Viện phương đông

4 tháng trước

HAI BỘ TUYỂN TẬP CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐỨC MẬU

Viện trưởng đã tình nguyện chuyển giao hai bộ Tuyển tập nói trên từ Tủ sách cá nhân sang Tủ sách Phương Đông

Powered by Froala Editor

HAI BỘ TUYỂN TẬP CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐỨC MẬU

          Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu sinh ra và lớn lên ở đất Thành Nam, nơi có truyền thống văn chương nổi tiếng của Vùng Văn hóa Nam xứ Đoài. Ông tham gia Quân đội ngay từ khi chiến tranh chống Mỹ bùng nổ và trở thành nhà thơ được nhiều người lính chép vào sổ tay trên đường hành quân ra trận. Ông là người luôn tìm tòi cái mới trong sáng tác và đã được nhà phê bình phong cách học Nguyễn Hữu Đạt hai lần giới thiệu trên báo Văn nghệ và trong tập sách phê bình có tên “Từ Văn học kháng chiến đến Văn học Đổi mới (Nxb Hội Nhà văn, 2021).

Sáng nay ngày 6 tháng 12 năm 2023, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông (tên tắt: Viện Phương Đông) vừa nhận được hai bộ Tuyển tập của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu gửi tặng.

 

 

          


 

          Tuyển tập Trường ca của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu đăng tải tác phẩm Trường ca nổi tiếng “Trương ca sư đoàn” cùng hai trường ca khác là “Trường ca Côn Đảo”, “Mở bàn tay gặp núi”, cùng 27 bài viết của các nhà phê bình, các GS.TS và đồng nghiệp của ông. Tuyển tập thơ Nguyễn Đức Mậu gôm 229 bài thơ viết về các chủ đề khác nhau. Đây là các tư liệu quí giúp cho sinh viên học viên học tiếng Việt tại Viện Phương Đông và các đơn vị phối hợp, đọc và tìm hiểu thơ ca Chống Mỹ cũng như Văn hóa Việt Nam thời hiện đại.

Xét thấy đây là hai cuốn sách có ích cho học viên nước ngoài đang học tập tại Viện và các đơn vị Hợp tác Đào tạo cùng Viện Phương Đông, Viện trưởng đã tình nguyện chuyển giao hai bộ Tuyển tập nói trên từ Tủ sách cá nhân sang Tủ sách Phương Đông là Tủ sách chọn lọc của Viện để các thầy cô cùng sinh viên, học viên tham khảo.

Nhân đây, Ban Quản lý thư viện và Tủ sách Phương Đông xin trân trọng cảm ơn Viện trưởng và nhà thơ Nguyễn Đức Mậu. Kính chúc Viện trưởng và nhà thơ luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục có những cống hiến mới cho sự phát triển của Văn hiến Việt Nam.

 

 

Powered by Froala Editor