Viện phương đông

3 tháng trước

VÀI SUY NGHĨ VỀ Y LÍ PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY Hữu Đạt

Theo người phương Đông, trên cơ thể, chỗ nào mất cân bằng âm dương là chỗ đó sinh bệnh. Nguyên lí chẩn trị là cân bằng lại âm dương. Để giải quyết việc đó, phải lấy cỏ cây để sắc thuốc, gọi là thuốc bắc. Nếu cây cỏ là loại chỉ có ở Việt Nam thì gọi là thuốc Nam. 

Powered by Froala Editor

VÀI SUY NGHĨ VỀ Y LÍ 

PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY

 

          Khi tôi còn nhỏ, nghe các cụ nhà tôi hay bàn về vấn đề chữa bệnh. Các cụ thường nhắc đến câu: “Bổ con đả mẹ, đả mẹ bổ con”. Tôi tò mò hỏi cha tôi. Ông giải thích: “Khi mắc bệnh dạ dày, người phương Tây dùng thuốc viên hoặc thuốc tiêm trực tiếp vào cơ thể nhằm giảm bớt cơn đau. Cách làm này có hiệu quả nhanh, tức thì nhưng không giải quyết được phần gốc của bệnh. Người phương Đông có cách làm khác, xem mạch để xem vận chuyển khí huyết ra sao, sau đó, dùng cây cỏ sắc thành thuốc. Đó gọi là “bắt mạch kê đơn” để xem nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ điểm nào. Có khi chữa dạ dày bằng cách làm mạnh ruột non lên mà không cần chẩn trị cho dạ dày, vì đó là nguyên lí cân bằng âm dương. Theo người phương Đông, trên cơ thể, chỗ nào mất cân bằng âm dương là chỗ đó sinh bệnh. Nguyên lí chẩn trị là cân bằng lại âm dương. Để giải quyết việc đó, phải lấy cỏ cây để sắc thuốc, gọi là thuốc bắc. Nếu cây cỏ là loại chỉ có ở Việt Nam thì gọi là thuốc Nam. Thuốc bắc, nhiều người tưởng là của Trung Quốc, nhưng không phải. Thực tế, có nhiều loại cây cỏ vốn ở Việt Nam lại được đem về Trung Quốc trồng. Cũng có cây  cỏ xuất xứ từ Trung Quốc lại được đem về trồng ở Việt Nam,...”.      

- Thế nào gọi gọi là “bổ con đả mẹ” ạ? Con chưa hiểu. 

Tôi hỏi cha tôi, ông lại thủng thẳng trả lời:

          - Trong “âm dương ngũ hành”, trên cơ thể con người, bộ phận nào ở trên là dương, bộ phận nào ở dưới là âm; bộ phận nào ở ngoài là dương, bộ phận nào ở trong là âm. Do đócách nói “bổ con đả mẹ” hoặc “bổ mẹ đả con” là theo nguyên tắc này.

          Khi lớn lên, đi sâu vào nghiên cứu ngôn ngữ học, tôi đọc lí thuyết về hệ thống và quan hệ của F. Saussure, thấy ông nói một câu mà không một nhà ngôn ngữ học nào lại nghĩ nó có giá trị giống như y học phương Đông, nhưng vì sinh trưởng trong gia đình có truyền thống y học nên tôi thấy ý nghĩa ấy. Nhà ngôn ngữ nổi tiếng F. Saussure nói: Giá trị của một yếu tố được xác định bằng các yếu tố bên cạnh nó. Y học phương Đông chú ý đến mối quan hệ qua lại, gọi là tương tác giữa các bộ phận và bằng kinh nghiệm (khoa học kinh nghiệm) đúc kết hàng ngàn năm. Thế k ánh sáng tạo ra một nền khoa học phát triển bùng nổ ở phương Tây. Y học phương Tây hình thành khoa học thí nghiệm rồi chế tạo ra các loại thuốc tây có tác dụng mạnh, giải quyết nhiều ca bệnh mà Đông y không giải quyết được. Nó chiếm vai trò chủ đạo trong đời sống. Nhưng cũng rất đặc biệt, nhiều ca bênh nan y lại phải dùng đến Đông y hay Nam y mới giải quyết đến cùng. Người ta nói Tây y giải quyết trên ngọn, Đông y giải quyết từ gốc. Ngày nay, khi tư duy chữa bệnh thay đổi, người ta dùng biện pháp gọi là “Đông Tây y kết hợp”.

Khi tôi lớn lên, tôi thấy có nhng ca bệnh mà Tây y chữa mãi không được, nhưng mẹ tôi chữa lại thành công bằng cách dùng các thứ hoa trái trong vườn, rất đơn giản. Ví dụ, có người ho 3 - 4 tháng, uống đủ các loại thuốc tây và tiêm cũng không khỏi. Mẹ tôi lấy một chiếc đũa, một quả chanh, một ít phèn chua và một mồi rơm tạo ra một liều thuốc ho bằng cách: Lấy chiếc đũa xâu vào quả chanh, sau đó lấp đầy cái lỗ mới xâu bằng phèn chua giã nhỏ, đem lùi trong than rơm. Đợi cho quả chanh chín thì đem ra vắt lấy nước uống (cho thêm chút đường phèn), ngày ba lần. Thế là chỉ uống trong một tuần hoặc mười ngày là cơn ho chấm dứt. Dạo COVID-19, có người ho dai dẳng 6 7 tháng, tôi mách cho cách này, người bệnh uống cũng hiệu quả ngay. Nhiều năm đi dạy ở Học viện Phật giáo Việt Nam tôi đã truyền lại bài này cho các nhà sư khi đàm đạo về văn hoá Phương Đông ở phương diện chữa bệnh. Khi dạy lớp tăng ni sinh khoá 4, tôi lại chữa cho một số học viên trong lớp những ca bệnh mà y học phương Tây giải quyết 3 - 4 năm vẫn không được. Chẳng hạn, có một ni sinh bị bệnh đau đầu và mất ngủ nhiều năm, uống thuốc liên tục mà không thuyên giảm nên mỗi khi lên lớp cứ gà gật và tiếp thu bài rất khó khăn. Đó là sư Triển, một sư nữ đến từ Đà Lạt. Ni cô này vô cùng ngạc nhiên khi tôi chỉ tranh thủ những giờ giải lao ngay trên lớp để chữa bệnh cho mình. Nhiều sư tăng, sư ni hỏi tôi, tôi nói đây là dùng khí để chữa theo nguyên tắc âm dương. Theo nguyên tắc này, tôi dùng khí phóng ra từ bàn tay mình để đả thông các huyệt đạo, các nơi khí bị tắc, theo cách cha tôi đã dạy “Dùng khí thông huyết” (Lưu thông khí huyết, cùng ắc biến, biến tắc thông). Tôi làm việc này vì đã công phu luyện khí gần ba chục năm (tính đến thời điểm chữa cho ni sư Triển) theo ông thầy người Do Thái. Do thực tế chữa bệnh như thế, nên tôi mới hiểu rằng, thực ra cái gọi là luật mâu thuẫn và đấu tranh của các mặt đối lập đã có trong thuyết “Âm dương ngũ hành” ở phương Đông từ xa xưa. 

Để giúp lưu thông khí huyết, giải quyết sự mất cần bằng âm dương trên cơ thể người, các nhà y học phương Đông thường dùng cách châm cứu hoặc bấm huyệt. Ở Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước châu Á có rất nhiều môn phái khác nhau. Khi làm nghiên cứu sinh ở Nga, tôi luyện khí theo hướng dẫn của người thầy Do Thái theo phái Thần khí, thuộc khối các nước Trung cận Đông. Tôi bắt đầu luyện tập từ những năm 1990. Khi về nước, tôi đã giúp cho một số người khỏi bệnh nan giải nhờ phương pháp Thần khí, nhưng không hành nghề mà chỉ giúp bạn bè, đồng nghiệp mỗi khi cần thiết. Dạo GS. TS Nguyễn Lai còn ở Thanh Xuân Bắc, tôi thường xuyên cấp cứu cho ông bằng phương pháp này (sự thể này tôi đã viết trong Văn khoa chân dung kíNXB Hội Nhà văn, 2006; tái bản năm 2021 với sự trợ giúp của công ty Vepic). Năm 2022, do tình cờ gặp lại GS Nguyễn Như Ý khi ông đến thăm Viện Phương Đông, tôi lại có dịp sử dụng phương pháp này. Bởi, thấy ông mệt mỏi, bụng to, tôi hỏi thăm mới biết ông bị bệnh mất ngủ nhiều năm, ngày nào cũng phải uống thuốc, đi bệnh viện nhiều lần vẫn không khỏi. Vì quý ông là nhà khoa học, tôi đưa ông lên chùa Thiên Tuế (Đông Anh, Hà Nội) nơi có một nữ nhà sư vốn là học trò của tôi trụ trì. Sau 5 - 6 ngày ăn chay, lấy khí từ gian chùa cổ nhất với sự ưu tiên đặc biệt của nữ sư T.M.T, GS Ý đã ngủ được 4,5 tiếng và 1 tiếng buổi trưa, trong khi trước đây, cả một ngày chỉ ngủ được không quá 2 tiếng. Sự mất ngủ khiến ông và gia đình cũng ưu phiền, lo lắng mỗi khi nghĩ đến tuổi thọ trước mắt. Cái duyên của tôi và giáo sư không ngờ làm cho bệnh của ông được giải quyết, ông lại phấn chấn làm việc cho đời. Cả nhà vui mừng và cứ tưởng tôi có phép bùa gì đặc biệt. Nhưng thực ra, tôi không có bùa phép gì cả, tôi chỉ là người có công tu tập và vận dụng đúng nguyên lí của phép âm dương ngũ hành để giúp ông mà thôi. Chính nhờ sự tu tập kiên trì này mà năm 2006, tôi mắc bệnh viêm gan C, tuýp 6 – tuýp nặng nhất, tôi đã thoát khỏi bàn tay thần chết trong lúc bệnh tình đã quá nng, tới mức bác sĩ Trưởng khoa điều trị nói rằng: “Muộn quá rồi, nhưng còn nước còn tát”.

Khi đó, để giải quyết căn bệnh viêm gan C, tôi phải dùng một liều mà bác sĩ gọi là “tương ứng với liều thuốc độc” của Mỹ. Tôi khỏi bệnh được 8 năm, năm 2016, bệnh lại tái phát trở lại do chủ quan. Do tôi thấy mình trở về âm tính, đôi khi trong các cuộc vui, tôi lại uống rượu và không chú ý đến sự phát tác của vi rút khi cơ thể bị mệt. Tôi lại phải uống loại “thuốc độc” kia một lần nữa.

Hai lần thoát khỏi hiểm nghèo, càng thấm thía một câu: “Lúc trẻ lao động cật lực để kiếm tiền, lúc già lại bán tiền mua lại sức khoẻ”. Sau lần bị tái phát, tôi đã chú ý ăn uống một cách khoa học để giữ gìn. Tháng 5 năm 2023, tôi đi kiểm tra sức khoẻ tại một bệnh viện uy tín c hàng đầu quốc gia. Tại đây, tôi được bác sĩ đánh giá là chỉ số rất đẹp, coi là lí tưởng so với tuổi. Vợ tôi vui lắm, nhưng tôi nói rằng tôi chưa thật yên tâm vì thi thoảng vẫn rất mệt, đặc biệt gần đây, tôi thấy có triệu chứng đau gối mỗi lần lên thang gác. Thấy thế, vợ tôi bàn và đưa tôi đến “Ngôi nhà sức khoẻ” ở 97B Nguyễn Huy Tưởng để tìm hiểu thêm về phương pháp cân bằng dinh dưỡng. Tại đây, qua cân quét (do người Nhật chế tạo), tôi nhận được các chỉ số về xương, cơ, mỡ, nước,... trong cơ thể một cách chính xác. Nhìn kết quả, tôi nhận ra mình đang thiếu cơ, thừa mỡ nội tạng và mỡ cơ thể. Đây chính là sự mất cân bằng âm dương, một nguyên lí về sức khoẻ mà tôi được cha mình dạy từ nhỏ. Để chỉnh lí sự mất cân bằng này thì không thể dùng thuốc mà phải dùng chế độ ăn uống, sinh hoạt. Tôi đã bỏ công tìm hiểu kĩ một số thành phẩm nghiên cứu của 300 nhà khoa học Mỹ (trong đó, công lớn nhất là Dr. Louis J. Ignarro - người được giải thưởng Nobel năm 1998 với cuốn sách nổi tiếng Nói không với bệnh tim). Loại thực phẩm chức năng do các nhà khoa học Mỹ tạo ra chính là thực phẩm tinh, rất có giá trị. Nó là thành tựu của nghiên cứu dinh dưỡng dựa trên nhu cầu của tế bào trên cơ thể. Nói khái quát, đó là thành tựu của khoa học tế bào. Cũng có người nhầm tưởng nó là thuốc, nhưng không phải. Đó là loại thực phẩm tuyệt vời, có thể bổ sung những dưỡng chất thiếu hụt trong cơ thể, giúp cho việc cân bằng âm dương. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự có hiệu quả với tư cách là nguồn cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể dưới sự hướng dẫn của các huấn luyện viên. 

Với nhận thức đó, Viện Ngôn ngữ và Văn hoá Phương Đông đã chính thức thành lập Câu lạc bộ Phương Đông nhằm mở rộng nghiên cứu và đưa các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn. Sử dụng liệu pháp cân bằng”, câu lạc bộ thực hiện biện pháp giảm cân, cải thiện trạng thái bị bệnh của cơ thể, chặn và đẩy lùi bệnh cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, gout, xương khớp,... theo nguyên lí “Kết hợp y lí phương Đông và Khoa học tế bào”. Với phương pháp này, không phải can thiệp của Tây y, mọi căn bệnh chuyển hoá sẽ được giải quyết tận gốc. Với một lộ trình trải nghiệm trong vòng hai đến ba tháng, mỗi chúng ta có thể nhận ra điều kì diệu đến với mình. Một khi chúng ta tiếp thu được 21 bài giảng cơ bản, thay đổi được thói quen sinh hoạt trong ăn uống hng ngày, chắc chn mỗi chúng ta đều trẻ, khoẻ và đẹp ra so với lứa tuổi (xin xem các bài viết ở phần sau).

 

Powered by Froala Editor