5 tháng trước
LÀM MỚI THÊM TÌNH BẠN Hữu Đạt
Việt Nam và Nga là hai nước có quan hệ truyền thống. Từ cuối thế kỷ trước đã có rất nhiều người Việt Nam sang học tập và nghiên cứu sinh tại Liên Xô cũ, cũng như tại Nga sau khi Liên Xô giải thể. Trong số đó, có nhiều người về sau đã trở thành các nhà lãnh đạo hoặc các nhà khoa học có tên tuổi.
Powered by Froala Editor
LÀM MỚI THÊM TÌNH BẠN
Hữu Đạt
Việt Nam và Nga là hai nước có quan hệ truyền thống. Từ cuối thế kỷ trước đã có rất nhiều người Việt Nam sang học tập và nghiên cứu sinh tại Liên Xô cũ, cũng như tại Nga sau khi Liên Xô giải thể. Trong số đó, có nhiều người về sau đã trở thành các nhà lãnh đạo hoặc các nhà khoa học có tên tuổi. Với nhiều người thế hệ 60-70 tuổi, nhắc đến nước Nga là nhắc đến một ký ức đẹp về một đất nước thanh bình mà hình ảnh người dân Nga thường gắn với một từ quen thuộc “đôbrưi” (tốt bụng).
Sau khi nghiên cứu sinh trở về, tôi luôn tâm niệm chỉ có thể gặp lại những người Nga khi có dịp đi du lịch trở lại nước bạn vì giai đoạn từ 1995 về sau, ảnh hưởng của nước Nga với Việt Nam không còn sâu rộng như trước. Đúng như điều tôi đã dự đoán trong tiểu thuyết “Hai đầu của bức thư tình” (Nxb Hội Nhà văn, 1991), đến cuối thế kỷ, số người theo học tiếng Nga sẽ giảm dần và thay vào đó là việc học tiếng Anh. Dự đoán của tôi lúc đó không được người Nga thừa nhận, thậm chí hiểu sai, nên tôi đã gặp sóng gió không ít. May mà thực tế diễn ra đúng ra với qui luật phát triển, nhiều bạn Nga sau đó đã cảm ơn tôi vì dự báo này. Mừng nhất là người thầy hướng dẫn tôi làm luận án. Đúng theo tử vi, tôi luôn được “Quý nhân phù trợ’ nên vào những giờ phút khó khăn nhất, bối cảnh lịch sử đã hóa giải mọi điều.
Sau một vài năm tạm lắng xuống, mối quan hệ Việt – Nga lại tiếp tục được củng cố và phát triển theo hướng mới. Hai nước vốn đã có mối quan hệ sâu sắc từ hơn nửa thế kỷ trước nay cần làm mới trở lại trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Nhờ vậy, chúng tôi lại có dịp tiếp xcus và làm việc với người Nga trên đất mẹ của mình.
Ngày 31/5/20024, nhận lời mời của Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội, Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông đã đến làm việc với tùy viên ĐSQ Nga và Ban lãnh đạo Trung tâm. Tại đây, Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông đã trao đổi với các bạn Nga một số định hướng hoạt động chung và việc chuẩn bị kế hoạch giảng dạy tiếng Việt cho các thanh niên Nga sang Việt Nam trong thời gian tới. Kết thúc buổi làm việc, đại diện Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông đã trao tặng cho Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga một số bộ sách nghiên cứu tiếng Việt và văn học Việt Nam do Viện kết hợp với Công ty Vepic xuất bản. Trong không khí thân mật của buổi tiếp, đại diện Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông đã giới thiệu tiềm năng xuất bản của Công ty Vepic và khả năng hợp tác trong việc xuất bản các ấn phẩm liên quan đến Văn hóa, Khoa học và văn học Nga tại Việt Nam.
Powered by Froala Editor