Viện phương đông

14 ngày trước

Tiếng Việt từ TK 17: các thanh hỏi ngã trong chữ quốc ngữ và giọng Sài Gòn (phần 47A) Nguyễn Cung Thông[1]

Bài này (phần 47A) bàn về giọng Sài Gòn và những đặc tính của giọng này cũng như các nguyên nhân có thể dẫn đến 5 thanh điệu (vì không phân biệt rõ thanh hỏi và thanh ngã) như trong tiếng Việt hiện đại. 

Powered by Froala Editor

Tiếng Việt từ TK 17: các thanh hỏi ngã trong chữ quốc ngữ và giọng Sài Gòn (phần 47A)

Nguyễn Cung Thông[1]

Phần 1:

Bài này (phần 47A) bàn về giọng Sài Gòn và những đặc tính của giọng này cũng như các nguyên nhân có thể dẫn đến 5 thanh điệu (vì không phân biệt rõ thanh hỏi và thanh ngã) như trong tiếng Việt hiện đại. Nội dung tóm tắt các trao đổi trên diễn đàn du học sinh Colombo Plan ở Úc về cùng chủ đề vào tháng 8 và tháng 9 năm 2024. Nếu cách phát âm của từng chữ là yếu tố quan trọng để phát hiện phương ngữ của tiếng Anh, Pháp thì thanh điệu lại là một tiêu chuẩn ban đầu cho ta phân biệt phương ngữ tiếng Việt một cách đơn giản. Bài này chú trọng vào khuynh hướng thay đổi thanh hỏi và ngã của giọng Bắc so sánh với giọng Nam Bộ (Sài Gòn) hiện nay, đặc biệt qua sự ghi nhận bằng chữ quốc ngữ. Khi trao đổi về đề tài này, lời ca của Phạm Duy[2] vẫn còn văng vẳng đâu đó " ...Tiếng nước tôi ... Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi...". Nhạc sĩ Phạm Duy đã nhận xét như trên sau khi lãng du qua các miền đất nước: ngôn ngữ còn mang dấu ấn của những thăng trầm lịch sử của dân tộc. Bài này bàn về dấu vết của những cuộc di dân còn để lại trong thanh hỏi ngã của ba miền Bắc, Trung, Nam cũng như khả năng tiếp xúc ngôn ngữ (language contact/A) theo quá trình Nam Tiến của dân tộc ta. Chúng ta sẽ gặp lại các nốt nhạc trong phần sau vì tương quan dễ nhận ra giữa chúng và thanh điệu tiếng Việt, nhất là khi chưa có dụng cụ thu thanh chính xác. Các chữ viết tắt trong bài này là PQT (Phạm Quang Tuấn), NCT (Nguyễn Cung Thông), VN (Việt Nam), MLT (tài liệu Manuductio ad Linguam Tunkinensem), HV (Hán Việt), A (tiếng Anh), P (tiếng Pháp), L (tiếng La Tinh), VN (Việt Nam), VBL (từ điển Việt Bồ La, năm 1651), BBC (Bản Báo Cáo, phần đầu của VBL), ĐBSCL (Đồng bằng sông Cửu Long), ĐNQATV (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị, Huỳnh Tịnh Của), sđd (sách đã dẫn), td (thí dụ).

1. Các âm hỏi và ngã trong chữ Nôm

Trước khi chữ quốc ngữ ra đời, người Việt đã dùng chữ Hán và chữ Nôm để ghi lại các bài văn, thi ca, thư từ ... Tuy nhiên, chữ Nôm (ghi lại tiếng Việt bản địa) không phân biệt âm hỏi và ngã rõ rệt như các thí dụ sau đây

mở mỡ: chữ Nôm dùng chữ mã Hán Việt 

mả mã: chữ Nôm dùng mã 

ngỏ ngõ: chữ Nôm dùng chữ ngọ Hán Việt 

lả lã: chữ Nôm dùng lã (lữ) 

ngả ngã: chữ Nôm dùng chữ ngã HV 

vẻ vẽ: chữ Nôm thường dùng chữ vĩ 

lẻ: chữ Nôm thường dựa vào chữ lễ , còn lẽ thì dựa vào chữ lễ hay lý  

...v.v...

Thành ra chữ Nôm không giải quyết thoả đáng thanh điệu tiếng Việt vì khả năng lẫn lộn như trên, nhất là khi vốn từ vựng tiếng Việt phát triển theo đà văn minh của phương Tây. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của chữ quốc ngữ, dựa trên các con chữ La Tinh và Bồ Đào Nha.


[1] Nghiên cứu độc lập (Melbourne, Úc) nguyencungthong@gmail.com; nhân đây xin cảm ơn các anh Hoàng Ngọc Tuấn, Phạm Quang Tuấn, Lê Bá Hồng, Trần Văn Mai, Lưu Tiến Hiệp và chị Nguyễn Thị Kim Thu đã đóng góp trong các trao đổi để trở thành một phần nội dung của bài này.

[2] Trích từ bài "Tình ca" của nhạc sĩ Phạm Duy, sáng tác vào khoảng 1952 sau khi gia đình di cư vào Nam. 

 

2. Các âm hỏi ngã trong giai đoạn phôi thai của chữ quốc ngữ

Các giáo sĩ Tây phương tiên phong[1] đều nhận thấy tiếng Việt rất giàu thanh điệu, như theo LM de Rhodes "Riêng tôi xin thú nhận rằng khi vừa tới Đàng Trong nghe người Việt nói chuyện với nhau, nhất là giữa nữ giới, tôi có cảm tưởng như mình nghe chim hót và tôi đâm thất vọng vì nghĩ rằng không bao giờ có thể học được tiếng Việt". LM Marini nhận xét rằng “dường như dân Việt bẩm sinh đã có một cơ thể rất chính xác, được điều chỉnh thật đúng và hoà hợp hoàn toàn với trí óc cùng buồng phổi; phải nói là, theo tự nhiên, người Việt là nhạc sư, vì họ có tài phát âm một cách nhẹ nhàng và chỉ hơi biến thanh là đã khác nghĩa” LM Borri[2] cũng ghi nhận "Tiếng An Nam ... càng phong phú hơn trong dấu và giọng, và do đó du dương hơn. Theo ý kiến của tôi, để nắm bắt sự khác nhau của các giọng và dấu thì những người có lỗ tai âm nhạc một cách tự nhiên sẽ dễ học tiếng An Nam hơn tất cả người khác". Nếu chỉ giải thích một cách định tính (qualitative/A) như các tài liệu trên thì rất khỏ hiểu thanh điệu tiếng Việt là gì. Ta hãy xem lại các tài liệu dùng nốt nhạc[3] để kí âm thanh điệu tiếng Việt. Đầu tiên là từ BBC của de Rhodes in năm 1651. Sáu chữ dùng làm thí dụ về thanh điệu (LM de Rhodes, MLT - tiền bán thế kỷ 17?) là ba bá bà bã bạ bả:

2.1.1 Ba - thanh ngang (LM de Rhodes, MLT đều ghi nghĩa là số ba và không có dấu - VBL ghi ba). Chữ Nôm cổ thường dùng Hán tự ba  (nghĩa là bò, đào ...) hay sau đó thêm số ba (Hán tự là tam ) vào chữ ba  cho rõ nghĩa qua dạng 𠀧 (đọc là ba, nghĩa là số ba).

2.1.2 Bá - thanh sắc (de Rhodes, MLT đều ghi nghĩa là bà thiếp của vua chúa hay thủ lãnh, bây giờ không còn dùng nữa. Ngoài Bắc bá là đàn bà lớn tuổi như mẹ hay người giữ đền ... VBL ghi bá). Một dạng chữ Nôm dùng Hán tự bá  (âm giống nhưng nghĩa khác ~ ban bố, bố cáo, tuyên bố ...).

2.1.3 Bà - thanh huyền (de Rhodes, MLT đều ghi nghĩa là bà già/nội/ngoại hay bà Chúa ... - VBL ghi bà). Một dạng chữ Nôm dùng Hán tự ba  (đọc là ba, biểu âm) và thêm bộ nữ  vào cho rõ nghĩa, cho ra dạng  (chữ Nôm tự tạo).

2.1.4 ã (de Rhodes, để ý[4] dạng  không phải là b), Bã (MLT) đều ghi nghĩa là cái tát/tạt - VBL ghi ã, Béhaine (1772/1773)/Taberd (1838) ghi vả (dấu hỏi, để ý dạng v), chữ Nôm dùng Hán tự bả  cho hai dạng bả và bã - chữ bả HV  (nghĩa là cầm, nắm ...) cũng hiện diện trong VBL trong thủ bả (người canh gác), bả lịnh (người cầm canh) ...

2.1.5 Bạ (de Rhodes, MLT đều ghi dạng bạ với dấu nặng - nghĩa là đồ bỏ ra/cái xác - tuy nhiên VBL trang 17 lại ghi dạng bã dấu ngã, bã thuốc) - Béhaine (1772/1773), Taberd (1838) ghi là bã (dấu ngã), dạng này tồn tại cho đến nay như bã chè, bã mía ... Như vậy bã đã từng là bạ (dấu nặng) vào thế kỷ 17, cũng như de Rhodes ghi rễ (rễ cây, dấu ngã) là rẹ (dấu nặng) - như trong Bản Báo Cáo "Dò Rẹ Mĩ pha sổ lá" - nhưng VBL lại không ghi rẹ mà ghi là rễ - xem hình chụp bên dưới. Một dạng chữ Nôm dùng Hán tự bá  hay bả  (dạng này cũng dùng cho bả, bã như ở trên).

2.1.6 Bả (de Rhodes, TG đều ghi bả dấu hỏi với nét nghĩa một loại lụa Đông Kinh màu vàng nghệ). Béhaine (1772/1773), Taberd (1838) ghi trái bả, bả tơ (cuộn tơ) - Việt Nam Tự Điển ghi đánh bả (~ đánh sợi, tiếng Đàng Trong). Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa ghi chữ Nôm bả là  (Hán tự ba biểu âm hợp với bộ mịch chỉ nghĩa - loại chữ Nôm tự tạo).


[1] Trích từ cuốn "Lịch sử chữ Quốc Ngữ 1620-1659" tác giả Đỗ Quang Chính, Sài Gòn: Tủ sách Ra Khơi (1972)

[2] Trích từ bài dịch "Tường thuật về sứ mạng mới của các LM Dòng Jésus tại vương quốc An Nam" của Cristoforo Borri (1631) - bản tiếng Pháp của tác giả Bonifacy, bản tiếng Việt của Phạm Văn Bân (4/2011).

[3] Các nốt nhạc dùng cho đến nay là do LM người Ý Guido of Arezzo sáng tạo từ đầu TK 11. Đây là những âm đầu của bài thánh ca Saint John The Baptist bằng tiếng La Tinh: Ut queant laxis, resonare fibris, Mira gestorum, famuli tuorum, Solve polluti, labii reatum, Sancte Iohannes (Ut sau đổi thành Do vào TK 17 theo dạng nguyên âm mở/không có phụ âm cuối cũng như trường hợp sol ~ soh ~ so). Thành ra không phải ngẫu nhiên mà các giáo sĩ tiên phong sử dụng phương tiện này để ghi thanh điệu tiếng Việt.

[4] Thời VBL ghi nhận ba dạng b, ꞗ và v: ꞗ là dạng cổ trước khi tách ra thành v (giọng Bắc hiện đại), đôi khi thành b- và d- (j- giọng Nam hiện đại) như: phân ꞗua - phân vua - phân bua; ꞗã - *vã - vả. Chữ Nôm vả dùng bả HV  với ba là thành phần hài thanh, điều này cho thấy ꞗ gần với âm môi b hơn là môi răng v, như ꞗui thì chữ Nôm dùng bôi HV , ꞗua chữ Nôm dùng 𢃊 𤤰 với thanh phù bố  ...v.v...



 


Trích từ Bản Báo Cáo (BBC) - trang 9 (VBL, năm 1651).

Tạm dịch/NCT "Nhưng mà chúng tôi có thể dùng sáu thanh điệu này vào những nốt nhạc của chúng ta, là vì xem ra có sự tương quan với âm nhạc chúng ta qua các tiếng sau đây: dò (cái bẫy, cái dò - VBL trang 174, làm dò chim); rẹ (rễ cây - VBL không ghi chữ này nhưng ghi rễ, cội rễ VBL trang 646) theo cách phát âm của một vài tỉnh[1]; mĩ (tên một dòng họ - VBL trang 466 ghi mỉ, tốt - để ý thanh hỏi); fa hay pha (pha trộn - VBL trang 589 ghi pha, pha rượu); sổ (VBL trang 690 ghi sổ, viết sổ); lá (VBL trang 390 ghi lá, lá cây mía ...); do đó các tiếng này đều có nghĩa trong tiếng Đông Kinh, dựa theo sáu thanh điệu của tiếng Đông Kinh dò, rẹ, mĩ, pha, sổ, lá, chúng ta có thể liên hệ phần nào với sáu cung giọng âm nhạc của chúng ta, cách so sánh tuy không chính xác đến nỗi không có sự khác biệt lớn ...".

Description: A close-up of a music note

Description automatically generated

Sáu nốt nhạc truyền thống Tây phương (thấp đến cao C D E F G A B), ti (tiếng Anh) ~ si.

Nếu MLT[2] ghi rõ 6 nốt nhạc cho sáu âm trên, với thanh hỏi cao hơn thanh ngã - thì de Rhodes không ghi các nốt nhạc tương ứng với ba bá bà bã bạ bả, nhưng lại dùng tên các nốt nhạc với thanh điệu tiếng Việt tương ứng để ghi các từ khác nhau dò rẹ mĩ pha sổ lá. Để ý hai dạng rẹ và mĩ không có trong VBL so với rễ (~ rẹ) và mỉ (dấu hỏi ~ mĩ). Ngoài ra nốt nhạc son (sol) còn có thể ghi là so hay soh, có lẽ như vậy mà de Rhodes đã ghi[3] sổ để chỉ thanh hỏi dựa vào nốt nhạc son (sol). Các nốt nhạc chỉ thanh điệu còn thấy trong hình sau, chụp lại từ bài viết "First codification of Vietnamese by 17th-century missionaries: the description of tones and the influence of Portuguese on Vietnamese orthography" của hai học giả Gonçalo Fernandes và Carlos Assunção (2017): 


[1] Một vài tỉnh ở đây hàm ý các tỉnh ở ngoài Kẻ Chợ (Đông Kinh/Hà Nội). Không những de Rhodes nhắc đến sự khác biệt thanh điệu (rễ đọc như rẹ, td. giọng Nghệ Tĩnh nhập thanh ngã vào thanh nặng), ông còn ghi các cách đọc khác nhau như dện, nhện, rện; dọn, nhọn, rọn ... Cùng các cách dùng tương đương như mũ/nón, heo/lợn/sinh, hồ/keo, hoa (huê)/bông, mè/vừng, ốm/đau, chăn/mền, trái/quả, đỗ/đậu, mận/roi … Đây là phương ngữ tiếng Việt trong thời phôi thai chữ quốc ngữ. Sau này, các rối loạn như chiến tranh Nam Bắc/phân chia lãnh thổ càng làm sự khác biệt giữa các phương ngữ rõ nét hơn. 

[2] Bài này không bàn về tác giả các nốt nhạc kí âm tiếng Việt này có phải là de Pina hay không, điều này không ảnh hưởng đến kết luận thanh hỏi cao hơn thanh ngã như nhận xét của de Rhodes hay MLT. Tham khảo các bài viết của Gonçalo Fernandes và Carlos Assunção (2017) trang này chẳng hạn https://www.persee.fr/doc/hel_0750-8069_2017_num_39_1_3592 ; và Phạm Thị Kiều Ly trang này chẳng hạn https://online.ucpress.edu/jvs/article-abstract/14/2/68/93841/The-True-Editor-of-the-Manuductio-ad-linguam?redirectedFrom=fulltext …v.v…

[3] Nếu quả thật LM de Rhodes cố ý dùng dạng tương đương so cho nốt nhạc sol, hay dùng dạng không có phụ âm sau cùng - và thêm dấu hỏi vào để cho ra dạng sổ tiếng Viêt - thì thật thâm thuý vì từ sổ rất phổ thông so với sổn, sỏn ... Ngoài ra, thí dụ của de Rhodes là những âm tiết đơn giản và không có phụ âm sau cùng.


 

[1] Bài này không bàn về tác giả các nốt nhạc kí âm tiếng Việt này có phải là de Pina hay không, điều này không ảnh hưởng đến kết luận thanh hỏi cao hơn thanh ngã như nhận xét của de Rhodes hay MLT. Tham khảo các bài viết của Gonçalo Fernandes và Carlos Assunção (2017) trang này chẳng hạn https://www.persee.fr/doc/hel_0750-8069_2017_num_39_1_3592 ; và Phạm Thị Kiều Ly trang này chẳng hạn https://online.ucpress.edu/jvs/article-abstract/14/2/68/93841/The-True-Editor-of-the-Manuductio-ad-linguam?redirectedFrom=fulltext …v.v…

[1] Nếu quả thật LM de Rhodes cố ý dùng dạng tương đương so cho nốt nhạc sol, hay dùng dạng không có phụ âm sau cùng - và thêm dấu hỏi vào để cho ra dạng sổ tiếng Viêt - thì thật thâm thuý vì từ sổ rất phổ thông so với sổn, sỏn ... Ngoài ra, thí dụ của de Rhodes là những âm tiết đơn giản và không có phụ âm sau cùng.




 

Âm bá bên trên thiếu dấu sắc do lỗi in ấn hay tài liệu MLT cũ quá với nét ghi mờ.

2.1.7 Dựa vào cách kí âm của de Rhodes dò rẹ mĩ pha sổ lá và các nốt nhạc của MLT, ta có thể phân biệt hai âm vực (dựa vào độ cao) của tiếng Việt vào TK 17 ở Đông Kinh:

a) Âm vực cao: thanh ngang, hỏi, sắc (cao nhất)

b) Âm vực thấp: thanh ngã, nặng, huyền (thấp nhất)

Kết quả này còn phù hợp với nhận xét của các tác giả trước đây như Nguyễn Tài Cẩn ("Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt" 1997, sđd), Hoàng Thị Châu ("Tiếng Việt trên các miền đất nước" 1989, sđd), Đoàn Thiện Thuật ("Ngữ âm tiếng Việt" 2007, sđd), Mai Thị Kiều Phượng ("Tiếng Việt đại cương - ngữ âm" 2008, sđd) ...v.v...

So sánh với giọng Hà Nội hiện nay (TK 21), hai âm vực có phần khác nhau vì thanh ngã lên cao so với thanh hỏi

c) Âm vực cao: thanh ngang, sắc, ngã (cao nhất)

d) Âm vực thấp: thanh hỏi, nặng, huyền (thấp nhất)

Khuynh hướng nâng lên cao của thanh ngã gọi là khuynh hướng dời đổi thanh điệu (Tone shift/A - NCT) hay sự đảo ngược thanh điệu (Tone inversion/A - PQT).

Giọng Bắc (Đông Kinh/Hà Nội) tới năm 1897 cho thấy thanh ngã đã cao hơn thanh hỏi tối đa là 2 nốt nhạc, theo tác giả Paul Gouzien trong cuốn Manuel Franco-Tonkinois de Conversation spécialement à l'usage du médecin - NXB  A. Challamel (Paris, 1897):


Sau đó vài năm, tác giả Édouard Diguet trong cuốn Grammaire Annamite (NXB Imprimerie Nationale, Paris 1904 - ấn bản lần thứ 3) cũng ghi 6 thanh điệu của giọng Hà Nội, tuy thanh ngã không thấy cao hơn thanh hỏi ở khúc cuối:

Description: A piece of paper with text

Description automatically generated

Phân tích thanh điệu theo máy thu thanh và phân tích tần số của TK 21 - giọng Bắc:

Trích từ bài viết "The ups and downs of Vietnamese tones" (University of Maryland, 2009) với các tác giả Jessica Bauman, Allison Blodgett, C. Anton Rytting, Jessica Shamoo.

Dựa vào cách phát âm (đường nét vận động) của 6 thanh trên - hay giọng uốn cong hay phát ra từ lòng ngực (de Rhodes, BBC) - thì ta có ba thanh hỏi, ngã và nặng (bảng tóm tắt bên dưới là tiếng Việt TK 21 tương ứng với các âm vực c và d mới hơn như đã ghi bên trên):

Description: https://scontent-sin6-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/s720x720/10352840_10152246395018635_7933041240583853150_n.jpg?oh=308e31fe9ac67ec40d148d99bf5dfc52&oe=584FCF8B

Powered by Froala Editor