datetime.u_day
Y HỌC DINH DƯỠNG – MỘT KHÁI NIỆM CẦN BIẾT Hữu Đạt
Trong con mắt của Tây y, tiểu đường, gout, ung thư, thoát vị đĩa đệm, xương khớp … đều được gọi là “bệnh”. Với những người làm Y học dinh dưỡng, đó không phải là “bệnh” thực sự mà là kết quả của quá trình chuyển hóa do ăn uống, sinh hoạt.
Powered by Froala Editor
Y HỌC DINH DƯỠNG – MỘT KHÁI NIỆM CẦN BIẾT
Hữu Đạt
Nhiều người trong chúng ta còn xa lạ với khái niệm Y học dinh dưỡng. Điều đó xuất phát từ thói quen. Bấy lâu nay chúng ta vốn chỉ tiếp xúc với các khái niệm Đông y và Tây y. Hiểu đơn giản: Đông y là y học của người phương Đông, còn Tây y là y học của người phương Tây. Đó là hai trường phái lý thuyết hình thành từ hai hoàn cảnh và hai nền tảng lí luận hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau này, đôi khi tạo ra tính kì thị, bất hợp tác. Phải mãi đến gần đây, cả hai giới mời thừa nhận rằng, việc Đông Tây y kết hợp đã đem lại nhiều kết quả mà người ta không ngờ tới. Tuy nhiên sự kết hợp này, dù có nhiều kết quả như vậy nhưng vẫn không đem lại mong muốn. Nhiều loại bệnh như: tiểu đường, gout, ung thư… dù đã được điều trị theo Đông Tây y kết hợp vẫn không giải quyết được. Chẳng hạn, đỉnh điểm của giải quyết ung thư là xạ trị. Nhưng rồi, người thực hiện xạ trị cũng chỉ kéo dài được khoảng vài ba năm, cuối cùng vẫn ra đi.
Trong con mắt của Tây y, tiểu đường, gout, ung thư, thoát vị đĩa đệm, xương khớp … đều được gọi là “bệnh”. Với những người làm Y học dinh dưỡng, đó không phải là “bệnh” thực sự mà là kết quả của quá trình chuyển hóa do ăn uống, sinh hoạt. Để phân biệt với các bệnh di truyền hay bệnh di vi rút gây ra, người ta gọi đó là “bệnh chuyển hóa”. Khi giải quyết các bệnh chuyển hóa, cả Đông y và Tây y đều bất thành. Một lý do mà cả hai giới Đông y và Tây y đều không nghĩ đến là họ chỉ chăm chăm điều trị theo cách quen thuộc: uống thuốc, hoặc kết hợp uống thuốc và tiêm. Kết quả là, sau mỗi đợt điều trị, bệnh tình của bệnh nhân chỉ thuyên giảm một thời gian, sau đó trở lại và tiếp tục tăng nặng hơn. Nhưng chẳng còn cách nào khác, họ phải thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Chẳng hạn, trên thực tế, có nhiều người bị bệnh xương khớp khi điều trị Đông y không dứt điểm được, họ phải tìm đến Tây y. Họ uống thuốc. Sau mỗi lần tái bệnh, liều lượng lại được đẩy cao hơn. Rồi, cao hơn nữa, họ phải tiêm để dứt cơn đau vì không tiêm, cơ thể không chống lại được. Cứ như thế, bệnh của họ cứ nặng lên theo thời gian.
Tôi có một người bạn học thời đại học, sinh năm 1951. Mùa xuân năm 2024, trong một lần Hội khóa, tôi thấy bạn phải dùng nẹp lưng, đi lại rón rén. Tôi đã giới thiệu phương pháp của Y học dinh dưỡng mà tôi gọi bằng cụm từ “Liệu pháp sức khỏe mới”. Bạn nghe có vẻ thờ ơ. Tôi dặn bạn là khi nào bế tắc nhất hãy gọi cho tôi và khuyên nghị rằng, nếu bạn cứ chữa theo cách hiện tại thì không khỏi được. Lý do: Cơ thể mất cân bằng âm-dương nghiêm trọng. Vấn đề là phải tái cấu trúc lại tổng thể và các bộ phận. Bạn hỏi: Bằng cách nào? Tôi bảo: Bằng cách ăn. Bạn cười: Ăn mà khỏi bệnh thì cần gì bệnh viện nữa. Tôi tặng bạn cuốn “Kì bí đi tìm Y lí phương Đông” (Nxb Thông tin và Truyền thông, 2024) và nhắc bạn cứ đọc kĩ rồi sẽ tìm thấy một cái gì trong đó.
Giữa tháng 5/2025, tôi đang đi dự Kỳ nghỉ Tri ân tại Quảng Ninh, bất ngờ bạn gọi điện cho tôi và nói: Tôi muốn đến chỗ ông. Ông cho tôi địa chỉ, thời gian. Trò chuyện xong, tôi hẹn bạn sáng hôm sau qua văn phòng của Trung tâm An nhiên 1 tại Phùng Khoang, Phường Trung Văn (Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội) để kiểm tra. Sau khi có kết quả, các chuyên gia sẽ tư vấn và hướng dẫn cụ thể. Đầu giờ bạn đến, đúng theo hẹn. Tất cả các thành viên đang trải nghiệm và học tập tại Trung tâm đều nhất loạt gọi bạn là “cụ”. So với lần gặp khi Hội khóa, bạn yếu đi rất nhiều, chân run run không đứng vững, lưng còn hẳn xuống. Nhìn thấy rất thương.
Sau kết quả kiểm tra, các chuyên gia đã phân tích cho bạn khá kỹ nguyên nhân và hậu quả đang xảy ra trên cơ thể bạn. Họ xây dựng cho bạn một công thức gọi là “Gợi ý bữa ăn” (thực đơn) thực hiện trong 10 ngày. Tôi cũng đã xem tờ khảo sát và giật mình vì biết, cơ thể bạn đang thiếu quá nhiều dưỡng chất. Điều đó khiến tỉ lệ cơ của bạn quá thấp: 2,9 /47 kg trọng lượng. Với chiều cao 1,41 mét thì trên tổng thể, bạn đã mất cân bằng nghiêm trọng. Phần dương quá thấp, phần âm quá cao. Trong lúc tỉ lệ xương của bạn chỉ còn 1,5 thì việc cơ thể thừa từ 6 -7 kg trọng lượng, hàng ngày bạn sẽ phải nhận tác động lực lên khung xương từ 25 đến 28 kg. Đó chính là nguyên nhân làm cho lưng bạn còng xuống và đôi chân run run, đứng không vững, ngay cả khi có người đỡ bên cạnh. Ngoài ra, bạn còn có một ổ bệnh. Tất cả những điều ấy dẫn bạn đến con đường suy sụp cơ thể.
Y học Dinh dưỡng rất chú ý đến cân bằng để tạo ra con số kì diệu về việc quản lí calorie, gọi là con số kì diệu đạt được trong các bữa ăn. Thật đáng mừng, sau hai ngày bạn thực hiện lộ trình của Y học dinh dưỡng, chân bạn cảm thấy vững vàng hơn, tự tin hơn. Ban điều hành thông báo kết quả, bạn đã giảm được 0,6 kg mỡ thừa, đồng thời lượng cơ bắp tăng lên gần 0,3 kg. Nghe chuyên gia của Viện chia sẻ, bạn bắt đầu hiểu thế nào là Y học dinh dưỡng và giá trị tuyệt vời của nó. Cũng nhờ đến trải nghiệm tại đây, bạn biết được, trong ngành chuyên của bạn đã có mấy vị GS, TS qua Trung tâm An nhiên Phương Đông thực hiện lộ trình. Nhờ đó, họ đã khỏe mạnh trở lại (một người bị ung thư đường ruột và một người bị xương khớp quá nặng).
Ông Vương Đào, người Trung Quốc, là giảng viên & là bác sĩ chẩn đoán bệnh tại bệnh viện Đại học Y khoa Hà Bắc (TQ), TS Bệnh lý học , chuyên ngành Ung thư phổi tại Đại học Tokyo (Nhật Bản), người từng điều trị Đông Tây y kết hợp nhận định: “…một thang thuốc không cho ta được đầy đủ đạm, vitamin, khoáng chất. Cho dù có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất này thì cũng không thể có hàm lượng cân bằng được”. Rõ ràng, một thầy thuốc Đông y giỏi nhất cũng không thể trả lời: Một thang thuốc có bao nhiêu vitamin B, có vitamin C, E…không? Nếu có là bao nhiêu? Như thế, nếu cần 800 vitamin E cho thang thuốc này, thầy thuốc có cung cấp đúng được hàm lượng cần có?
Điều tuyệt vời của Y học dinh dưỡng là nó có thể trả lời các câu hỏi đó nhờ hỗ trợ của khoa học tế bào. Với thành tựu của 300 nhà khoa học hàng đầu nước Mỹ, các câu hỏi hóc búa này đã được giải quyết qua cấu trúc của “bữa ăn lành mạnh”.
Nếu nói nôm na là dùng ăn để chưa bệnh thì rất khó ai tin, nhưng nếu dùng đúng tên gọi của nó: Dùng Y học Dinh dưỡng để chữa bệnh, người ta sẽ lờ mờ nhận ra diện mạo của nó.
Trở lại với Y học cổ truyền ( Đông y), không ai phủ nhận rằng, đó là nền Y học được xây dựng dựa trên chất liệu của cỏ cây. Bản chất của nó là sử dụng chất dinh dưỡng lấy từ thực vật theo một qui trình đun nấu kỳ công gọi là “sắc thuốc” để chắt lọc ra những gì tinh tuy nhất. Đây là kiểu chiết suất thô bằng cách làm thủ công nên không tránh được sự “thất thoát” do quá trình bốc hơi. Ước tính chung, mỗi nồi thuốc bắc sau khi sắc sẽ hao tổn khoảng 30% dưỡng chất, cho nên công hiệu của nó chỉ đạt 70%. Với cách tinh chế, chiết xuất từ các phòng thực nghiệm khoa học, kiếu như F1 (bữa ăn lành mạnh), các loại dưỡng chất không bị bốc hơi nên được đảm bảo gần như 100% giá trị.
Dù điều trị bằng thuốc bắc hay thuốc tây, ăn vẫn là khâu không thể thiếu. Bởi ăn hàng ngày tạo ra phần dưỡng chất cơ bản mà thiếu nó, thuốc sẽ giảm thiểu hoặc mất đi tác dụng. Riêng điều trị thuốc tây, càng dùng thuốc nhiều càng phải tăng khẩu phần ăn để, một mặt có thêm sức, chống lại sự mệt mỏi do kháng sinh đưa vào cơ thể; mặt khác làm tăng khả năng đề kháng của các bộ phận trong lúc cơ thể yếu, các loại vi rút đang rình rập tấn công.
Đông y và Y học Dinh dưỡng, về bản chất, đều được xây dựng trên lí thuyết cân bằng – một nguyên lí triết học duy vật đích thực. Cả một thời kì lịch sừ rất dài, người ta coi thuyết cân bằng âm-dương là thuyết thuộc về tâm linh. Nhưng cách hiểu đó chưa phản ánh đúng tên gọi của nó. Nhìn sâu xa, thuyết âm-dương là nguyên lí phổ biến về sự tồn tại cũng như quá trình vận động, phát triển của sự vật và thế giới. Chính vì thế, khi áp dụng nó vào nghiên cứu xã hội, Các Mác gọi đó là qui luật đấu tranh của các mặt đối lập, còn người xưa nói rất ngắn gọn bằng một câu kiểu thành ngữ: “Cùng tắc biến, biến tắc thông”.
Tất cả các loại bệnh chuyển hóa đều là kết quả của quá trình vận động phi tổ chức của các loại dưỡng chất khi nạp vào cơ thể. Người làm Y học dinh dưỡng cần căn cứ vào mỗi loại bệnh và mỗi cá nhân cụ thể dựa vào chiều cao, lứa tuổi, cân nặng, để xây dựng một chế độ ăn hợp lí trong phối hợp các dưỡng chất như: chất đạm, tinh bột, chất chất béo, vi ta min. Các dưỡng chất này khi được tính toán cẩn thận sẽ giúp cho người bệnh lập lại thế cân bằng, nhỏ nhất từ tế bào và lớn nhất là tổng bộ cơ thể. Khi đó, chúng ta sẽ làm chọ cơ thể từ “biến” trở thành “thông” (biến tắc thông). Điều này cũng giống như xã hội: Khi mọi thứ hai hòa thì xã hội luôn phát triển và có tính bền vững.
Powered by Froala Editor