Viện phương đông

1 tháng trước

TUỒNG TRONG QUAN HỆ VỚI THUYẾT ÂM-DƯƠNG Hữu Đạt

Ngoài sinh viên Việt Nam còn có đông đảo sinh viên nước ngoài. Điều này cho thấy, loại hình nghệ thuật tuồng vẫn còn được rất nhiều người thuộc thế hệ trẻ quan tâm.

Powered by Froala Editor

TUỒNG TRONG QUAN HỆ VỚI THUYẾT ÂM-DƯƠNG

                                          Hữu Đạt

          Ngày 6-3-2024, tại Hội trường tầng 8 nhà E, 336 Nguyễn Trãi Q. Thanh Xuân hà Nội đã diễn ra cuộc giao lưu giửa các các nghệ sĩ Nhà hát tuồng Việt Nam và các thầy, cô giáo cùng các em sinh viên trong toàn trường. Gần 15h cùng ngày, hội trường đã đông kín. Ngoài sinh viên Việt Nam còn có đông đảo sinh viên nước ngoài. Điều này cho thấy, loại hình nghệ thuật tuồng vẫn còn được rất nhiều người thuộc thế hệ trẻ quan tâm.

          Trước khi cuộc giao lưu được bắt đầu, GS.TS Hoàng Anh Tuấn - Hiệu trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Nhà trường lên phát biểu chúc mừng và tặng hoa cho các nghệ sĩ. Lời phát biểu nhấn mạnh đến mối quan hệ truyền thống giữa Trường và Nhà hát Tuồng Việt Nam với hy vọng sự tiếp nối sẽ được phát huy hơn nữa. Nói đến vấn đề này, vị Hiệu trưởng đã gợi nhớ lại hình ảnh của một số nghệ sĩ của Nhà hát đã được đạo tạo tại ĐHTH Hà Nội trước đây như Tiến Thọ, Xuân Yến ...


          Trong lúc chờ trình diễn hai trích đoạn (“Cõng vợ già đi xem hội” và trích đoạn “...chém Linh Tá” (trích từ vở “Sơn Hậu”), một số diễn viên của Đoàn được giới thiệu thông việc diễn xuất vài động tác tiêu biểu nhằm thể hiện đặc trưng và cá tính của các kiểu nhân vật. Màn giới thiệu này rất có ý nghĩa vì đã gợi mở cho sinh viên, nhất là sinh viên nước ngoài cách tiếp cận hình tượng nhân vật trong các vở diễn. Sau hai trích đoạn được trình diễn, có các sinh viên Việt Nam và một sinh viên nước ngoài lên sân khấu giao lưu với nhiều câu hỏi có chiều sâu. Trong số đó có một sinh viên ngành Hán-Nôm, người tỏ ra có nhiều am hiểu về tuồng. Các câu hỏi của sinh viên xoay quanh việc tìm hiểu nghệ thuật tuồng ở một số phương diện như: sự khác biệt tuồng Bắc và tuồng Nam, cách hóa trang nhân vật và mối quan hệ với hý kịch Trung Quốc. Ông Tạ Văn Sốp, Phó giám đốc Nhà hát tuồng Việt Nam, đại diện cho các nghệ sĩ lên giải đáp và giao lưu với khán giả. Không khí thật ấm áp, nhưng mang tính khoa học, phù hợp với việc dạy và học trong giai đoạn mới, nhất là hiện nay Trường ĐHKHXH và Nhân văn mới thành lập bộ môn “Nghệ thuật học”.


          Viết đến đây, tôi bỗng nhớ lại một kỷ niệm với Nhà hát tuồng Việt Nam. Đó là vào trước năm trước khi tôi đi nghiên cứu sinh tại Liên Xô (1987), tôi đã tới Nhà hát đọc vở “Nữ tướng rừng xanh”. Đây là vở tôi viết dựa trên mấy tích truyện của dân gian Ấn Độ. Hôm đó, anh Tiến Thọ mắc họp nên chỉ có Xuân Yến (Trưởng phòng Nghệ thuật), họa sĩ Lê Huy Quang, đạo diễn Đoàn Anh Thắng và các diễn viên nghe tôi đọc kịch bản. Mọi người thật bất ngờ khi thấy tôi vừa đọc, vừa “diễn” một số đoạn bằng cách hát ngay tại chỗ. Đạo diễn Đoàn Anh Thắng, mới tốt nghiệp từ Liên Xô về, là ngôi sao đáng lên lúc đó tâm sự với tác giả: “Tôi vốn là thằng rất kiêu, chưa thèm nghe bất cứ tác giả nào đọc kịch mà chỉ xem văn bản. Đây là lần đầu tiên tôi trực tiếp nghe tác giả đọc kịch bản và hoàn toàn bị thuyết phục”. Lê Huy Quang cũng tỏ ra tán đồng. Ông mới làm họa sĩ cho vở “Vì tôi yêu” của tôi dựng tại Đoàn kịch nói Hà Sơn Bình. Trong ê kíp lúc ấy có Xuân Huyền là đạo diễn mới tốt nghiệp từ Liên Xô về chưa lâu. Anh dựng vở “Vì tôi yêu” của tôi đúng vào năm anh 39 tuổi. Họa sĩ là Lê Huy Quang, người vốn là cán bộ biên chế của Nhà hát tuồng Việt Nam. Nhạc sĩ Ngô Quốc Tính là người tôi mới quen lần đầu, nhưng qua giới thiệu tôi biết anh là chồng của nghệ sĩ Thu Hiền chuyên đọc thuyết minh phim ở Đài Truyền hình Trung ương (thời đó chỉ có một kênh chung). Chúng tôi hồ hởi hứa hẹn nhau làm vở. Thế nhưng sau đó, tôi đi Liên Xô. Ở nhà không may đạo diễn Đàn anh Thắng bị bạo bệnh. Anh ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ. Khi tôi về nước, kịch bản cũ không còn vi chỗ ở nhiều lần thay đổi.



          Lần này đến dự buổi giao lưu với Nhà hát tuồng Việt Nam, giống như là cái duyên. Tôi rất chăm chú nghe cách giải thích các câu hỏi của ông Tạ Văn Sốp. Riêng về mối quan hệ giữa hý kịch và tuồng Việt Nam, tôi đã từng có nhiều cuộc trao đổi với các nhà nghiên cứu Trung Quốc khi làm chuyên gia tại Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải. Trong các cuộc thảo luận này, tôi đã phân tích cho một số giáo sư và sinh viên nước bạn thấy được sự khác biệt cơ bản của hý kịch Trung Quốc và tuồng Việt Nam về phong cách biểu diễn, vũ đạo múa, đặc biệt là đài từ cũng như nhạc điệu của bài hát và cách thể hiện “âm lượng” giọng nói của diễn viên khi nói và khi hát. Có thể nói, tuồng Việt Nam rất chủ trọng đến quan hệ âm- dương ở mọi phương diện và sự biến hóa của nó trong vũ đạo múa, trong quá trình chuyển hóa từ nói sang hát (và ngược lại), trong khi hý kịch Trung Quốc những đặc điểm này mờ nhát hơn nhiều. Điều này, mỗi người có thể nhận ra ngay khi bước vào nhà hát. Bắt đầu từ trang trí của vớ diễn rồi đến hóa trang và xử lý âm thanh qua làn điệu và ngay trong các lời thoại. Khái niệm mà các cụ gọi là hường và tán chính là sự đối lập của âm dương rất ấn tượng trong ngôn ngữ thoại tuồng (ngôn ngữ nói), còn nói lối chính là sự chuyển hóa nhằm làm mềm mại cơ quan phát âm, giúp cho diễn viên khi hát không bị gãy giọng (gãy là do thay đổi đột ngột, khiến bộ máy phát âm không kịp thích ứng). Bên cạnh đó, nói lối còn tạo giai điệu để người cầm trống (người giữ vai trò chủ đạo của dàn nhạc) thay đổi tông nhạc một cách uyển chuyển, giúp các nhạc công tiếp cận nhanh sự thay đổi hình tượng hoặc tính cách nhân vật trên sân khấu mà không bị bất ngờ, đột ngột.

          Trong nhiều bài viết về Y lý phương Đông đối với việc khắc phục các bệnh nan ý, tôi đặc biệt nhấn mạnh sự tương tác của âm dương trong cơ thể, từ bậc vi mô đến bậc vĩ mô. Mọi căn bệnh trên cơ thể khi sinh ra đều do hệ quả của quan hệ tương tác này. Bởi thế, khi sử dụng các loại thực phẩm tinh do 300 nhà khoa học Mỹ nghiên cứu và chế tạo để hỗ trợ cho việc bổ sung dưỡng chất nhằm giúp cho cơ thể cân bằng lại, chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được độ lệch âm-dương của cơ thể cả trên tổng thể và từng bộ phận. Đó là lý do tại sao Câu lạc bộ của Viện Phương Đông đã giúp nhiều ngượi bị bệnh nan y thành công trong khi Y học phương Tây lại bó tay với chính các căn bệnh này. Cách khắc phục bệnh hen phế quản mãn tính, cách giải quyết căn bệnh gout, tiểu đường, cao huyết áp, thậm chí cả bệnh ung thư mà chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc là những câu chuyện người thực việc thực, theo nguyên lý của học thuyết Âm dương Ngũ hành.. Nếu nhìn vấn đề theo nguyên lý “đồng hình khác loại”,việc khắc phục các căn bệnh như thế cũng giống như xử lý một pha hát bị gãy trên sân khấu tuồng. Để giải quyết các sự cố khi biểu diễn trên sân khấu, rõ ràng phải có sự hỗ trợ của dàn nhạc, còn tự diễn viên xử lý sẽ rất khó khăn. Lúc này, trống và kèn giống như thứ chủ lực của “thực phẩm tinh” hàm chứa nhiều “dưỡng chất” có tác dụng hỗ trợ ngay tức thì cái giọng hát đang bị “ốm yếu” của diễn viên để nó trở lại được tư thế cũ.

          Để kết thúc bài viết, xin kể một câu chuyện vui. Mẹ tôi thời trẻ, vốn có giọng hát hay và thường vào vai đào chính trong tuồng và vai chính trong các vở cải lương. Mẹ tôi kể, có lần diễn trích đoạn Tam Quốc, nhân vật Trương Phi sau khi kết thúc một cảnh quay vào màn sau để nghỉ chờ. Vì trời nóng quá, anh bỏ tạm bộ râu ra ngoài uống nước. Khi người nhắc vở gọi tên, anh chạy vội ra, lúc đó sực nhớ là mình quên mất bộ râu. Vì khán giả đáng chờ Trương Phi (theo thoại dẫn) nên thấy anh, họ ngơ ngác, chưa hiểu ra sao. Đúng lúc đó Trương Phi nhận ra sự cố liên nói lớn “Ta là em của Trương Phi. Nay nghe tiếng gọi, ta xin được cấp báo để anh ta tới gặp...”. Khi nghe Trương Phi hô lên như vậy, người cầm trống liền ra hiệu cho dàn nhạc tấu bản “ngựa phi”. Trương Phi quay vào khoác lại bộ râu rồi quay ra dõng dạc: “Nghe em ta cấp báo, ta lập tức đến ngay, thúc ngựa chạy như bay, nên đà không chậm trễ...”. Khi khán giả nghe lời thoại như thế, họ càm thấy vở diễn vấn rất liền mạch và không hề nghi ngờ gì về sự cố xáy ra.

          Sự khắc phục sự cố trong biểu diễn có rất nhiều tình huống và nguyên nhân khác nhau. Đây là một trong các câu chuyện tôi hay kể khi dạy chuyên đề cho sinh viên và học viên sau đại học nghe mỗi lần lên lớp trình bày giáo trình “Các vấn đề của ngôn ngữ nghệ thuật” (Giáo trình Sau Đại học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2019)

          

Powered by Froala Editor