Viện phương đông

5 tháng trước

TÔI ĐÃ TOẠI NGUYỆN THẦY Hữu Đạt

Viết chân dung các thầy là chuyện khó, bởi chỉ nói về thành tích trong nghiên cứu và giảng dạy thì đơn giản lắm. Thầy nào cũng có lý lịch khoa học, ghi đầy đủ rồi. Viết thế nào để ra được cái “hồn” của mỗi thầy với một phong cách riêng mới là vấn đề nan giải.

Powered by Froala Editor

TÔI ĐÃ TOẠI NGUYỆN THẦY

          Hữu Đạt

          Chiều 8/9/2023, vào lúc 13h 30, vợ chồng tôi đến nhà Tang lễ BV Thanh Nhàn viếng và dự lễ truy điệu PGS. Lưỡng quốc TS Đỗ Văn Khang (tôi dùng danh xưng mà ông yêu thích nhất). Tại đây, tôi đã gặp một số bạn đồng nghiệp khoa Văn học cùng lứa với tôi ( tuổi thất thập). Nhìn nhau, ai nấy đều thấy thời gian qua đí nhanh quá. Mỗi lần tiễn đưa các thầy lớp trước ra đi lại thấy xao xác buồn. Lớp người đi tiễn, dường như mỗi lần đều hao hụt đi, giống như tán cây mỗi tháng ngày có thêm lá rụng. Lứa tuổi chúng tôi buổi tiễn đưa này đêm chia đến chục   người. Than ôi! Tạo hóa xoay vần không sao cưỡng được. Mới năm nào khoa Ngữ Văn ĐHTH còn đầy tráng khi, mỗi buổi họp khoa, lứa chúng tôi còn được coi là “trụ cột”, hừng hực lý tưởng và đam mê nghiên cứu giảng dạy, thế mà hôm nay cái “trụ cột” ấy chỉ còn lại vài bà ông già tuổi thất thập đi viếng thầy mình.

          Rưng rưng cảm xúc, tôi nhớ lại những kỷ niệm với thầy lướng quốc TS. Rất nhiều. Nhưng hai kỷ niệm làm tôi không bao giờ quên được. Kỷ niệm thứ nhất là lần thầy tổ chức cho con trai (ở phố Chùa Bộc). Hôm đó, tôi ngồi sát cạnh thầy. Khi thấy đại diện nhà trai phát biểu, thầy nói: “Nhờ sự giúp đớ...hai cháu đã tìm hiểu kỹ càng. Tôi và ông thông gia của tôi cũng gặp gỡ nhiều lần để cùng bàn bạc. Ông thông gia của tôi là...” Thầy nói tới đó, bỗng cúi xuống hỏi nhỏ ông thông gia: “Xin lỗi ông, tên ông là gì nhỉ?”. Lúc đó tôi cố giữ cho khỏi bật ra tiếng cười vì thấy thầy tôi vô tư một cách đáng yêu. Dù “thường xuyên gặp gỡ”, nhưng thầy lại không để ý đến tên của ông bạn. Trong lúc ngồi chờ đến giờ truy điệu ở nhà Tang lễ, tôi kể lại cho thầy Phạm Thành Hưng và thầy Nguyễn Bá Thành nghe. Hai thầy cứ cười ngất (hôm đó hai thầy ngồi ở xa). Tôi bảo, các thầy Khoa Văn của chúng mình “rất đặc trưng”, chỉ một chi tiết là nhận ra ngay các thầy của mình. Đó là những người thầy đầu óc lúc nào cũng tập trung vào nghiên cứu mà ít chú ý đến chi tiết thường nhật.

          Kỷ niệm thứ hai là lần thầy đọc cuốn “Văn Khoa chân dung ký” tôi xuất bản lần đầu (Nxb Hội nhà văn, 2006). Là ấy, đọc xong cuốn sách tôi biếu thầy, thầy rất thích thú và nói: “Khi nào tái bản, em nhớ cho tôi vào nhé. Cứ cói tôi là thê đội 2, còn đây là các thầy thuộc thê đội 1”. Thấy thầy chân thành quá, tôi bảo “Em nhớ ạ”. 

          Viết chân dung các thầy là chuyện khó, bởi chỉ nói về thành tích trong nghiên cứu và giảng dạy thì đơn giản lắm. Thầy nào cũng có lý lịch khoa học, ghi đầy đủ rồi. Viết thế nào để ra được cái “hồn” của mỗi thầy với một phong cách riêng mới là vấn đề nan giải. Rất may, khi xuất bản lần đầu, thầy –PGS. NGUT Bùi Duy Tân nói với tôi:”Cái tài của chú mày là nắm được cái hồn của các thầy”. Được nghe lời phán của “Cụ già làng Vũ Đại” (tiếng gọi đùa của cánh giáo viên trẻ nói về các thầy ở khu TT Mễ Trì) như thế, tôi rất yên tâm. Ngoài ra, còn một động lực khác khiến tôi dành thời gian bổ sung để tái bản là sự khích lệ của GS Phan Cự Đệ. Tôi rất bất ngờ là tôi đang lo không biết về thầy (chân dung thậy Đệ) như vậy thầy có ưng không? Vài anh em xì xào cho là viewets như vậy là “phạm húy” vì có chi tiết khi thầy làm Chủ nhiệm CLB Quốc tế, thấy cớ 6 tháng thay thư ký một lần và chiều chủ nhật thầy vẫn đi du thuyền với cô thư ký ở Hồ Tây. Có lần thầy tâm sự với tôi” Tuổi thất thập mà không lãng mạn như thế thì không làm việc được cậu ạ”. Tôi mạo muội cho cả cái ý ấy vào “Văn khoa chân dung ký”. Vài anh em trẻ trêu tôi là thầy đang “nổi xung”. Tôi sợ mất vía. Nhưng tình cờ, một buổi đi dạy trên gác, thầy vẫy tay bảo tôi lại gần và nói “ Cậu bảo Nxb cho tôi mua 60 cuốn”. Tôi bảo: “Để em hỏi họ xem còn không”. “Nếu không đủ thì 40 cuốn cũng được. Mình muốn mua để tặng bạn bè” ( chi tiết này tôi có đưa vào chân dung thầy mục (Vĩ thanh”).

          Vì đã hứa với thầy Khang nên trước khi tái bản tôi đã tổ chức một chuyến đi về thăm thầy ở Ninh Bình , nơi thầy đang sống cùng bà Nguyệt (Chuyến đi có tôi, anh Trần Hinh và một nữa phóng viên trẻ báo Phát luật xin đi theo để tác nghiệp). Cuộc tình duyên này có được là nhờ mai mối của một cô gái là học trò thầy và là cháu gọi bà Nguyệt là dì. Vì xa đồng nghiệp ở Hà Nội nên khi chúng tôi xuống thầy quí và mừng lắm. Tôi thay mặt Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông biếu thầy cô một gói quà (có hoa quả, rượu, bánh) và một phong bì 500.000 đ để chúc thầy sức khỏ. Thầy rưng rưng nước mắt hỏi tôi: “Em đã viết xong chân dung tôi chưa? Khi nào tái bản?”. Tôi biết thầy khát khao điều này vì thầy bắt đầu yếu, đi lại đã phải chống gậy.

          Ngối dưới ánh nắng sơm mai, tôi chân thành hỏi thầy: “Em con chút băn khoăn. Mối tình của thầy với bà Nguyệt có nên đưa vào không?”. Lúc đầu thầy lưỡng lự, xua tay “Thôi, không cần”. Nhưng anh Trần Hinh ngồi bên cạnh, góp ý: “Theo em, nên đưa vào vì đây là cuộc sống. Mà ký thì phải tôn trọng sự thật”. Thầy trầm ngâm một lát rồi gật “Cũng được. Em cứ đưa vào”.

          Thế là tôi yên tâm. Trên đường trở về, chúng tôi lại chuyện như pháo ran về đủ chuyện trên trời dưới đất. Không ngờ, đến giữa đường, anh Trần Hinh nghiêm giọng hỏi: “Này, mình hỏi thật. Ông có phải là người hoạt động trong lĩnh vực tình báo không?”. Bị bất ngờ, tôi cười “Nếu tôi là tình báo mà ông lại biết thì tôi không còn là tình báo nữa. Sao ông lại hỏi thế?”.

- Vì nói đến cái gì tôi cũng thấy ông cũng vanh vách. Bùi Việt Thắng cũng nói với tôi. Càng ở lâu với Hữu Đạt lại càng không hiểu hết Hữu Đạt.

Thời gian gần đây, khi tôi thành lập CLB Phương Đông để giúp bà con giải quyết nhiều vấn đề nan giải về sức khỏe và công bố một số bài viết về  sự huyền bí của Y học phương Đông thì anh Trần Hinh lại gọi tôi là “Nhà sinh vật học thực hành”. Tôi không được khoác cái áo sĩ quan tình báo mà anh nửa tin nửa ngờ khi xuống thăm thầy Lướng quốc tiến sĩ Đô Văn Khang.

 

  

Powered by Froala Editor