Viện phương đông

2 tháng trước

Cách dùng bên kia, hôm kia, hôm kìa, hôm kiết, hôm kiệt, ngày kia, ngày kìa ... Nguyễn Cung Thông

Kia còn mở rộng nghĩa để chỉ một thời điểm nào đó (trong quá khứ hay tương lại) không xác định như xưa kia  (Béhaine/Taberd).

Powered by Froala Editor

          Cách dùng bên kia, hôm kia, hôm kìa, hôm kiết, hôm kiệt, ngày kia, ngày kìa ... 

                                                                                               Nguyễn Cung Thông

                                                                           (tiếp theo kỳ trước)

Kia còn mở rộng nghĩa để chỉ một thời điểm nào đó (trong quá khứ hay tương lại) không xác định như xưa kia  (Béhaine/Taberd). Một điểm đáng chú ý là tự điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, Viện Ngôn Ngữ Học - NXB Đà Nẵng 2003) lại không ghi nghĩa hôm kỉakĩa, kịa hay hôm kiết, hôm kiệt, ngày kiệt (cách đây năm ngày) hay ngày rày là hôm nay, bữa nay (hodie/L, VBL trang 633). Ngoài ra, ngày kia còn được gọi là ngày mốt (từng được Béhaine, Taberd, Theurel ghi nhận) nhưng không thấy xuất hiện trong VBL, BBC hay PGTN.

2. Các liên hệ mở rộng của kia, kìa, kỉa và ki, kì, kí HV 

VBL ghi các nghĩa khác nhau của kì như sau (a) kinh kì là thủ đô của xứ Đông Kinh - tương ứng với 京畿 kinh kì HV (b) hương kì nam là loại gỗ thơm và quý hiếm (calamba) - tương ứng với 𪻳 kì nam HV (một loại trầm hương) (c) tế kì đạo là lễ cúng thần linh cho thuyền chiến - kì tương ứng với kì HV (~ cờ) (d) thần kì, thổ kì: thổ kì nghĩa là thần đất - tương ứng với 土祇 thổ kì HV (td. cách dùng này hiện diện trong Nguỵ Thư năm 554 SCN) (e) kì giờ là hẹn giờ - kì tương ứng với kì HV (động từ kì[1] nghĩa là hẹn/mong đợi, danh từ có nghĩa là một khoảng thời gian giới hạn ...) (f) kì mềnh (kì mình) : kì là dùng tay chà rửa cho sạch ; chữ Nôm dùng kì HV (nguyên nghĩa HV là sông Kì ở Hà Nam) theo Béhaine/Taberd/ĐNQATV (g) các kì sự là tất cả mọi sự - kì tương ứng với kì HV, VBL cũng ghi cách dùng sự nọ sự kia (h) kì, thửa chỉ người đã được nhắc đến - tương ứng với kì HV (chỉ nó/hắn/gã, đại từ ngôi thứ ba). Các nét nghĩa (g) và (h) cho thấy một liên hệ ngữ âm giữa kia và kì HV , gợi ý cho ta xem lại các cách đọc và cách dùng cổ của chữ kì này.

2.1 Chữ kì/ki/kí/kị (thanh mẫu khê , vận mẫu tề vi 齊微, khai khẩu tam đẳng, dương bình thanh) có các cách đọc theo phiên thiết

渠之切 cừ chi thiết (TVGT, ĐV, QV, TV, VH, LT, TG 字鑑, LTCN 六書正譌) TV ghi bình thanh

居之切 cư chi thiết (TVGT Chú/Đoàn Ngọc Tài, ĐV, TV, VH, LT, LTCN 六書正譌) TV ghi bình thanh - đây cũng là một cách đọc của chữ ki (xem thêm các hình chụp mục 2.4). Như vậy kì còn có thể đọc là ki : chú ý là đa số các tài liệu HV không ghi âm này!

巨之切 cự chi thiết (NT, TTTH)

居宜反 cư nghi phản (LKTG)

渠宜切音碁 cừ nghi thiết, âm kì (CV)

通作記 thông tác kí (Kinh Lễ - Biểu Kí)

居吏切 cư lại thiết (TV, VH, LT) TV ghi khứ thanh

吉器切,音寄 cát khí thiết, âm kí (CV, TVi) so với các âm kì, ki như ghi nhận bên trên.

堅溪切 kiên khê thiết (CV)

或作忌 hoặc tác kị (VH) …v.v…

Giọng BK bây giờ là jī qí so với giọng Quảng Đông gei1 kei4 và các giọng Mân Nam 客家 [头角腔] ki2 [台湾四县腔] ki2 [陆腔] ki2 [宝安腔] ki2 [县腔] ki2 [东莞腔] ki2 [客英字典] ki2 [语拼音 ] gia1 ki2 [陆丰腔] ki3, 潮州 ki5 (khî)[潮阳]ki2 (khí), tiếng Nhật ki gi và tiếng Hàn ki. Dựa vào các phương ngữ và phiên thiết, một dạng âm trung cổ phục nguyên của kì là *giə (td. theo Vương Lực, Lí Vinh, Thiệu Vinh Phân, Axel Schuessler[2]). Dạng *giə trung cổ chỉ khác dạng kia tiếng Việt ở phụ âm đầu là phụ âm hữu thanh g- so với phụ âm cuối lưỡi vô thanh k-, một tương quan khá rõ nét giữa âm HV và Việt: td. như cương (kính) ~ gương, cưỡng ~ gượng, can - gan, cận - gần, cẩm - gấm, cấp - gấp, kỉ - ghế, kế - ghẻ (cha/mẹ ghẻ), kí – ghi … Xem thêm chi tiết trong bài “Tiếng Việt từ TK 17: các cách dùng cái đồng, kính, gương, chiếu kính, soi gương, soi đồng, ống dòm” (phần45).

Tương quan giữa vần HV và Việt ki/kì - kia/kìa còn thấy trong các trường hợp như

li  - lìa

li đọc theo phiên thiết 呂支切 lân chi thiết (TVGT, QV), 鄰知切 lân tri thiết (TV, VH) - để ý chi cũng liên hệ đến chia, chìa ...

bi  - bia

bi đọc theo phiên thiết 彼爲切 bỉ vi thiết (QV), 府眉切 phủ mi thiết (TVGT) - âm vi vận bộ ca , còn âm mi vận bộ chi khác với chi

bì  - bìa

bì đọc theo phiên thiết 符羈切 phù ki thiết (TVGT, ĐV)

trì  - đìa

trì đáng lẽ đọc là *tr/d-i theo phiên thiết 直離切 trực li thiết (QV) - vận bộ chi

thi  - thìachìa (chìa khoá)

thì đọc theo phiên thiết 是支切 thị chi thiết (TVGT, ĐV), 常支切 thường chi thiết (TV, VH) - vận bộ chi

chi  - chia

chi đọc theo phiên thiết 章移切 chương di thiết (TVGT, ĐV, TV, VH)


[1] ĐNQATV còn ghi các cách dùng đặc biệt như kì ngày nghĩa là hẹn ngày, kì nợ là hẹn nợ ... So với cách dùng kì giờ là hẹn giờ trong VBL. Không thấy cách dùng này trong tiếng Việt hiện nay.

[2] Nhưng theo các học giả Cao Bổn Hán, Trịnh Trương Thượng Phương, Phan Ngộ Vân, Bồ Lập Bổn, Thôi Đạo (Hiện Đại Hán Ngữ) thì dạng trung cổ phục nguyên của kì là *ki so với dạng *giə - tham khảo thêm chi tiết trên trang này https://www.zdic.net/zd/yy/sgy/%E5%85%B6 …v.v…


nghĩa  đáng lẽ đọc là *ŋiɛ theo phiên thiết 宜寄切 nghi kí thiết (QV, TV, VH) - để ý vận bộ chi

địa  đáng lẽ phải đọc là *di theo phiên thiết 徒二切 đồ nhị thiết (VH), 徒利切,音弟 đồ lợi thiết, âm đệ (CV) - vận bộ chi 支  …v.v…

2.2 Kì  từng dùng để chỉ sự vật hay nhân vật nào đó (hắn, gã, nó, chúng nó ...), thuộc vào đại từ nhân xưng ngôi thứ ba hay còn dùng cho trường hợp sở hữu cho ngôi thứ ba. Thí dụ như trong Sử Kí, do Tư Mã Thiên viết từ năm 109 TCN đến năm 91 TCN, phần Lão Tử - Hàn Phi Liệt Truyện có đoạn:

, 吾知其能飛; , 吾知其能遊; , 吾知其能走 

Điểu, ngô tri kì năng phi; ngư, ngô tri kì năng du; thú, ngô tri kì năng tẩu

Tạm dịch/NCT: loài chim, ta biết (chúng) nó biết bay; loài cá, ta biết (chúng) nó biết lội; loài thú, ta biết (chúng) nó biết chạy.

親之欲其貴也,愛之欲其富

Thân chi dục kì quý dã - ái chi dục kì phú dã

(Tạm dịch/NCT: thương nó (em) và mong nó (em) sẽ có tính cách cao quý, yêu nó (em) và mong nó (em) trở nên giàu có - đây là đoạn Mạnh Tử bàn về người anh nuôi dưỡng em trong cuốn Mạnh Tử - Vạn Chương Thượng 《孟子·萬章上》. Mạnh Tử là một trong Tứ Thư soạn vào khoảng TK 4 TCN. VBL có nhắc đến Tứ Thư[1] trong mục tứ cho thấy ảnh hưởng của đạo Khổng (< tam giáo) không nhỏ trong đại chúng vào TK17 (mục tứ, VBL trang 841). 

Cách dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ ba còn để lại vết tích[2] trong tiếng Ngô (吳語 Ngô ngữ, phương ngữ Trung Hoa) thuộc vùng Thượng Hải. Thí dụ như các tiếng Ôn Châu (溫州話 Ôn Châu thoại), Hàng Châu (杭州話 Hàng Châu thoại), Đan Dương (丹陽), Tô Châu (蘇州閒話 Tô Châu gian thoại), Thiệu Hưng (紹興) vẫn còn dùng dạng *ki, *kơ hay *ke cho đại từ nhân xưng ngôi thứ ba. 

Phạm trù nghĩa và âm đọc của ki như trên còn tương ứng với kia tiếng Việt, tuy nhiên chỉ thấy dùng làm phó từ chỉ ngôi thứ ba hay khi ở xa người nói - thí dụ trích từ VBL và BBC

Thầy kia (ông thầy ở đằng kia)

Thằng kia (thằng nhỏ ở đằng kia) so với thằng này

2.3 Đại từ kia là một cách dùng phản ánh phần nào tư duy tổng hợp từ hai quy chiếu (a) liên hệ xã hội/con người (b) liên hệ gần xa (không gian). Thí dụ như hỏi tên một người trong tiếng Việt thường là

(a) tuỳ theo quan hệ xã hội: em/anh/cô/chị/bác/ngài ... bạn … hay quy chiếu (a)

(b) ở đàng xa: kia, ấy, đó … hay quy chiếu liên hệ gần xa/không gian (b)

(a) + (b) = anh kia > anh kia tên gì? Còn nếu ở gần (trước mặt) thì hỏi anh này (đây) tên gì? so với anh tên gì? (có ba người đối diện người nói nhưng ở các vị trí từ gần đến xa).

So với tiếng Anh chỉ dùng một từ là you hay your (your name ~ tên anh/chị): you: what's the name? ~ what is your name? Đại từ tiếng Anh you không cho biết nhiều thông tin như 'cụm đại từ' anh/em/cô/bác kia của tiếng Việt[3].

So với tiếng Pháp cũng tương tự - đại từ nhân xưng vous hay tu > Comment vous-appelez vous? hay Comment t'appelles-tu?

Cách dùng đại từ nhân xưng chúng tôichúng ta cũng cho thấy hai quy chiếu (a) liên hệ xã hội/con người và (b) liên hệ gần xa - khác với cách dùng we (tiếng Anh) và nous (Pháp)

 

Chúng ta hay mớ ta (VBL) (tập hợp trong gạch đứt nét - - -) ~ chúng tao (khẩu ngữ) hay chúng tôi (tập hợp trong gạch liên tục). Cộng đồng có nghĩa đặc biệt (lớn hay nhỏ hơn – có anh/chị/người nghe hay không? liên hệ mở rộng/xa hơn. Thí dụ như trong một phòng họp, khi nghe nói bằng tiếng Anh “We are not happy with the local government” (chúng tôi không hài lòng với chính quyền địa phương – NCT) thì cần phải xem lại người nói hàm ý những ai, nhóm nào (~ chúng tôi, nhóm của chúng tôi); hay nếu người nói ám chỉ tất cả các người hiện diện trong phòng họp hay cộng đồng mở rộng (lớn hơn, bao gồm nhiều người hơn, xa hơn) (~ chúng ta, tất cả mọi người) – phản ánh qua câu nói tương đương trong tiếng Việt “Chúng ta không hài lòng với chính quyền địa phương”. Với tư duy tổng hợp hay nhìn từ xa, tiếng Việt cho ta khả năng phân biệt được từng nhóm hay tất cả các người trong phòng họp – môi trường chung quanh người nói trở thành quan trọng so với cá nhân từng người trong môi trường ấy. Sự khác biệt giữa chúng tôi và chúng ta (chúng tôi mở rộng nghĩa và bao gồm nhiều người hơn - gọi là tính chất bao gồm của đại từ/clusivity) trong tiếng Việt, có lẽ lần đầu tiên được giải thích trong VBL[4] (năm 1651) cũng như trường hợp tương tự cho các tiếng Peru (languages of Peru) viết vào năm 1560 bởi LM Domingo de Santo Tomás (một LM 

[1] Tứ Thư là bốn tác phẩm kinh điển của nền Khổng học Trung Quốc gồm có Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh Tử. Tứ Thư và ông/đạo Khổng, đạo Nhu (Nho) đều xuất hiện trong VBL.

[2] Tham khảo thêm chi tiết trong mục kì  trong cuốn "ABC Etymological Dictionary of Old Chinese" tác giả Axel Schuessler, NXB University of Hawai'i Press (2007).

[3] Tiếng Việt với tư duy tổng hợp (synthetic thinking - nhìn từ xa/bao quát hơn) mở rộng cách dùng và đề cao liên hệ gia đình/xã hội/môi trường chung quanh cũng như truyền thống - khác với ngôn ngữ Tây phương qua tư duy phân tách (analytical) giới hạn/co lại và đề cao cá nhân qua cách dùng đại từ (td. you/vous/tu - we/nous).

[4] VBL trang 711 và 821 giải thích chúng ta bao gồm bạn bè, khác với chúng tôi thì chỉ dùng đại từ nhân xưng La Tinh nos … Phần tiếng Bồ Đào Nha thì chúng tôi là nos và chúng ta là nos outros (chúng tôi và các người khác nữa, hàm ý bao gồm nhiều người hơn).

Peru (languages of Peru) viết vào năm 1560 bởi LM Domingo de Santo Tomás (một LM Dòng Đa Minh).

Do đó, không phải là ngẫu nhiên khi dịch đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít/giống đực của tiếng La Tinh là ille (giống cái là elle), LM Taberd đã phải dùng nhiều từ tiếng Việt cho rõ ý:

  Tự điển La Tinh – Việt (Taberd - 1838)

2.4 Các tài liệu chữ Nôm (xem mục 1 ở trên) đều kí âm kia bằng chữ ki HV viết với bộ trúc, dù rằng cách dùng này liên hệ đến ngôi thứ ba hay nhân vật không gần người nói. Do đó chữ này cũng dùng như chữ kì trong tài liệu Hán cổ (Thuyết Văn Giải Tự, Tự Giám ...). Các dữ kiện này hỗ trợ cho tương quan của kì/ki HV và kia tiếng Việt. Có lẽ nên ghi thêm chi tiết ở đây là trong các thư tịch Hán cổ như Tự Giám viết vào thời nhà Nguyên (1279-1368) bởi học giả 李文仲 Lý Văn Trọng: tài liệu này ghi rằng kì cổ văn là ki -  xem hình chụp bên dưới. Điều này còn được học giả Đoàn Ngọc Tài nhắc lại trong cuốn Thuyết Văn Giải Tự Chú, ông ghi thêm là trong 籒文 (Trứu văn, hay Đại triện ~ loại chữ trước thời nhà Tần khoảng 1046 – 403 TCN) thì kì là ki.

 

  Tự Giám thời Nguyên                        TVGT Đại Từ Bổn thời Tống

 



Powered by Froala Editor