Viện phương đông

2 năm trước

Trao đổi với GS.TS.KH Nguyễn Nguyễn Hãn

   GS NNH: -  Tôi lấy ví dụ. Ngay trong ngành giáo dục của chúng ta, có thể quan sát mối quan hệ Nhân – Quả qua từng thời kỳ. Sản phẩm giáo dục thời nào cũng được tạo ra từ cái Nhân , mà cái Nhân này trước hết liên quan đến con người và chương trình. Vấn đề đầu tiên, chương trình phải được xây dựng từ cái Tâm của người đứng đầu. Sau đó là chủ trương và phương pháp thực hiện.

Powered by Froala Editor

Thông báo!

Trong thời gian vừa qua, chúng tôi có đăng một số bài viết về quan hệ Nhân – Quả, một lý thuyết quan trọng của nghiên cứu văn hóa tâm linh. Các ngữ liệu quan sát thể nghiệm có liên quan đến một số cá nhân cụ thể, vì vậy khi các bài viết đưa lên, nhiều người không tránh được cảm giác nặng nề.

Các kết quả khảo sát ban đầu ở đây chủ yếu mang tính dự báo để tất cả chúng ta cùng chiêm nghiệm và tiếp tục cùng suy nghĩ về mối quan hệ Nhân – Quả trong đời sống. Mục đích của nó không nhằm làm cho bất cứ ai phải trở nên quá mệt mỏi. Bởi vậy, thể theo nguyện vọng của một số cá nhân có liên quan (phản ánh qua người thân và đồng nghiệp), nay chúng tôi sẽ hạ  các bài viết trên khỏi trang “Trao đổi Khoa học” và thay vào đó là những khảo sát bước đầu về quan hệ Nhân – Quả thể hiện ở cấp vĩ mô. Cụ thể, trong loạt bài này, chúng tôi sẽ cho công bố một số kết quả nghiên cứu khoa học của một vị GS.TSKH thuộc lĩnh vực tự nhiên của Trường ĐHQG Hà Nội. Loạt bài này bàn về những xu hướng và hệ lụy của ngành giáo dục trong hơn nửa thế kỷ qua. Để tránh tâm lý nặng nề cho các cá nhân liên quan, chúng tôi lược bớt một số tên tuổi cụ thể tham dự vào mối quan hệ Nhân – Quả có ảnh hưởng lớn đến những thất bại của các chương trình giáo dục được thiết kế qua các thời kỳ. Chúng tôi rất mong nhận được các bài viết phản biện, trao đổi với tinh thần khoa học thẳng thắng chân tình để cùng tìm ra một đáp án đúng cho tương lai của con em chúng ta.

 

                             Trao đổi với GS.TS.KH Nguyễn Nguyễn Hãn

                                Bài 1. Quan hệ Nhân – Quả biểu hiện qua: 

                                               Chương trình và Sản phẩm

 

PV:           - Thưa giáo sư. Ông có tin vào thuyết Nhân – Quả không?

GS NNH: - Trong đạo Phật, người ta nói nhiều về thuyết Nhân – Qủa. Tôi không 

                     nghiên cứu về tâm linh, nhưng tôi trong đời sống hàng ngày thì quan

                     Nhân – Quả là một hiện tượng phổ biến và dễ quan sát.

PV:           - GS có thể hơn được không?

GS NNH: - Tôi lấy ví dụ. Ngay trong ngành giáo dục của chúng ta, có thể quan sát 

                     mối quan hệ Nhân – Quả qua từng thời kỳ. Sản phẩm giáo dục thời

                     nào cũng được tạo ra từ cái Nhân , mà cái Nhân này trước hết liên 

                     quan đến con người và chương trình. Vấn đề đầu tiên, chương trình 

                    phải được xây dựng từ cái Tâm của người đứng đầu. Sau đó là chủ 

                     trương và phương pháp thực hiện.

PV:           - GS có thể nói rõ thêm cái Tâm của người đứng đầu?

GS NNH: - Nói về cái Tâm của người đứng đầu, tôi muốn nói, người đó có thực sự

                    tâm huyết với nghề không? Có bị đồng tiền chi phối không? Dù làm 

                    giáo dục hay bất cứ lĩnh vực nào khác, nếu bị đồng tiền chi phối, nghĩa 

                    là gắn lợi ích cá nhân của mình vào thì khó có thể có kết quả tốt được.

PV:           - Được biết, GS là người quan tâm nhiều đến Cải cách và Đổi mới Giáo 

                   dục, GS có thể cho biết nhận xét của mình.

GS NNH: - Mấy chục năm qua, tôi đã phát biểu nhiều trên báo chí. Nhưng gần như

                    đến nay, người ta chưa rút được kinh nghiệm nào. Có thể nói, Đổi mới

                    trong giáo dục của ta, cụ thể là chương trình Đổi mới biên soạn SGK là

                   một chuỗi các thất bại.

PV:           - Có phải GS muốn nhắc đến môn Văn và Tiếng Việt như báo chí đã

                    nhắc đến nhiều trong thời gian qua không?

GS NNH: - Không phải chỉ có các môn Văn và Tiếng Việt mà ở rất nhiều môn 

                    khác. Riêng các môn: toán, lý, hóa, SGK cũng đang mắc các sai lầm vô

                    cùng nghiêm trọng.

PV:           - Nhưng có lẽ các môn tự nhiên thuộc khoa học chính xác nên bạn đọc 

                     khó nhận ra?

GS NNH: - Chúng tôi ở trong ngành nên nhận ra rất rõ.

PV:           - Kể cũng lạ. Sai nhiều thế mà chúng ta không có cách khắc phục?

GS NNH: - Thứ nhất, ta chưa có người có tâm. Thứ hai, ta chưa có người có tài.

                    Làm giáo dục là làm cho con cháu, nên cái tâm quan trọng lắm. Tất

                    nhiên có tâm phải đi đôi với tài. Ta chưa có người tài thực sự làm quản

                    lý giáo dục. Vì theo thông lệ, cứ trúng Ủy viên Trung ương là được cử 

                    làm Bộ trưởng. Một Bộ trưởng không có chuyên môn, chỉ dựa vào đội

                    ngũ mấy vị cố vấn, nhất là cố vấn không am hiểu giáo dục thì càng 

                    nguy hại hơn nữa.

PV:           - Các nguy hại đó có thể hình dung dưới dạng vật chất hay chỉ là về tinh

                     thần, thưa giáo sư?

GS NNH: - Tinh thần thì đã đành. Nhưng tổn hại về vật chất thì lớn lắm. Nó tiêu hao một số lượng tiền bạc vô cùng lớn của dân. Tôi xin nêu một phép tính cụ thể  cho học  sinh lớp 1: Cuốn Tiếng Việt vào năm 2002, hai tập giá bìa 19.600 VND/bộ, năm đó có 1,7 triệu em vào lớp 1, thành tiền là 33,2 tỷ VNĐ cho một môn học. Thù lao cho tác giả là khoảng 100 triệu. khấu trừ in ấn phát hành. Vậy lãi mà NXB GD thu về 2 triệu USD/môn  (giá USD lúc đó 14.000 VNĐ/ 1 USD) (NXH –Vietnamnet 2006). Cuốn Tiếng Việt của chương trinh giao dục mới, năm 2020, hai tập 60.000 đ/môn ( lấy giá thấp nhất môn này từ 5 Bộ SGK), số học sinh bây giờ 1,72 tr. ( Báo CAND, ngày 6/9/2020). Vậy số tiền thu được 103 tỷ đồng (giá đô la 23.000VNĐ/1 USD) khấu trừ in ấn, thù lao cho tác giả, thì lãi mà  NXB thu được hơn 4 tr USD/môn . Chưa kiểm đếm được tất cả sách đã xuất bản,  tổng sách cho học sinh lớp 1 đã là 200 cuốn. Xem 5 bảng liệt kê (SGK và sách bổ trợ lớp 1) của 5 Bộ SGK đã kể (lấy giá thấp nhất một bộ là 300.000VNĐ, nhân với 1,72 tr hs, thì tổng số tiên các NXB  thu của dân là 5160 tỷ VND/năm cho học sinh lớp 1. Câu hỏi ? Tổng số tiền sách cho học sinh  của 12 lớp một năm là bao nhiêu? Năm 1997, tôi đã tính ra con số  100 tr. USD/ năm mà NXBGD thu của dân mua sách cho con học- bằng số tiền thuế nông nghiệp mà Nhà nước thu của dân trong một năm  (Báo Đại Đoàn Kết ngày 21/8/1997). Theo điều tra cá nhân vào năm 2012, đã công bố “GS Nguyễn Xuân Hãn  “bóc” chuyên lãng phí tiên tỷ từ SGK”(.. trong toàn quốc in ấn của NXB , … doanh thu 1 tỷ USD/năm, với tốc độ tăng doanh thu trung bình (100 – 150)tr. USD/năm).(NXH, Báo Đất Viêt ngày 04/11/2012) (2) (!?) tiền mua sách mà người dân bỏ ra hàng trăm triệu USD/năm. SGK vở bài tâp và các loại sách ăn theo, xin đọc bài « Ai đang bòn rút từng đồng từ túi người nghèo đằng sau những cuốn sách giáo khoa? » của Hồng Thủy ( mạng gdvn ngày 17/09/2018) (3). Dạy và học thời nay bị « biến dạng nhiều», một học sinh tâm sự : « đến lớp em chép từ sách in sẵn vào vở, sau đó em lại chép từ vở vào bài kiểm tra để nộp Thầy/Cô »

      Đây là lý do nhà văn Lê Lựu đã phải thốt lên “ …đi kèm theo các cuộc cải cách ấy là SGK thay đổi liên tục, tiêu phí hàng nghìn tỉ đồng của Nhà nước. Biến ngành viết, in bán SGK trở thành ngành kinh doanh siêu lợi nhuận. Thật độc ác khi bắt trẻ em làm những vật thí nghiệm cho những sản phẩm sống sít, tùy tiện của ngành Giáo dục” (Báo Diễn đàn doanh nghiệp, 11/5/2001).  

 

Powered by Froala Editor