Viện phương đông

3 năm trước

Về Trường ca "Cuộc chiến mười ngàn ngày" - PGSTS Trần Lê Bảo

Cuộc tọa đàm trường ca lần thứ hai về trường ca “Cuộc chiến mười ngàn ngày” do Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông tổ chức, mặc dù đang vào thời điểm tránh tập trung đông người, học viện không có điều kiện tụ hội các học giả, nhà thơ và những người trong cuộc. Tuy vậy nó vẫn có sức lan tỏa và thu hút mạnh mẽ.

Powered by Froala Editor

BBT xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc những suy nghĩ, cảm nhận của PGS.TS Trần Lê Bảo (nguyên Trưởng bộ môn Văn học Thế giới, Khoa Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) về Trường ca "Cuộc chiến mười ngàn ngày".

-------------

Về Trường ca "Cuộc chiến mười ngàn ngày"

của nhà thơ Hữu Đạt

PGS.TS Trần Lê Bảo

          Đọc bản trường ca này, người đọc có thể cảm nhận được cảm hứng chung của trường ca là ngợi ca đất nước và con người. Câu chuyện của trường ca nói về sự kiện lớn lao liên quan tới vận mệnh sinh tồn của cả cộng đồng. Từ trong sự kiện lớn lao này, những người anh hùng nhân dân tượng trưng cho sức mạnh của cả cộng đồng được ngợi ca.   


Cuộc chiến mười ngàn ngày đằng đẵng khốc liệt liên quan đến sự sinh tồn của cả cộng đồng. Đó là cuộc chiến giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Miền Bắc trở thành hậu phương lớn lao động sản xuất bằng hai vì Miền Nam ruột thịt. Hậu phương lớn gửi từng đoàn quân trùng trùng các nẻo hướng về Miền Nam ruột thịt. Chỗ nào cũng có cuộc chia ly, nhà nào cũng có cuộc chia ly đẫm nước mắt nhưng rất tự hào vì sự nghiệp thống nhất đất nước. Cả một hào khí lên đường hướng về Sài Gòn thẳng tiến.

Cuộc chiến diễn ra vô cùng khốc liệt, bom đạn không ngăn được bước chân Trường Sơn vạn dặm, súng đạn không ngăn được những con tàu không số tiếp viện cho Miền Nam. Người ta có thể tìm được ở đây hào khí Đông A hừng hực, thấy được hình ảnh hào hùng Nguyễn Huệ cưỡi voi xông trận đại phá quận Thanh, kể cả nỗi đau máu đỏ da vàng anh em một nước đánh giết nhau như thời Trịnh Nguyên phân tranh... nhưng ở đây là cuộc chiến của ý thức hệ ... 

Có điều rằng vì là cuộc chiến của ý thức hệ, nên cuộc chiến này lịch sử đã chọn Việt Nam làm người lính đi đầu, phải đối đầu với nhiều thế lực mạnh nhất thế giới. Đây không phải chỉ là cuộc chiến giải phong Miền Nam của Việt Nam mà nhiều thế lực cùng tham gia từ hai phía. Tên của Việt Nam và lãnh tụ Hồ chí Minh ngời sáng như một chân lý của thời đại.

Trên nền tảng cuộc chiến gian khổ một mất một còn, vì một chân lý của thời đại và tinh thần quyết chiến quyết thằng "dù phải đốt cả dãy Trường Sơn" dân tộc ta cũng quyết giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, những người anh hùng nhân dân luôn được ngợi ca. Trước hết là những người mẹ, những người mẹ lần lượt tiễn con lên đường dẫu "khóc thầm lặng lẽ" vẫn động viện con lên đường tòng quân giết giặc. Hàng ngàn bà mẹ Việt Nam tiễn con họ hóa thân thành bà mẹ Tổ Quốc, bà mẹ Việt Nam anh hùng. Tiếp đến là những người vợ tiễn chồng lên đường nhập ngũ, thủy chung chờ đợi, một tay nuôi mẹ già dạy con trẻ, vẫn lao động sản xuất bằng hai vì Miền Nam ruột thịt. Những cô gái tiễn dặn người yêu ra tiền tuyến với lời hò hẹn ngày mai đầy hy vọng...

Cả nước ra trận, ba thế hệ cùng chung một chiến hào đánh Mỹ. Những người chiến sĩ chia tay ruộng vuòn từ khắp các vùng quê, những anh công nhân rời bỏ tay đe tay búa từ nhà máy, có cả lớp sinh viên hào hùng gác bút nghiên lên đường chiến đấu, có cả những cô thanh niên xung phong làm đường mở đường cho xe ra mặt trần... Từ khắp tỉnh thành bản làng gần xa, họ kết lại thành đội quân nhân dân, thành sức mạnh của dân tộc vượt lên mưa bom bão đạn tiến về Sài Gòn giải phóng Miền Nam. Nhiều người đã ngã xuống không thể về với người thân, dang dở sự nghiệp, mãi mãi sống tuổi hai mươi hào hùng. Tất cả họ đã trở thành những anh hùng của nhân dân, của thời đại.

Bản trường ca cho dù có nói về những hy sinh to lớn của biết bao thế hệ: 

                          "Đây xóm nhỏ mái tranh nghèo xơ xác

                                   Lúc hòa bình lại trắng toát màu tang

                                   Bao người vợ thẫn thờ trong góa bụa

                                   Nước mắt làm hoen ố cả vầng trăng

                                   Bao đứa trẻ lớn lên không có bố

                                   Đời mồ côi gian khó nỗi cơ hàn" 

 vẫn toát lên âm hưởng hào hùng. Cái bi ở đây là bi hùng của những người ngã xuống vì lý tưởng cao đẹp giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.  

            


  Bản trường cả đã sáng tạo hình thức hình họa để thể hiện nội dung. Những câu từ, những dòng thơ ghép thành hình Tổ Quốc Việt Nam yêu dấu. Miêu tả đoàn quân xung trận bằng hình mũi tên mạnh mẽ nhằm tới đích. Hình ảnh cây thánh giá nói về sự mất mát. Đó là những sáng tạo đáng ghi nhận ở bản trường ca ngợi ca Đất nước và con người Việt Nam anh hùng trong thời đại Hồ Chí Minh.

Hòa Lạc 11/9/2020.

          

      

Powered by Froala Editor