Viện phương đông

2 năm trước

Trao đổi với GS.TS.KH Nguyễn Nguyễn Hãn: Nguyên nhân thất bại của chương trình giáo dục (tiếp)

 Nói đến quan niêm, tức là ta nói đến phương pháp. Cách đổi mới mới  biên soạn SGK của ta không dựa trên một cơ sở khoa học nào cả

Powered by Froala Editor

Trao đổi với GS.TS.KH Nguyễn Nguyễn Hãn

               Bài 4: Nguyên nhân thất bại của chương trình giáo dục (tiếp)

PV: - Bài trước, GS đã phân tích thất bại của chương trình giáo dục là do nguyên nhân chúng ta quá vội vã. Nhưng liệu đó có phải là nguyên nhân chính không, thưa giáo sư?

NNH: - Đó chưa phải là nguyên nhân chính. Nguyên nhân chính là chúng ta bị sai về quan niệm.

PV: - Giáo sư có thể nói cụ thể hơn một chút được không ạ?

NNH: - Được chứ! Nói đến quan niêm, tức là ta nói đến phương pháp. Cách đổi mới mới  biên soạn SGK của ta không dựa trên một cơ sở khoa học nào cả. Tôi lấy ví dụ. Trên thế giới, có 5 cường quốc Anh, Nga, Pháp, Đức Mỹ là các nước có nền giáo dục tiên tiến. Thời hiện đại, trong quá khứ, chúng ta đã có một thời theo cách đào tạo của Pháp, rồi của Nga. Hiện nay thì chúng ta không theo nước nào cả. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh còn sống, Cụ có cách lựa chọn rất phù hợp, nên một thời chúng ta đã giành được các kết quả khá tốt. Tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục bao gồm: 1/ “Bỏ phân Ban (trong cải các giáo dục năm 1950), để khẳng định một nền giáo dục toàn diện; 2/ “Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn”  vừa là nguyên lý và phương pháp giáo dục (Báo Nhân Dân, số 2360, ngày 4/9/1960).

         + Tích hợp tinh hoa của thời đại, cách tiếp cận tổng thể  để xây dựng chương trình biên soạn SGK, làm tập trung, tất cả các môn, các lớp, triển khai trong toàn quốc vào năm 1955 và 1975. Do vậy,  kinh phí cho chương trình biên soạn SGK hầu như không đáng  kể. 

+ Kết quả, chương trình nhất quán ổn định lâu dài, các bộ SGK chuẩn được sử dụng hàng chục năm.  Một “nền giáo dục độc lập và  không thu học phí” được thiết lập  trong hoàn cảnh vừa xây dựng chế độ mới và chiến đấu giành độc lâp, thiếu thốn, nghèo đói và gian khổ . Nền giáo dục đó được mọi người đều thừa nhận Giáo dục là một bông hoa đẹp của chế độ! Sau năm 1975, nhiều chính khách nước ngoài kể cả Mỹ, ngạc nhiên và đều ca ngợi nền giáo dục Việt Nam. Năm 1978, trường ĐHTH Hà Nội đã được xếp hạng thứ 27 trong tổng số 78 trường ĐHTH trên thế giới tham dự  họp, được tổ chức tại Australia.

PV: - Lẽ ra, chúng ta phải tiếp tục tinh thần ấy!

NXN: - Chúng ta không kế thừa được các giá trị tích cực của tư tưởng này. Thậm chí, cách chọn người làm lãnh đạo giáo dục cũng là một vấn đề. Ta nhìn lại quá khứ xem cách là việc của Bác để thấy, Bác đã thận trọng như thế nào.

Lúc đầu, Bác Hồ đã chọn GS Nguyễn Văn Huyên (không phải đảng viên) làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục, GS Nguyễn Khánh Toàn-(đảng viên) làm thứ trưởng. Tháng 10/1965, khi chiến tranh leo thang ra miền Bắc, Bác chọn GS Tạ Quang Bửu (đảng viên) làm Bộ trưởng Bộ ĐH& THCN. Họ là những nhà trí thức uyên bác có tâm, có tầm nhìn cùng với thời đại về khoa học, biết kề thừa nền tảng văn minh nhân loại và di sản văn hóa, truyền thống dân tộc để giáo dục và đào tạo các thế hệ trẻ cho đất nước.

PV: - Hiện nay chúng ta khó tìm được các nhà khoa học vừa có trình độ uyên thâm, lại vừa tâm huyết và trong sáng như trước kia.

NXH: Đúng là như vậy. Làm giáo dục phải tính đến lợi ích của đất nước của nhân dân lên trên hết. Không được đặt lợi ích của nhóm hay cá nhân lên trên lợi ích đất nước. Phải nhận thức một cách sâu sắc  rằng, SGK là thứ cung cấp kiến thức chuẩn cho học sinh. Nghĩa là muốn có SGK chuẩn, việc đầu tiên phải làm rõ chuẩn kiến thức trong học thuật. Việc này hết sức hệ trọng trong khoa học. Chuẩn kiến thức là gì ? Có thể dùng một hình ảnh so sánh như  “đoạn tre – dùng làm thước đo” mà người ta thường gác lên xà nhà, sau khi xây nhà xong. Ở đồng bằng Bắc Bộ, qua cái thước đo ấy, người thợ giỏi sẽ biết được kích cỡ , tỷ lệ kèo cột, và hình dung ngôi nhà như thế nào? Tại Liên Bang Nga, theo Luật Giáo dục thì chuẩn kiến thức được thông qua tại Nghị viện (Duma) ít nhất mười năm một lần để có cơ sở xác định trình độ tối thiểu bắt buộc, còn việc sử dụng SGK mới ít nhất phải hơn mười năm (bằng vòng đời của một học sinh phổ thông). Việc biên soạn SGK đổi mới trong mấy chục năm qua, theo ông Trần Kiều - nguyên Viện trưởng Viện KHGD – thừa nhận: “45 năm qua, chưa tìm thấy chuẩn kiến thức”. (Báo Lao động, ngày 1/9/2000).

PV: - Xác định chuẩn kiến thức là nhiệm vụ quan trọng của chương trình SGK, đúng không ạ?

NXH:- Đúng như vậy! Trên thế giới, hiện tồn tại hai cách chính trình bày nội dung kiến thức SGK phổ thông : 1/ Xuất phát từ sự kiện, hiện tượng riêng đến chung tổng quát; 2/   Ngược lại, xuất phát từ những nguyên lý chung đến những kết luận riêng. Xin lấy một ví dụ minh họa: SGK toán ở lớp 8 được NXB của Bộ Giáo dục ấn hành vào năm 1955 (ghi Bộ Giáo Dục, chứ không thấy ghi tên tác giả). Từ các ví dụ cụ thể, như chuyển động đều; diện tích hình tròn …dẫn đến khái niệm Hàm số, được biểu thị bằng toán học sự phụ thuộc giữa các đại lượng. Quãng đường là hàm số của thời gian, diện tích hình tròn là Hàm số của bán kính…Hàm số có thể cho dưới dạng bảng, hay cho bằng đồ thị, hay cho bằng biểu thức giải tích. Cuốn SGK này được dùng ở trường phổ thông Việt Nam 35 năm. Nếu so sánh nội dung của nó với  SGK của Nga hiện nay (2020), cơ bản giống nhau (!). Đối với học sinh năng khiếu, cách dùng khái niệm Tập hợp để trình bày  hàm số. Hàm số như là một ánh xạ giữa các Tập hợp. Mang SGK của học sinh năng khiếu, dạy học sinh đại trà, là sự nhầm lẫn. Cầm cuốn SGK đã xuất bản, tôi đã hỏi các tác giả của nó, đây là SGK phổ thông? Nhiều người không trả lời được rõ ràng? Cụm từ “SGK phổ thông” - đã quy định: kiến thức phổ thông, cách trình bày phổ thông, dễ học dễ nhớ. 

PV: - Như vậy, chúng ta đang sai trong quan niệm về cách đưa kiến thức vào SGK?

NXH: - Sai rất nhiều. Không phải chỉ có các môn tự nhiên, mà các môn thuộc KHXH cũng bị sai rất nhiều. Ông Nguyễn Hữu Đạt từng có cả một cuốn sách nói về sai lầm đó. Ông ấy khẳng định rằng, “mấy chục năm qua, riêng việc dạy văn, chúng ta đang đi thụt lùi”. Có thể tham khảo thêm: Hữu Đạt “Từ Văn học Kháng chiến đến Văn học Đổi mới”, Nxb Hội Nhà văn, 2021).

PV: - Trân trọng cảm ơn ông!

 

 

Powered by Froala Editor