Viện phương đông

2 tháng trước

“Tiếng Việt từ TK 17: các cách dùng cái đồng, kính, gương … chiếu kính, soi gương, soi đồng, ống dòm” (phần 45)

Gương soi (cụ thể) đã mở rộng nghĩa để chỉ một hành động tốt, mẫu mực (trừu tượng) để người ta noi theo hay bắt chước

Powered by Froala Editor

“Tiếng Việt từ TK 17: các cách dùng cái đồng, kính, gương … chiếu kính, soi gương, soi đồng, ống dòm” (phần 45)

      Nguyễn Cung Thông

         ( tiếp bài trước)

1.2.2 Gương, kính mở rộng nghĩa

Gương soi (cụ thể) đã mở rộng nghĩa để chỉ một hành động tốt, mẫu mực (trừu tượng) để người ta noi theo hay bắt chước. Tuy VBL không[1] ghi nghĩa bóng này như các tự điển Béhaine/Taberd sau đó, nhưng lại xuất hiện PGTN như

"Vậy thì làm gương chịu luỵ, vâng phép vua chúa, sự gì chẳng có lỗi đạo." PGTN trang 160-181

"thì đức Chúa Giê Su dùng nhân đức mình làm gương cho ta" PGTN trang 171

"mà vậy làm gương tốt lành, đang bấy lâu năm, cho ta bắt chước và chịu luỵ và khiêm nhường làm vậy" PGTN trang 172

"lấy đức Chúa Giê Su làm gương" PGTN trang 175

"thì đức Chúa Giê Su cũng cầu khẩn, làm gương cho ta xem mà bắt chước vậy" PGTN trang 188

"Trong sách gương truyện rằng: một người ghét nhà kia chẳng có lẽ nào mà tha" Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông - bản Nôm của Maiorica trang 150 (hay 197)

...v.v...

Ngôn ngữ Tây phương không mở rộng nghĩa như vậy, từ nghĩa nguyên thuỷ là chất thuỷ tinh (glass tiếng Anh, verre tiếng Pháp > ve chai), danh từ glass/A và verre/P đã thêm nét nghĩa ly, cốc (cụ thể). Tiếng Anh dùng example, (role) model để chỉ một tấm gương tốt hay mẫu mực đển người ta noi theo. Không những gương đã mở rộng nghĩa, kính (gương đồng, nguyên nghĩa HV) cũng thêm nét nghĩa chỉ chất thuỷ tinh[2] trong tiếng Việt như cửa kính, kính đeo mắt ... Tư duy tổng hợp dẫn đến khuynh hướng mở rộng nghĩa từ gương soi (cụ thể) ra mẫu mực (trừu tượng): ảnh qua gương là ảnh ảo (của một sự vật), nhìn toàn cảnh (tổng thể) thì có thể xem như chỉ một sự vật mà thôi. Tư duy phân tích lại nhìn vấn đề khác hơn: đại diện của sự vật phải là một thành phần thật của sự việc/vật thể, cho nên không dùng 'ảnh ảo' hay gương mà lấy một mô hình cụ thể (model, role model), một phần của vật thể (example/A, exemple/P: từ gốc La Tinh ex- là lấy ra một phần, một mẫu ...). Đây là một chủ đề thú vị nhưng không nằm trong phạm vi bài này.

1.2.3 Cưỡng/cường là gượng

So sánh các cách đọc chữ cường/cưỡng HV  theo phiên thiết

巨良切 cự lương thiết (TVGT, ĐV)

巨良反 cự lương phản (NKVT 五經文字)

巨章切 cư chương thiết (NT)

渠良切音彊 cừ lương thiết, âm cường (TV, VH, LT, CV, TG 字鑑, LTCN 六書正譌, TVi/CTT) (A)

其兩切彊上聲 kì lưỡng thiết, thượng thanh (NT, QV, TV, LT)

舉兩切 cử lưỡng thiết (TV, LT) TV ghi thượng thanh 上聲

其兩切 kì lưỡng phản (NKVT 五經文字)

分二音,不知何據 phân nhị âm, bất hà tri cứ (QV) 

其亮切,彊去聲 kì lượng thiết, cường khứ thanh (TV, VH, CV, TTTH, TVi) (C)

其亮反 kì lượng phản (LKTG)

巨兩切 cư lưỡng thiết (CV, TVi) (B)

斤兩切,羌上聲 cân lưỡng thiết, khương thượng thanh (TVi)

TNAV ghi vận bộ 江陽 giang dương (dương bình) thanh mẫu khê 

TNAV ghi vận bộ 江陽 giang dương (thượng thanh) thanh mẫu khê 

TNAV ghi vận bộ 江陽 giang dương (khứ thanh) thanh mẫu kiến 

CV ghi cùng vần/bình thanh  (cường) (A)

CV ghi cùng vần/thượng thanh  (cưỡng) (B)

CV ghi cùng vần/khứ thanh  (*cưỡng) (C)

...v.v...

Giọng BK bây giờ là qiáng qiǎng jiàng (theo pinyin) so với giọng Quảng Đông goeng6 koeng4 koeng5 và các giọng Mân Nam 客家 [县腔] giong3 kiong2 [语拼音字汇] kiong2 kiong3 [陆腔] kiong2 giong3 giong1 [陆丰腔] kiong3 kiong3 [台湾四县腔] kiong2 giong3 giong1 [宝安腔] kiong2 | giong3, tiếng Nhật kyō tsuyoi shiru, tiếng Hàn kang.

Từ các cách đọc theo phiên thiết trên, ta có cơ sở để liên hệ cường/cưỡng với gượng, cũng như kính hay *kɨəŋ với gương.


[1] Điều này cho thấy LM de Rhodes đã soạn PGTN với một người VN (bản địa) rành tiếng Việt, hay soạn VBL dựa vào các tài liệu tiếng Việt căn bản (thực tế và đơn giản) cần thiết trong buổi đầu truyền giáo.

[2] Thuỷ tinh tiếng Trung Hoa là pha lê (li) 玻璃 hay lưu ly 琉璃, td. cửa kính là pha lê/li song 玻璃


Giọng BK bây giờ là qiáng qiǎng jiàng (theo pinyin) so với giọng Quảng Đông goeng6 koeng4 koeng5 và các giọng Mân Nam 客家 [县腔] giong3 kiong2 [语拼音字汇] kiong2 kiong3 [陆腔] kiong2 giong3 giong1 [陆丰腔] kiong3 kiong3 [台湾四县腔] kiong2 giong3 giong1 [宝安腔] kiong2 | giong3, tiếng Nhật kyō tsuyoi shiru, tiếng Hàn kang.

Từ các cách đọc theo phiên thiết trên, ta có cơ sở để liên hệ cường/cưỡng với gượng, cũng như kính hay *kɨəŋ với gương.

Powered by Froala Editor