Viện phương đông

2 năm trước

Trao đổi với GS.TS.KH Nguyễn Nguyễn Hãn: Nguyên nhân thất bại của chương trình giáo dục

Sự vội vã tôi nói ở đây không phải là mốc thời gian tiến hành mà là chúng ta chưa có sự nghiên cứu kỹ lưỡng đã vội đưa ra ngay chủ trương. 

Powered by Froala Editor

                          Trao đổi với GS.TS.KH Nguyễn Nguyễn Hãn

                       Bài 3: Nguyên nhân thất bại của chương trình giáo dục

PV: - Trong hai bài trước GS đã nói đến những thiệt hại vô cùng to lớn của chủ  trương đổi mới giáo dục thể hiện qua việc biên soan SGK.  GS có thể cho biết nguyên nhân dẫn đến những thất bại đó?

NXH: - Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng trước hết phải nói là chúng ta vội vã, rất vội vã khi ra mỗi lần ra chủ trương.

PV: - Nghĩa là chúng ta đã tiến hành đổi mới quá sớm.

NXH: - Sự vội vã tôi nói ở đây không phải là mốc thời gian tiến hành mà là chúng ta chưa có sự nghiên cứu kỹ lưỡng đã vội đưa ra ngay chủ trương. Tôi lấy ví dụ. Năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẽ ra dự án thay Chương trình SGK với kinh phí 70.000 tỷ VNĐ - xấp xỉ bằng tiền đòi bồi thường chiến tranh khoảng 3,4 tỷ USD. Trả lời VNexpress ngày 18/4/2014, tôi - Nguyễn Xuân Hãn đã nói: “Thiếu tổng chủ biên, tiền gấp 10 lần-(34 tỷ USD) mà vẫn không làm được sách chuẩn”. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, đã chỉnh rút từ 70.000 tỷ VNĐ xuống còn 700 tỷ VNĐ giảm 100 lần. Số tiền dự kiến ban đầu gấp 10 lần đại án tham nhũng Mobil Fone AVG. Khi biết tin ấy, GS Hoàng Tụy nói với tôi: “Thế cũng đỡ xót tiên dân rồi NXH à!”. Lúc đó, TS Nguyễn Sinh Hùng là Bộ trưởng  Bộ Tài chính, còn tôi NXH là nhà giáo và khoa học. Tại Hội đồng Quốc gia Giáo dục, TS Nguyễn Sinh Hùng ủng hộ cách làm SGK. Nếu nhìn lại, chúng ta sẽ thấy chủ trương đổi mới SGK của ta không dựa trên cơ sở khoa học…

PV: Như vậy, sự vội vã đã gây ra những tổn thất vô cùng to lớn cho nền kinh tế đất nước.

NXH: - Đúng như vậy. Theo số liệu nghiên cứu và tính toán của tôi thì những tổn thất đó vô cùng khủng khiếp. Xin cung cấp  như  sau: Theo GS Nguyễn Ngọc Trân (đại biểu quốc hội), năm 2015, ta vay 3 tỷ USD. Để thực hiện việc thay SGK, từ năm 2002 đến năm 2011, Nhà nước chi 2 tỷ USD. Riêng năm học 2020 -2021, 5 bộ SGK lớp 1, bán gía thấp nhất là 300 - 350 ngàn / 1 bộ thì với 1,72 triệu học sinh lớp 1, số tiền bỏ ra mua SGK sẽ là 5610 tý VND. Tính cả 12 lớp, số tiền sẽ lên hàng vạn tỷ đồng. Một con số quá khủng khiếp (*).

PV: - Thế có nghĩa là chúng ta dùng lý trí luận chứ không dùng khoa học luận?

NXH: -  Chính vì thế, có những đề án kéo dài hơn một thập kỷ như Đề án 9.400 tỷ VNĐ tiền ngân sách đào tạo ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục phổ thông từ (2008-2020) cũng rơi vào tình trạng tương tự và được báo cáo trước Quốc hội là thất bại. Một loạt đề án khác, chẳng hạn,  Đề án «Vay 77 tr. USD cho đổi mới giáo dụtheo so lieu nghien cuu va tinh toan, xin cung cap cho GS cac so lieu sauc Phổ thông và Quyền được thông tin » trong bài của  Nguyễn Thị Lan Hương (mạng gdvn ngày 23/01/2017). Đề án 86 tr. USD vay của Ngân hàng Thế giới, thực hiện mô hình Trường học Mới tại Việt Nam (VNEN), sau lại có dự án 4,2 triệu bảng Anh của RISE (RISE - xác định mục tiêu hoạt động là xây dựng phong trào và hình thành các nhóm xã hội dân sự…) cho nghiên cứu cải thiện giáo dục ở Việt Nam, dự kiến thực hiện năm 2018 đối với việc học và thời gian tại trường của trẻ em cấp tiểu học và trung học cơ sở… Tất cả các đề án đó đều không quan tâm đến truyền thống dạy và học truyền thống. Cho nên,  PGS. Văn Như Cương phải thốt lên « Tôi thắc mắc rằng : nếu thí điểm VNEN thành công thì có đưa vào cải cách giáo dục sắp tới, như vậy toàn bộ truyền thống dạy và học của chúng ta bỏ đi? »  (mạng gdvn ngày 06/12/2015). Bản thân tôi đã từng kêu gọi dừng VNEN trên toàn quốc» (mạng gdvn ngày 05/12/2017).

PV: - Theo GS, việc đổi mới SGK mà không chú ý đến truyền thống dạy và học là một sai lầm?

NXH: -  Đúng là sai lầm. Vì đổi mới nào cũng phải có sự kế thừa. Các chủ trương của ta về biên soạn SGK đã đánh mất hẳn yếu tố quan trọng này.

PV: - Ngoài ra có còn nguyên nhân nào khác, thưa GS?

NXH: -  Có. Đó là quan niệm về đổi mới SGK cần phải thế nào?

-----------------------------   

(*) GS.TSKH Nguyễn Nguyễn Hãn hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả thống kê nêu trong bài.    

  ( còn nữa)

 

 

Powered by Froala Editor