Viện phương đông

5 tháng trước

NỐI TIÊP TRUYỀN THỐNG Đỗ Thi Lễ

    Trong một thời gian dài của lịch sử đất nước, có rất nhiều nhà báo nhà văn trưởng thành từ  Khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Powered by Froala Editor

                                              

NỐI TIÊP TRUYỀN THỐNG

 

                   Đỗ Thi Lễ

 

          Trong một thời gian dài của lịch sử đất nước, có rất nhiều nhà báo nhà văn trưởng thành từ  Khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Đó là mái trường thân yêu sản sinh ra không ít các cây bút đáng nể của giới văn chương và báo chí.

          Mặc dù có nhiều người không quen biết nhau ngoài đời, nhưng lại quen biết nhau từ trang sách hoặc từ các bài viết hàng ngày. Đó là cái mà ta hay gọi là “Văn kỳ thành bất kiến kỳ hình”. Từ việc đọc bài, đọc sách của nhau, họ lại trở nên gần gũi và cuối cùng mới phát hiện ra mình từ một cội rễ sinh ra. Đó là sự trưởng thành từ cái nôi đào tạo vang danh một thuở: Khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội. 

       Bài viết của đại tá Trần Nhung, nhà báo Quân đội, nguyên Tổng Biên tập báo “Cựu Chiên binh Việt Nam” đăng trên facebook gần đây cho chúng ta thấy tình cảm gắn bó giữa các thế hệ của thầy trò khoa Ngữ Văn là một hình ảnh đẹp về nghề nghiệp. Ban biên tập trân trọng giới thiệu bài của đại tá Trần Nhung để bạn đọc, nhất là các học viên nước ngoài, được biết thêm về văn hóa truyền thống của người Việt,

 

            

MỘT CUỐN SÁCH HAY, HẤP DẪN VÀ RẤT CÓ TẦM

                                                                                            Đại tá Trần Nhung

 

Nghe tiếng Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đạt đã lâu bởi ông là Giảng viên cao cấp có nhiều đóng góp trong việc đào tạo sinh viên tại khoa Ngữ văn Trường đại học Khoa học và Nhân văn quốc gia. Nhưng đọc cuốn sách Văn khoa chân dung ký của ông thì tôi thực sự ngạc nhiên vì cuốn sách này hay,hấp dẫn và rất có tầm. Lâu nay vốn ngại đọc nhưng đọc cuốn này tôi thích thú và đã đọc hết 25 chương của cuốn sách dày hơn 400 trang.

Trước hết đây là cuốn sách ghi chép sinh động bởi lối hành văn và kết cấu chương hồi na ná kiểu Tam Quốc chí nhưng đều là người thực việc thực tại khoa Ngữ Văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ 40,50 năm trước mà mỗi cái tên đều rất quen thuộc trong rất nhiều thế hệ sinh viên học văn và ngôn ngữ tại khoa này. Đó là các Giáo sư,nhà khoa học xã hội rất có uy tín như Hoàng Xuân Nhị,Nguyễn Tài Cẩn, Hoàng Như Mai, Nguyễn Kim Đính, Lê Đình Kỵ và rất nhiều người khác.

Tác giả kể ra rất nhiều tên người và sự việc nhưng với một cách nhìn khoa học,khách quan, đúng mức và rất thuyết phục khiến những người được kể chuyện đều cảm thấy hài lòng dù rằng tác giả kể cả mặt tích cực thậm chí là tiêu cực của mỗi người.

Nhưng quan trọng hơn là cuốn sách đã có tầm quốc gia nói chuyện của một khoa nhưng toát lên những vấn đề của đất nước trong các giai đoạn lịch sử khác nhau liên quan đến nhiều vấn đề về khoa học và văn học nghệ thuật.

Điều đặc biệt thú vị là mỗi nhân vật mà tác giả nêu trong cuốn sách này đều gợi mở một đề tài khoa học trong việc nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật đó với các đức tính nổi bật mà tác giả đã nhận xét rất đúng.

Là cựu sinh viên Văn Khoa từ hơn nửa thế kỷ trước nên tôi đọc cuốn sách này để tìm thấy những dấu ấn về một thời nhiều sự kiện bi hùng trong văn học nghệ thuật và giáo dục đào tạo. Ông có gửi tặng một vài cuốn sách khác nhưng chưa có thời gian đọc. Xin cảm ơn tác giả và chúc ông tiếp tục có nhiều cuốn sách mới hay và hấp dẫn hơn.

 

 

                                                    



Powered by Froala Editor