Viện phương đông

2 năm trước

Trao đổi với GS.TS.KH Nguyễn Nguyễn Hãn

Powered by Froala Editor

                               Trao đổi với GS.TS.KH Nguyễn Nguyễn Hãn

                                Bài 2. Quan hệ Nhân – Quả biểu hiện qua: 

                                               Chương trình và Sản phẩm (tiếp)

PV: - Trong trả lời phỏng vấn lần trước, GS đã cho độc giả biết được những thiệt hại vô cùng to lớn của chủ trương đổi mới SGK. Nhiều độc giả muốn biết cụ thể hơn nữa về những thiệt hại mà Nhà nước và Nhân dân phải gánh chịu do các chương trình sai lầm này.

NXH: Tôi xin nêu cụ thể. Tổng tiền Nhà nước và đóng góp cho GD năm 2003 là 4 tỷ USD (NXH, tỷ lệ thấp nhất  là (50/50). Theo BT Hồ Tế, dân ta hiếu học, thực tế Nhà nước góp 1 phần, thì dân góp 3 lần;  Người ĐBND, Số 161(370), ngày 22-11-2004). Doanh thu NXB GD 100 triệu USD/năm ( NXH, Báo Đại Đoàn Kết ngày 21/8/1997); Số tiền học sinh phải học thêm 300 triệu USD/năm theo điều tra ( Tuổi trẻ TP HCM 16/12/2004).. Năm 2006, dựa vào Báo cáo của Bộ GD-ĐT, chúng tôi kiểm tra lại quỹ lương, tìm được con số tính thiếu lương của GV là 10.600 tỷ VNĐ ( tương đương 750 tr. USD). Con số này đã được truyền thông đăng tải “Hơn 10.000 tỷ đồng ngân sách cho Giáo dục-đào tạo đi đâu? (NXH, Tiền Phong ngày 20/10/2007, và Báo Tuổi Trẻ ngày 22/11/2007 ). Bài này cũng được nhóm chuyên gia Đại học Harvard sử dụng trong tài liệu “Lựa chọn thành công” trình Thủ tướng, tháng 1/2008, trang 16.

     + Việc đổi mới CT-SGK từ (2002 – 2011) đã được Nhà nước đầu tư 2 tỷ USD. GS Nguyễn Ngọc Trân- ĐBQH có bài viết «Khoảng 3 tỉ USD vốn vay ODA và vốn viện trợ nước ngoài đầu tư cho giáo dục thế nào, hiệu quả ra sao, ai biết? “ vào năm 2015, tiền chủ yếu dành cho giáo dục phổ thông,( mạng gdvn ngày 2/11/2017). Đề án kéo dài hơn một thập kỷ như Đề án 9.400 tỷ VNĐ tiền ngân sách đào tạo ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục phổ thông từ (2008-2020) cũng được báo cáo Quốc hội là thất bại. Đề án trong bài của  Nguyễn Thị Lan Hương « Vay 77 tr. USD cho đổi mới giáo dục Phổ thông và Quyền được thông tin » (mạng gdvn ngày 23/01/2017). Đề án 86 tr. USD vay của Ngân hàng Thế giới, thực hiện mô hình Trường học Mới tại Việt Nam (VNEN), sau lại có dự án 4,2 triệu bảng Anh của RISE (RISE - xác định mục tiêu hoạt động xây dựng phong trào và hình thành các nhóm xã hội dân sự…) cho nghiên cứu cải thiện giáo dục ở Việt Nam, dự kiến thực hiện năm 2018 đối với việc học và thời gian tại trường của trẻ em cấp tiểu học và trung học cơ sở. PGS. Văn Như Cương «  Tôi thắc mắc rằng : nếu thí điểm VNEN thành công thì có đưa vào cải cách giáo dục sắp tới, như vậy toàn bộ truyền thống dạy và học của chúng ta bỏ đi ? »   ( mạng gdvn ngày 06/12/2015), « Giáo sư Nguyễn Xuân Hãn kêu gọi dừng VNEN trên toàn quốc » (mạng gdvn ngày 05/12/2017).

 Đồng chí Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Giáo dục nước ta chưa phải là tốt. Đừng nghĩ mình ít tiền, ít tiền không sợ, miễn là biết cách làm. Nếu ít tiền mà làm hỏng, thì nhiều tiền càng hỏng hơn” (Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh 12/9/2000). Tâm sự với GS Trân Văn Giầu, và nhà văn Trần Bạch Đằng «  Trong chuyên cải cách giáo dục, nước ta đã phạm một số thiếu sót, tôi tự thấy mình có trách nhiệm rất nặng, … »…có thể đó là nói đó là một những điều day dứt của nhà cách mạng tiền bối, nhà văn hóa lớn, nhà lãnh đạo tài năng trước khi từ giã chúng ta  (TBĐ, Báo Văn Nghệ ngày 7/9/2002).

PV: - Chẳng lẽ sau bao nhiêu lần thất bại như vậy mà Bộ Giáo dục & Đạo tạo không rút ra được bài học ?

NXH: Nếu biết rút ra bài học thì chúng ta không tiếp tục bị thất bại

Powered by Froala Editor