2 năm trước
“Tiếng Việt từ TK 17: cách dùng đã, đã đã, nên tật, đã tật” (phần 34) Kỳ 1 Nguyễn Cung Thông
Phần này bàn về cách dùng đã, đã đã, đã tật và làm đã, đã làm vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Ngoài các bản Nôm của LM Maiorica ghi ở đoạn sau, tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn
Powered by Froala Editor
“Tiếng Việt từ TK 17: cách dùng đã, đã đã, nên tật, đã tật” (phần 34) Kỳ 1
Nguyễn Cung Thông
Phần này bàn về cách dùng đã, đã đã, đã tật và làm đã, đã làm vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Ngoài các bản Nôm của LM Maiorica ghi ở đoạn sau, tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false. Các chữ viết tắt khác là Nguyễn Cung Thông (NCT), Hán Việt (HV), Việt Nam (VN), ĐNA (Đông Nam Á), LM (Linh Mục), CG (Công Giáo), PG (Phật Giáo), TVGT (Thuyết Văn Giải Tự/khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), TV (Tập Vận/1037/1067), TNAV (Trung Nguyên Âm Vận/1324), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), TViB (Tự Vị Bổ/1666), TTTH (Tứ Thanh Thiên Hải), KH (Khang Hi/1716), P (tiếng Pháp), A (tiếng Anh), L (tiếng La Tinh), VNTĐ (Việt Nam Tự Điển/Hội Khai Trí Tiến Đức). Các bản Nôm của LM Maiorica là ĐCGS (Đức Chúa Giê Su), KNLMPS (Kinh Những Lễ Mùa Phục Sinh), CTTr (bộ Các Thánh Truyện), MACC (Mùa Ăn Chay Cả), TCTM (Thiên Chúa Thánh Mẫu), TCTGKM (Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông). Trang/cột/tờ của VBL được trích lại từ bản La Tinh để người đọc tiện tra cứu thêm. Tương quan Hán Việt ghi nhận trong bài không nhất thiết khẳng định nguồn gốc của các từ liên hệ (có gốc Việt hay Hán).
1. Các nét nghĩa của đã vào thời VBL
VBL trang 191
Đã có ba nét nghĩa ghi trong VBL (a) phó từ chỉ quá khứ (thời gian) khi đứng trước động từ hàm ý xong việc làm - VBL cho thí dụ là đã làm (làm xong rồi/NCT). BBC còn ghi hai thí dụ là đã về, đã nói chỉ các hoạt động đã xong, cũng như hoạt động đã xong trước một hoạt
---------------------------------------------------
[1] đây là một loại thì quá khứ đặc biệt trong ngữ hệ Ấn Âu (thường gọi là thì quá khứ hoàn thành/pluperfect) chỉ một hoạt động hoàn thành trước một hoạt động khác và dùng thì quá khứ hoàn thành, hoạt động hoàn thành sau thì dùng thì quá khứ đơn. Khái niệm này xa lạ với tiếng Việt, đa phần dùng trạng từ hay phó từ chỉ thời gian để làm mốc (hiểu ngầm)...v.v... LM de Rhodes/cộng sự viên đã dùng ngữ pháp La Tinh "Plus quam perpectum" (thì quá khứ hoàn thành, viết tắt là pluperfect/A hay Le Plus-Que-Parfait/P, tiếng Pháp viết gần tiếng La Tinh hơn) để hiểu rõ cú pháp tiếng Việt. Sự phân chia thời gian rất chi tiết và có khuynh hướng định lượng theo ‘tư duy phân tích’, phản ánh qua ngữ hệ Ấn-Âu, làm tăng số thì/tense và thể/aspect trong ngữ pháp: td. tiếng Anh có 12 thì, tiếng Pháp có 9 thì (ngoại trừ thức giả định và điều kiện)... Trong một câu khi có trạng từ thời gian (td. bây giờ, ngày mai, hôm qua) thì ‘tư duy tổng hợp’ có khuynh hướng ‘coi nhẹ đi’ (hay trở nên không bắt buộc, được "điều chỉnh") chức năng của các phụ từ chỉ thời gian đã/đang/sẽ; đây là một tính chất đặc biệt của cách nhìn tổng quát hơn khi các thành phần trong câu có khả năng ảnh hưởng lẫn nhau để hiểu rõ toàn (văn) cảnh, thí dụ như khi so sánh các tiếng Việt, Pháp và Anh qua câu
Sáng nay tôi đi chợ sau khi giặt quần áo (V - có thể thêm phó từ xong sau hay đã trước "giặt quần áo")
J'ai fait du shopping ce matin. J'avais déjà fait la lessive (P)
I went shopping this morning. I had already done the laundry (A)
Sáng nay tôi đi chợ sau khi giặt quần áo (V - có thể thêm phó từ xong sau hay đã trước "giặt quần áo")…v.v…
1.1.2 Ngoài ra, trong thư viết tay của Igesico Văn Tín (12/9/1659) cũng dùng đã một lần với cùng nét nghĩa (hết/khỏi bệnh) "Sau nữa sự bổn đạo bên này thì Thầy biết hết, cùng mọi sự khác đã có thư Thầy cả gưởi cho Thầy được biết, tôi hầu nói làm chi, cùng đã có thư nói trước. Sau nữa kẻ Vó ông Chưởng Minh nên hai cái độc lắm, mà người đã biết mình chẳng đã, thì mời Thầy rửa tội tên là Josaphat đoạn liền sinh thì." (để ý đã chỉ quá khứ và đã là khỏi bệnh trong cùng một câu).
Trong bản viết tay về lịch sử An Nam (25/10/1659), Bentô Thiện cũng dùng đã (khỏi/hết bệnh) một lần:"(Nhân Tông trị được sáu mươi) năm mới truyền cho Thần Tông là thứ năm. Thần Tông phải tật biến ra thân hùm kêu thâu đêm tối ngày, có Thầy Khổng Lồ chữa mới đã. Trị được mười một năm, lại truyền cho Anh Tông là thứ sáu, chẳng có loạn lạc, trị được ba mươi chín năm, lại truyền (cho Cao Tông là con thứ bảy)" (để ý tật hàm ý bệnh, phải tật):
1.1.3 Nếu đã (khỏi bệnh) xuất hiện 9 lần trong PGTN và 2 lần trong VBL, thì các ta thấy cách dùng này thường hơn trong tài liệu chữ Nôm của LM Maiorica:
CTTr tháng hai: 16 lần dùng đã với dạng chữ Nôm là 㐌:"Bấy giờ kẻ quỷ ám cùng kẻ liệt lào (~ kẻ có bệnh/NCT) đến cùng người thì đã hết" trang 61 ...v.v...
CTTr tháng mười hai: 7 lần dùng đã (khỏi/hết bệnh): "Có người tối mắt (~ mù/NCT) cùng người có tật phong đến cùng người, thì làm dấu cho kẻ tối liền sáng, kẻ có tật liền đã" trang 14 ...v.v... Để ý cách dùng tật để chỉ bệnh và đã (khỏi bệnh). Ngoài ra, trang 161 cũng ghi một đoạn đáng chú ý là "đời vua Khánh Đức nhị niên" tức là vào năm 1650 vì Khánh Đức 慶德 là một trong những niên hiệu của vua Lê Thần Tông (Lê Duy Kỳ) từ năm 1649 đến 1653. Dữ kiện này cho thấy tài liệu này nguyên thủy được viết vào năm 1650.
CTTr tháng mười một: 5 lần dùng đã:"Vậy cho kẻ điếc nghe, kẻ tối mặt sáng, kẻ liệt đã, kẻ quỷ ám thì cho khỏi" trang 32 ...v.v...
CTTr tháng bảy: 11 lần dùng đã "Khi ấy dẫn đi, thì gặp người có tật bại đi chẳng được ... Người rằng: min muốn cho thiên hạ biết Đức Chúa Giê Su ...thì min lấy tên Đức Chúa Giê Su mà khiến người này đã" trang 117...v.v...
CTTr tháng giêng: 19 lần dùng đã "Ai có kẻ liệt lào đem đến cùng người cầu cho đã hết thay thảy" trang 137 ...v.v...
CTTr tháng ba: 18 lần dùng đã " … chẳng khác những thầy thuốc chữa kẻ có tật, chẳng chữa kẻ lành đâu ... Rửa tội cùng ông giữ tù, con gái người mới đã" trang 148 ...v.v... Trang 103 ghi lại vài dữ kiện đáng chú ý "Năm Đinh Mão thầy cả trẩy sang nước này, vào của Bạng là ngày lễ ông thánh này”. Thánh Joseph là tiếng Anh/NCT - Giuse là kí âm qua tiếng Bồ - Giu Se chữ Nôm thời LM Maiorica viết là 樞 槎 (âm HV xu tra[1]). Đinh Mão là năm 1627, ngày lễ Thánh Joseph là ngày 19/3 cũng là ngày LM Maiorica đặt chân lên Cửa Bạng[2].
CTTr tháng tư: 13 lần dùng đã "khi người sinh thì, có kẻ phải tật nguyền gì đưa đến mộ người, xin cho đã thì mọi tật liền đã hết" trang 18 …v.v...
CTTr tháng năm: 10 lần dùng đã "Kẻ liệt lào mọi giống tật nguyền thì người cầu liền đã" trang 111…v.v…
CTTr tháng tám: 29 lần dùng đã "Có khi kẻ phải ốm đau thật mà đến đấy, thì nó (quỷ/NCT) bảo dùng thuốc nọ thuốc kia cho đã. Có khi chữa ai chẳng được, thì quỷ dối rằng: bởi nó có tội chẳng đã ..." trang 130...v.v...
CTTr tháng mười: 12 lần dùng đã "Kẻ liệt lào tật nặng đã, kẻ chết sống lại ... (con vua Roma) có một con gái quỷ ám khốn nạn lắm, vua chữa trăm nghìn đàng chẳng đã, nhưng mà càng chữa thì quỷ càng khốn hơn nữa" trang 83, 144 ...v.v...
MACC: 1 lần dùng đã "(ông Thánh Phê Rô chém đứt tai một đầy tớ thầy cả Giu Đêu) mà ĐCGS quở ông Thánh Phê Rô cùng chữa tai thằng ấy cho đã" trang 65.
KNLMPS quyển thứ ba: 20 lần dùng đã "... chưa đến nhà thì gặp đầy tớ mừng người mà rằng: 'Thân ông, con ông đã đã'. Ông ấy hỏi rằng 'con tao giờ nào đã?'..." trang 107 ...v.v...
TCTM quyển thượng: 1 lần dùng đã "Bổn đạo khiến nó lấy cánh tay đặt trên tay đã gẫy ấy, liền đã tức thì" trang 115.
TCTM quyển trung: 2 lần dùng đã "... lại làm hết sức cho khỏi, như kẻ liệt chọn nhiều của mua thuốc, cùng trả công thầy cho đã" trang 168...v.v...
ĐCGS quyển chín/quyển mười: 6 lần đã được dùng "Vì ai có liệt thì đá đến tay hay áo người thì liền đã tức thì, mà kẻ chẳng ở được gần thì đá phải bóng người cũng đã" trang 52 ...v.v...
[1] Âm trung cổ của xu tra 樞 槎 là *chu *xe, gần với âm đọc theo tiếng Bồ Đào Nha/Tây Ban Nha của tên riêng José (cha của ĐCGS), tiếng Anh là Joseph, tiếng Ý là Guiseppe, Iosif (Rumanian) ...v.v...
[2] Lịch sử giáo xứ Ba Làng có ghi lại rằng: vào ngày lễ Thánh Giu-se 19/3/1627, cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) và cha Marquez, trên đường ra giảng đạo tại Đàng Ngoài, đã đặt chân lên Cửa Bạng thuộc làng Do Xuyên, nay thuộc xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. Sau hơn hai tháng giảng đạo, các thừa sai đã rửa tội được 32 người.
Powered by Froala Editor