11 tháng trước
CHUYỆN THƯỜNG NGÀY Ở VIỆN PHƯƠNG ĐÔNG Hữu Đạt
Viện Phương Đông là đơn vị tham gia góp phần phát triển thêm giao lưu văn hóa Pháp- Việt.
Powered by Froala Editor
CHUYỆN THƯỜNG NGÀY Ở VIỆN PHƯƠNG ĐÔNG
Chào mừng ngày 20-11
TÌNH YÊU CỦA CỤ GIÁO
Hữu Đạt
Tôi tình viêt câu chuyện này vì có một cái duyên với PGS.TS Vương Toàn. Từ thời tôi còn là giảng viên ở Khoa Ngữ Văn ĐHTH, vì làm thư ký tổ bộ môn nên tôi thỉnh thoảng được giao nhiệm vụ mời ông đến giảng chuyên đề cho sinh viên ngành ngữ. Sau này, khi vợ tôi làm LV Thạc sĩ, ông lại là CB hướng dẫn. Sau nữa, ít năm gần đây, do sự mở rộng hợp tác của Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông (Tên tắt là “Viện Phương Đông”) tôi lại thường xuyên nhờ ông tư vấn cho đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Ngay cả khi Viện Phương Đông xây dựng giáo trình dạy tiếng Lào và tiếng Khmer để dạy cho các các CB chiến sĩ làm việc dọc biên giới Lào - Việt trong chương trình hợp tác với Học viện An ninh Quốc gia, ông vẫn là người cộng tác tích cực. Chính vì thế, khi Tổ chức cuộc gặp gỡ các thành viên cựu trào của CLB Pháp ngữ, ông đã mời chúng tôi tham gia. Về cá nhân, tôi đã từng là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Pais 7. Nhưng quan trọng hơn, tôi là đại diện một đơn vị có quan hệ hợp tác với Đại sứ quán Pháp nên là đơn vị tham gia góp phần phát triển thêm giao lưu văn hóa Pháp- Việt. Cách đây mấy tháng, theo lời của ĐSQ Pháp tại Hà Nội,chúng tôi đã đến làm việc với Ngài Tùy Viên phụ trách Văn hóa - Giáo dục và trao tặng cho ĐSQ Pháp một số đầu sách do Viện Phương Đông phối hợp với các Nxb, trong đó có bộ sách “Tiếng Việt dành cho người nước ngoài, 3 tập, soạn theo khung 6 bấc đánh giá năng lực ngoại ngữ (Nxb Thế giới, 2002). Đây là các bộ sách ra đời nhờ sự hợp tác tích cực của Công ty Vepic, đứng đầu là Chủ tịch HĐQT, NGUT Ngô Trần Ái. Các bộ sách này có sức lan tỏa khá rộng trong các nhà trường. Có bộ sách được chọn làm Hội thảo KH cho “Dạy và học” theo phương pháp tích hợp và đã được in thành kỷ yếu dưới sự tài trợ của Quỹ Phát triển khoa học DATASHI (do nhà giáo Ngô Trần Ái làm chủ nhiệm) và Viện Phương Đông.
Hiện nay, PGS.TS Vương Toàn là một trong các chuyên gia hàng đầu về Pháp ngữ và ngôn ngữ các DTTS Việt Nam. Ông yêu tiếng Pháp như ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Chính vì vậy, cách đây hơn một năm, ông đã xây dựng đề án để xb một bộ sách (có ảnh) nói về tình hữu nghị Việt-Pháp nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (1973- 2023). Đề án được Bộ Thông tin &Truyền thông phê duyệt, cấp kinh phí cho việc xb. Ông là người đứng ra tổ chức tổ chức tư liệu và tổ chức biên tập bộ sách này (sách có độ dày 200 tr, khổ 24 x 24, xb năm 2023). Chính vì thế, trong cuộc gặp gỡ các thành viên của CLB còn có một đại diện biên tập của NXb Thông tin & Truyền thông là Bùi Thị Nga.
CLB Pháp ngữ là tên mới. Tiền thân của nó là Câu lạc bộ Cựu học sinh Pháp ngữ (CAEF) được thành lập theo Quyết định số 054/HVP-LH, do bà Hoàng Xuân Sính, Chủ tịch Trung ương Hội Hữu nghị Việt – Pháp (nay là Hội Hữu nghị và Hợp tác Việt – Pháp) ký ngày 17/5/1996. Từ.ngày 07/3/2007 nó được đổi tên thành Câu lạc bộ Pháp ngữ. Từ năm 2013, đã có một số sách, tranh ảnh ra đời liên quan đến hoạt động của CLB này.
Cuộc gặp mặt được tổ chức tại nhà cụ Nguyễn Thanh Tiềm ở xã Phú Thượng cạnh đê sông Hồng, Hà Nội. Cụ năm nay 94 tuổi là người giỏi tiếng Pháp thuộc thế hệ tiến bối. Cụ từng đi chuyên gia chữa bệnh và nguyên là giám đốc bệnh viện của Bộ Nông nghiệp. Sau cụ là thế hệ U80 và các thế hệ tiếp nối. Trong thế hệ U80, có một cụ làm tôi chú ý là cụ NVQ. Cụ người nhỏ, đôi mắt cũng nhỏ nhưng tinh nhanh, pha chút láu lỉnh. Có lẽ vì thế, cụ kể lại mối tình của cụ một cách rất hồn nhiên bên cạnh người vợ kém cụ chừng ba chục tuổi. Bà tên là T cũng là giáo viên tiếng Pháp và tiếng Anh. Tôi rất kính nể hai người này vì nghị lực của họ, nhất là bà T. Tôi nói vậy là vì tôi biết rõ hoàn cảnh rất éo le của cụ. Gọi là éo le vì khi mới tốt nghiệp năm 1966, cụ được tố chức phân công về dạy ở trường Ngoại giao. Hồi đó, được vào làm CBGD ở đây là rất đặc biệt vì phải là thành phần cốt cán (bần cố nông) được Nhà nước tin tưởng. Thế nhưng, cuộc đời của cụ bị rẽ ngang chỉ vì một cuộc tình. Cụ yêu một cô học trò. Cuộc tình này, theo cụ và bạn bè, là cuộc tình rất trong sáng và đẹp đẽ. Nhưng thời đó, nhận thức rất ấu trĩ nên xã hội không chấp nhận. Cụ bị yêu cầu làm kiểm điểm, nhưng cụ một mực khẳng định, cụ không làm gì sai. Cụ bảo, cụ yêu đúng pháp luật. Nhưng đó là thời, pháp luật không quan trọng bằng quan niệm. Ở khoa tiếng Anh cùng trường, có hai anh chị sắp tốt nghiệp yêu nhau, rủ nhau đi chơi, hôn nhau bên bờ suối (lúc đó trường đang sơ tán) bị đội Cờ đỏ bắt được. Thế là họ bị treo giò tốt nghiệp hai năm. Lý do: Làm ảnh hưởng thuần phong mỹ tục của đồng bào các dân tộc, bởi họ không hôn nhau bên bờ suối. Cho nên, việc cụ Q yêu học trò là tội tày đình. Tổ chức nhiều lần gọi lên, cụ cứ khắng rằng mình “yêu đúng” nên không tới. Thế là cụ bị ghép vào tội “chống lại tổ chức” và bị buộc phải ra khỏi biên chế.
Từ một giáo viên bị loại khỏi ngành, cụ trở thành người lang thang, đi khắp nơi kiếm sống. May có vốn tiếng Pháp nên cụ mở lớp dạy thêm. Theo học lớp này có một học sinh rất trẻ. Vì mến cụ nên thi thoảng hỏi thăm “vợ thầy”. Lúc đầu, cụ bảo “cô đi vắng”. Nhưng sau nói dối không được, cụ đành nói thật với trò là cụ chưa có vợ. Cô gái nửa tin nửa ngờ, lên gác xem thì mới rõ cụ đang là chàng trai độc thân. Hai người yêu nhau. Bạn bè và gia đình đều phản đối vì cụ hơn cả tuối bố vợ. Nhiều tiếng gièm pha. “thằng ấy nó không sinh con được đâu”, “ thiếu gì người, nó còn hơn cả tuổi bố mày” ... Thế nhưng cái duyên ông Trời buộc rồi, cởi ra sao được? Bất chấp dư luận, họ đã cưới nhau. Lúc đầu họ chỉ sinh được hai người con gái. Người đời lại gièm pha “nó thế có con trai sao được?”. Tức khí, cụ bàn với vợ, lại tiếp tục sinh. “Sinh để cho người đời biết mặt”, chắc cụ nghĩ thế.
Đúng là hạnh phúc Trời ban cho người lành. Cách đây 9 năm, cụ sinh hạ được cậu con trai khỏe mạnh.Vợ cụ lúc đó đã 40 tuổi. Nói chuyện với mọi người, cụ cười ngất: “Tuổi trẻ mình yêu nhiều nhưng trong sáng, không ăn chơi bừa bãi” nên sau dù lớn tuổi mới lấy vợ, vẫn có được ba đứa con khỏe mạnh và có con trai đàng hoàng...Trong lúc vui, cụ còn nói: “Tôi sướng nhất là khi sinh hai con gái, nhà vợ đều đem về và các dì bên nhà vợ đem về chăm lo bế bồng. Tôi chẳng phải vất vả gì cả. Bây giờ, mỗi khi đi đâu, bố vợ tôi lại bảo “ông thích đi đâu thì tôi lái xe đưa ông đi”.
Cuộc hội ngộ có cựu nhà giáo, cựu nhà báo, cán bộ biên tập và cựu cán bộ ngoại giao. Không ngờ có một số người đã biết tên tôi và đọc các bài tôi viết về y học phương Đông và Khoa học tế bào. Vì vậy, để các cụ hiểu thêm liệu pháp này, tôi chia sẻ thêm một số kết quả rất kỳ diệu của liệu pháp đã được CLB Phương Đông áp dụng. Một số cụ rất tâm đắc về giải pháp mà tôi nêu ra: cân bằng âm dương để khắc phục bệnh tật từ cân bằng dinh dưỡng. Với mong muốn giúp các cụ đang bị tiểu đường, huyết áp và tim mạch... tôi đã bàn với Chủ nhiệm CLB Phương Đông lên kế hoạch để đón các cụ tham gia liệu trình mới nhằm tiến tới già hóa lành mạnh, sống vui, sống khỏe, không còn phải buồn phiền vì các căn bệnh mà mình đang mang. Hy vọng các cụ sẽ có được các kết quả như mong đợi
Powered by Froala Editor