Viện phương đông

3 tháng trước

“Tiếng Việt từ TK 17: các cách dùng cái đồng, kính, gương … chiếu kính, soi gương, soi đồng, ống dòm” (phần 45) Nguyễn Cung Thông

Phần này bàn về các cách dùng cái đồng, kính, gương - chiếu kính, soi đồng, soi gương từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. 

Powered by Froala Editor

“Tiếng Việt từ TK 17: các cách dùng cái đồng, kính, gương … chiếu kính, soi gương, soi đồng, ống dòm” (phần 45)

      Nguyễn Cung Thông[1]

Phần này bàn về các cách dùng cái đồng, kính, gương - chiếu kính, soi đồng, soi gương từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ), điều này cho ta dữ kiện để xem lại một số cách đọc chính xác hơn cùng với các dạng chữ Nôm cùng thời. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là các tài liệu chép tay của LM Philiphê Bỉnh (sđd) và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false. Các chữ viết tắt khác là Nguyễn Cung Thông (NCT), Hán Việt (HV), Việt Nam (VN), ĐNA (Đông Nam Á), LM (Linh Mục), CG (Công Giáo), PG (Phật Giáo), TVGT (Thuyết Văn Giải Tự/khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), TV (Tập Vận/1037/1067), TNAV (Trung Nguyên Âm Vận/1324), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), TViB (Tự Vị Bổ/1666), TTTH (Tứ Thanh Thiên Hải), KH (Khang Hi/1716), P (tiếng Pháp), A (tiếng Anh), L (tiếng La Tinh), VNTĐ (Việt Nam Tự Điển/Hội Khai Trí Tiến Đức), ĐNQATV (Đại Nam Quấc Âm Tự Vi/1895) …v.v… Kí, kì còn có thể viết là ký/kì (Kí  ~ tên người, tên sách) và trang/cột/tờ của VBL được trích lại từ bản La Tinh để người đọc tiện tra cứu thêm. Tương quan Hán Việt ghi nhận trong bài không nhất thiết khẳng định nguồn gốc của các từ liên hệ (có gốc Việt cổ hay Hán cổ).  

1. Cái đồng là gương, kính

1.1 VBL trang 236 ghi cái đồng là speculum (La Tinh, lại có gốc là động từ specio nghĩa là xem xét, quan sát - so với cái soi[2] hay giám HV ), chỉ cái gương soi - thành ra soi đồngsoi gương (VBL trang 693). 

 VBL trang 236

Nguyên nhân đồng tương đương với gương soi là từ thời cổ đại người xưa đã dùng kim loại đồng đánh bóng để có thể nhìn thấy hình phản chiếu hay soi sáng chỗ tối ... Đồng (thường pha một ít kim loại khác như thiếc) không cứng và dễ đánh bóng nên thích hợp làm kính phản chiếu (gương soi). Chữ đồng HV viết bằng bộ kim  (kim loại) hợp với chữ đồng  (thành phần hài thanh), đồng  chỉ kim loại màu đỏ - hay là ‘vàng đỏ’ (xích kim 赤金) của thời xưa. Nét nghĩa trên đã mở rộng để chỉ các đồ vật làm bằng đồng (đồ đồng - Béhaine/1772-1773) như gương soi, lư hương, tiền bạc (một đồng, hai đồng, đồng tiền) ...v.v...

- "Kính bồn sảng sảng chậu đồng" - Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa[3]

Kính dịch Nôm là đồng (gương soi) trong Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa : td. hình chụp trang 149 (hay 40a) bên trên ghi kính bồn ~ chậu đồng, phù hợp với nghĩa của đồng thời VBL. Để ý chữ Nôm đồng viết bằng chữ đỗng  (hay động - theo các tài liệu HV hiện nay) ; thật ra chữ này còn có thể đọc là đồng[4] (bình thanh): 徒紅切 đồ hồng thiết (QV), 徒東切音同 đồ đông thiết, âm đồng (TV, LT). Ngoài ra, trang 148 cũng có đoạn "Cổ kính gương cũ để lâu chẳng nhìn" - xem hình chụp bên dưới :

Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa trang 148 (hay 40b)


[1] Nghiên cứu ngôn ngữ độc lập ở Melbourne (Úc) – email nguyencungthong@gmail.com 

[2] cái soi là cái kính coi mặt, cái kiến con mắt (ĐNQATV) - để ý kiến không có -g. Lần đầu người viết (NCT) rất ngạc nhiên khi nghe người Rạch Giá (miền Nam VN) dùng cái soi để chỉ kính, nhưng nghe nhiều thì cũng quen.

[3] "Từ điển song ngữ Hán Việt - Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa" Hoàng Thị Ngọ khảo cứu, phiên âm, chú giải - NXB Văn Học (Hà Nội - 2016).

[4] Điều này cho thấy người trước biết rất rõ cách đọc chữ Hán so với thời nay?

 

Tú long hiểu kính đồ 綉櫳曉鏡圖 - tranh vẽ[1] bởi Vương Sân 王詵 thời Tống (TK 11). Tranh cho thấy một vị phu nhân đang soi gương đồng trong phòng trang điểm với hai nữ gia nhân. Mặt sau của kính (gương đồng) thường có những hình thú vật trong huyền thoại hay cảnh thiên nhiên (td. cây cối, sông núi): hình sau là mặt sau của một gương đồng thời nhà Đường - trích từ trang https://www.comptonverney.org.uk/bronze-mirrors-reflections-of-china/ .

  Mặt sau gương đồng với rồng ba móng chân 


[1] Trích từ bài viết Traditional Chinese Bronze Mirror History & Meaning (2023) trang này https://www.newhanfu.com/34132.html 


Cũng cần ghi nhận thêm ở đây là kính (gương) bằng thuỷ tinh chỉ nhập vào Trung Hoa khoảng thời nhà Thanh, từ đó gương đồng càng ngày càng ít người dùng vì không tiện lợi bằng gương thuỷ tinh có mặt sau tráng bạc. Khái niệm về gương (soi) rất khác vào TK 17 và trước đó so với thời nay.

1.2 Gương, gượng trong VBL        

Kính (speculum La Tinh) tương ứng với espelho (tiếng Bồ Đào Nha, có gốc La Tinh là speculum): vào thời VBL, kính cũng là gương và đồng - xem một trang tự điển chép tay từ nguyên bản VBL vào cuối TK 18 bên dưới - trích từ tự điển chép tay lưu trữ trong thư viện Toà Thánh La Mã Borg.tonch.23

 VBL trang 301

Tiếng Mường (Bi) cương là gương cũng giống như VBL trang 301. Trong An Nam Dịch Ngữ[1] thì kính ghi âm đọc là canh HV . Tiếng Việt chỉ dùng hai dạng gương và gượng, không thấy dùng các dạng gưỡng, gưởng, gường, gướng - hay chỉ sử dụng 1/3 tiềm năng của âm này trong ngôn ngữ hàng ngày. 

Tự điển Béhaine, Taberd chép lại hoàn toàn


[1] An Nam Dịch Ngữ (Vương Lộc giới thiệu và chú giải) - NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng (1995).    


1.2.1 Xem lại cấu trúc chữ kính HV: chữ kính  (thanh mẫu kiến  vận mẫu canh thanh 庚青 khứ thanh, khai khẩu tam đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết

居慶切音竟 cư khánh thiết, âm cánh (TVGT, ĐV, QV, TV, LT, VH, CV, TVi, CTT) TVGT ghi 景也 cảnh dã

居映切 cư ánh thiết (NT, TTTH)

居亮切姜去聲 cư lương thiết, khương khứ thanh (VB, TVi) - so với chữ Nôm gương 𦎛   dùng khương làm thành phần hài thanh 

TNAV ghi vận bộ canh thanh 庚青 (khứ thanh)

CV ghi cùng vần/khứ thanh  (kính cánh kính)

Giọng BK bây giờ là jìng (theo pinyin) so với giọng Quảng Đông geng3 và các giọng Mân Nam 客家 [陆腔] giang5 [台湾四县腔] giang5 [头角腔] giang5 [陆丰腔] giang5 [东莞腔] giang5 [宝安腔] giang5 [县腔] giang5 [客英字典] giang5 [语拼音字汇] giang4, tiếng Nhật là kyō và tiếng Hàn là geoul gyeong. Một dạng âm cổ phục nguyên của kính là *kiangh (đọc như ki-ánh tiếng Việt bây giờ), cũng như khuynh hướng đọc thành *kɨəŋ hay gần như cương tiếng Việt bây giờ (theo Vận Bổ). Một dạng chữ Nôm cổ của gương là 𦎛 - chữ khương  hợp với chữ ti/tư  - khương là hài thanh và ti/tư là coi sóc, trông coi (hoạt động khi nhìn gương, soi gương, xem xét[1] mở rộng nghĩa thành quan chức - chữ khương  còn là chữ Nôm gừng. Âm khương chữ Nôm cho ta thấy vết tích âm cổ của kính. VBL ghi gương còn đọc là cương, cùng với cách đọc hậu kì *kương (theo Vận Bổ) cho ta cơ sở liên kết âm kính HV với âm gương tiếng Việt, thanh điệu tuy khác biệt (bình thanh so với khứ thanh) có thể là do thời gian nhập vào tiếng Việt đã lâu nên tạo ra sự thay đổi về thanh điệu như các trường hợp  mồ mộ mô mả,  nghiên nghiền nghiến nghiễn ...v.v... Dạng cương[2] của gương vào TK 17 trong VBL là một minh chứng quan trọng cho thấy tương quan của hai phụ âm cuối lưỡi k - g trong quá trình hình thành tiếng Việt; so sánh các trường hợp tương tự như can - gan, cận - gần, cẩm - gấm, cấp - gấp ... Trong 10 chữ Hán có thành phần là cánh , thì có 4 trường hợp có khả năng đọc thành *kɨəŋ hay gần như âm cương tiếng Việt bây giờ (các chữ số 1, 3, 5, 8):

  2   3   4   5   6   7   8  (kính)  9   10 𧫙

Trừ chữ số 8 - kính HV  thường gặp - các chữ khác là chữ hiếm, td. chữ số 3  (nghĩa là đánh/gõ) có các cách đọc theo phiên thiết 

一敬切 nhất kính thiết (TVGT)


[1] So với nghĩa của chữ tí/tứ  ~ dò xét. Nét nghĩa này cũng hiện diện trong cách dùng tư thiên 司天 trong VBL (quan tư thiên xem xét các vấn đề tính toán như thời giờ, nhật và nguyệt thực/thiên văn ...v.v…).

[2] Theo GS Vương Lộc thì dạng cương cũng hiện diện trong phương ngữ Bắc Trung Bộ (xem ghi chú An Nam Dịch Ngữ, sđd).  

                                                                   ( con nữa)

Powered by Froala Editor