ông lấy lại sức khỏe. Ông thực hiện được vài ngày thì bỏ cuộc, do các con không ủng hộ. Bởi họ quan niệm rằng, ung thư đằng nào cũng chết. Chắc ông cũng nghĩ như vậy nên không muốn tiêu tốn thêm tiền của các con (mặc dù thực hiện qui trình của Y học dinh dưỡng lại rẻ hơn rất nhiều lần so với các phương pháp chữa trị hiện tại) . Kết quả là ông đã ra đi, mặc dù xét về mức độ ung thư thì ông còn nhẹ hơn người anh trai. Đó mới là điều đáng tiếc.

 

Khi tiếp xúc với nhiều người, tôi chợt hiểu rằng, bất cứ ai khi có bệnh cũng khao khát được khỏi. Thế nhưng, khi đến với Y học dinh dưỡng thì phần lớn lại gặp rào cản từ con cái hoặc người thân trong gia đình. Một là, chúng ta có thói quen tư duy “trăm sự nhờ bác sĩ”. Hai là, phần lớn chúng ta ít đọc, ít tìm hiểu những phát minh mới về khoa học. Đặc biệt là thành tựu của khoa học tế bào. Đây là cây bảo kiếm khi nó được kết hợp với tinh hoa của Y học phương Đông để cứu giúp người bệnh. Cũng nhờ đó mà bao người được dự báo trước về đột quỵ, tránh được tai họa bất thường xảy ra.

 

 

 

 

 

Powered by Froala Editor