Viện phương đông

3 năm trước

Hiệu ứng trường ca "Cuộc chiến mười ngàn ngày"

Hiệu ứng trường ca Cuộc chiến mười ngàn ngày

Powered by Froala Editor

Trong những ngày qua, để kỷ niệm ngày thắng lợi vẻ vang của cuộc Cách mạng Tháng Tám (1945), trên website của Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông đã diễn ra cuộc thảo luận về trường ca “Cuộc chiến mười ngàn ngày” của nhà thơ Hữu Đạt. Cuộc thảo luận này là sự nối tiếp cuộc Tọa đàm về tập trường ca trên diễn ra tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn được tổ chức ngày 19/12/2016 tại Hội trường 205, nhà E, 336 Nguyễn Trãi, Hà Nội. Cho đến nay, nó vẫn đang có sức lan tỏa mạnh mẽ và thu hút được sự chú ý của đông đảo bạn đọc, trong đó có các cựu chiến binh từng tham chiến ở nhiều mặt trận trong giai đoạn chiến tranh “Chống Mỹ cứu nước”. Từ cuộc thảo luận, một lần nữa, chúng ta lại được chứng kiến được sự hăng hái, nhiệt tình đến “bốc lửa” của một thế hệ đã không tiếc tuổi xanh, xả thân vì nước. Trên các cương vị mới, mặc dù bận trăm công ngàn việc, họ vẫn dành thời gian để đọc thơ và văn xuôi của các nhà văn viết về chiến tranh, thậm chí còn đọc cả các trang viết của của các học giả, các giáo sư, tiến sĩ về những sáng tác thuộc chủ đề này. BBT đã nhận được những trao đổi của nữ cựu chiến binh Đỗ Thị Hồng Xoan về cảm xúc của bà và đồng đội khi đọc bài viết của giáo sư Sử học Vũ Dương Ninh. Bài tham luận của giáo sư Vũ Dương Ninh không chỉ đặt  ra một tư tưởng mới về vấn đề giảng dạy bộ môn Lịch sử trong nhà trường ở góc độ phương pháp luận mà còn gợi ra cho các nhà giáo dục học về vấn đề xử lý các dữ  liệu thực tế trong bài giảng. Rõ ràng, nếu chúng ta cứ tiếp tục giảng dạy lịch sử bằng những số liệu khô khan, bằng kiến thức cứng nhắc của người thầy thì học sinh sẽ chán ngán và thậm chí còn rất sợ môn học này. “Sự tích hợp” trong bài giảng của người thầy theo cách đặt vấn đề của giáo sư Vũ Dương Ninh  không chỉ là việc vận dụng các kiến thức liên ngành Văn – Sử mà còn  ở tính sinh động của các cứ liệu và cách phân tích nó.

          Về phương diện lý luận, cuộc thảo luận trường ca “Cuộc chiếm mười ngàn ngày” đã được xới lên từ nhiều góc độ. Đó là tính hoành tráng và cảm hứng lớn mang tính thời đại của phong cách “đại khí văn chương” tỏa ra từ cấu trúc và hình tượng của trường ca (Bùi Viết Thắng), tính cách tân nghệ thuật trong sáng tạo thơ hình họa (Trần Hinh), tính kế tục và đồng hành của truyền thống văn hóa yêu nước (Nguyễn Xuân Hòa), tính lịch sử và mô thức phản ánh (Vũ Dương Ninh). Từ những khơi gợi đó, một nữ sinh viên khoa Văn học (Lưu Thúy Hằng), dưới sự hướng dẫn của PGS.TS, Nhà văn Phạm Thành Hưng đã hoàn thành một luận văn Tốt nghiệp Cử nhân Đại học loại xuất sắc khi khai thác đề tài “Hiện thực lịch sử” trong trường ca “Cuộc chiến mười ngàn ngày” (2018). 

          Để có thể cung cấp thêm những hiện thực sống động liên quan đến những con người, sự kiện được miêu tả và khái quát trong “Cuộc chiến mười ngàn ngày”, BBT đã thực hiện nhiều cuộc kết nối giữa nhà thơ, nhà nghiên cứu với những người từng tham gia cuộc chiến. Qua các cuộc trao đổi, BBT đã tìm được những bài viết của một số cựu chiến binh, trong đó có bài viết đáng chú ý của một cựu phóng viên chiến trường Lê Ngọc Văn, vốn là sinh viên K14 khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội. Bài viết này không chỉ là một minh chứng lịch sử, là câu chuyện có thật về một mối tình thời chiến tranh, mà còn là hành trang đầu đời của một phóng viên trong quá trình tác nghiệp ngay trên bước đường hành quân đầy đạn bom và khói lửa.

          Trước khi đọc bài viết, mời bạn đọc dừng lại đôi phút để đọc các ý kiến ngắn của học giả Vũ Dương Ninh và người trong cuộc – nữ cựu chiến binh Đỗ Thị Hồng Xoan cùng đồng đội:

        “Chủ nhật ngày 23/8/2020      

         Tôi đã tìm thấy rồi – bình thơ “Cuộc chiến mười ngàn ngày”. Làm sao để xuất bản nhiều, đến tay các thầy cô giáo, giờ giảng sẽ sinh động hơn. Đón đọc tác phẩm mới. Thân mến chúc Nhà giáo, Nhà thơ vui mạnh”, Vũ Dương Ninh

 

... đôi khi GS.Vũ Dương Ninh còn bộc bạch với các đồng nghiệp khoa Ngữ Văn.

      Ý tưởng của GS.Vũ Dương Ninh về phương pháp dạy sử khi ông tiếp cận với trường ca "Cuộc chiến mười ngàn ngày" đã tạo nên một sức hút mới, một trách nhiệm cho những người thuộc thế hệ sau ông! Chính vì vậy, những suy nghĩ của người thầy lâu năm đứng trên bục giảng của mái trường đại học đã tạo nên sự quý trọng và cảm phục của chính những người tham gia cuộc chiến vừa qua. Những lời tâm sự của cựu chiến binh Đỗ Thị Hồng Xoan cũng chính là những tự sự của một thế hệ thanh niên Việt Nam đã từng rời mái trường thân yêu lên đường đánh giặc sau đó mới trở về thực hiện tiếp mơ của mình là: trở thành sinh viên của trường đại học.

BBT trân trọng giới thiệu một trích đoạn trong cuộc đàm luận của CCB Đỗ Thị Hồng Xoan:

“Thứ ba ngày 25/8/2020

        Anh ơi

Thầy Vũ Dương Ninh nhà sử học mà cảm thụ Văn Thơ quá là Uyên bác, Thầy viết hay quá là hay, đọc mê quá đi, mê sự tài ba, sự hiểu biết đến tận đáy tâm hồn tác giả, mê một người Thầy sống mực thước có trách nhiệm với lịch sử nước nhà, và hơn hết là trách nhiệm chăm lo cho các thế hệ con cháu đời sau: “dân ta phải biết sử ta” nhưng học sử qua những trang thơ thì quá tuyệt vời, dễ nhớ, nhớ lâu đến ghi xương khắc cốt.... quá tuyệt vời NGND Duong Ninh thật  xứng tầm với tiên tổ ngàn năm dựng nước và giữ nước..."

15:35

NH (nhóm cựu chiến binh)

        Chỗ in đậm là chú thích thêm.

          “Câu chuyện ít ai biết”

Câu chuyện sau đây được phóng viên chiến trường Lê Ngọc Văn ghi lại như một minh chứng về lịch sử về hiện thực cuộc sống quanh ta. Bên cạnh những bề bộn, vất vả... của đời thường, bạn đọc có thể dành ít phút để suy nghĩ về những con người rất đỗi bình thường nhưng lại làm nên những điều kỳ diệu.

(Bài của Lê Ngọc Văn chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc một cách chi tiết trong chuỗi bài thảo luận về trường ca "Cuộc chiến mười ngàn ngày" ở các phần tiếp theo).


Bao con chữ ngổn ngang rơi trên lớp

Tiền tuyến gọi cuộc hành quân tiếp bước

(trích: Cuộc chiến mười ngàn ngày)



Powered by Froala Editor