Viện phương đông

2 năm trước

“Tiếng Việt từ TK 17: nên mười tuổi và nên hoa” (phần 32) ( kỳ1)

Phần này bàn về cách dùng nên so với lên vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các âm này được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Ngoài ra, từ thời Việt Bồ La thì nước Việt đã mở rộng bờ cõi đến tận Cà Mau và khuếch đại các sự khác biệt trong ngôn ngữ như phương ngữ Nam bộ (tiếng Nam Kỳ) so với Bắc Bộ.

Powered by Froala Editor

                              “Tiếng Việt từ TK 17: nên mười tuổi  nên hoa” (phần 32)          (1)

                                                        Nguyễn Cung Thông[1]

Phần này bàn về cách dùng nên so với lên vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các âm này được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Ngoài ra, từ thời Việt Bồ La thì nước Việt đã mở rộng bờ cõi đến tận Cà Mau và khuếch đại các sự khác biệt trong ngôn ngữ như phương ngữ Nam bộ (tiếng Nam Kỳ) so với Bắc Bộ. Do đó các nhân tố địa-chính-trị đã đóng phần không nhỏ trong quá trình hình thành tiếng Việt hiện đại, thí dụ như cách nói "nên mười tuổi", cùng với khuynh hướng "chuẩn hóa" tiếng Việt so với hiện tượng lẫn lộn n và l mà một số tác giả cho là ‘nói ngọng’ đều liên hệ phần nào đến chủ đề bài này. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là các bản chép tay của LM Philiphê Bỉnhbốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, chẳng hạn như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false. Các chữ viết tắt khác là Nguyễn Cung Thông (NCT), Hán Việt (HV), Việt Nam (VN), ĐNA (Đông Nam Á), LM (Linh Mục), CG (Công Giáo), PG (Phật Giáo), TVGT (Thuyết Văn Giải Tự/khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), TV (Tập Vận/1037/1067), TNAV (Trung Nguyên Âm Vận/1324), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), TViB (Tự Vị Bổ/1666), TTTH (Tứ Thanh Thiên Hải), KH (Khang Hi/1716), P (tiếng Pháp), A (tiếng Anh), L (tiếng La Tinh). Các bản Nôm của LM Maiorica là TCTGKM (Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông), CTTr (bộ Các Thánh Truyện), ĐCGS (bộ Đức Chúa Giê Su). Trang/cột/tờ của VBL được trích lại từ bản La Tinh để người đọc tiện tra cứu thêm. Tương quan Hán Việt ghi nhận trong bài không nhất thiết khẳng định nguồn gốc của các từ liên hệ (có gốc Việt hay Hán).

Bài viết này bàn về các phụ âm đầu lưỡi tắc/xát n và l trong tiếng Việt. đặc biệt là trường hợp các chữ nênlên. Một số cách dùng không thay đổi sau 4 TK như cho nên, dựng nên (~ tạo ra) và trèo lên (mang tính chất cụ thể/hoạt động của thân thể) so với một số cách dùng khác. LM de Rhodes từng nghe các giọng khác nhau từ Đàng Trong đến Đàng Ngoài, ngay cả các tiếng Nhật và Trung (Hoa) qua trải nghiệm cá nhân mình, nhất là trường hợp của phụ âm đầu lưỡi L - nên ông đã ghi lại nhận xét như sau "L, thông dụng rất nhiều ở đầu tiếng, thí dụ lá folium (lá cây); chữ này, người Nhật Bản thiếu hoàn toàn, cũng như người Trung Hoa thiếu r. Bởi đấy nên ghi nhận qua rằng người Đông Kinh phát âm đúng hơn người Nhật Bản và người Trung Hoa, đàng khác người Đông Kinh có l, âm lỏng, được thêm vào những phụ âm khác, thí dụ blả solvere (trả); và mặc dù ở một đôi tỉnh hay miền người ta đọc t thay vì b, thí dụ tlả solvere (trả) nhưng ở kinh đô thì thông dụng b; l còn thêm vào sau m, thí dụ mlẽ ratio (lý lẽ); đôi khi nhưng khá họa hiếm người ta còn thêm l vào p, thí dụ plàn devolvere (lăn, tràn), người khác đọc là làn không có p. Nhưng l rất hay được thêm vào chữ t, thí dụ tla condire (tra đồ gia vị) tle canna indica (cây tre) nhưng nhiều người phát âm nhiều tiếng tương tự như vậy bằng t, điều đó thói quen sẽ dạy bảo" hết trích từ bản dịch VBL (sđd).

----------------------------------------------------------------------------

[1] Nghiên cứu ngôn ngữ độc lập ở Melbourne (Úc) – email nguyencungthong@yahoo.com

1. "Nên mười tuổi" hay "Nên … tuổi"

LM de Rhodes đã ghi cách dùng "nên mười tuổi" trong VBL (trang 513) hay gọi là cấu trúc "nên ... tuổi" trong bài này - xem hình chụp bên dưới cùng với các cách dùng nên phung (bị phong cùi) nên huê (nên hoa, lên đậu) và nên sán ~ tật sán (cồn dạ, VBL trang 675):

   VBL trang 513

Nên (nên mười tuổi) xuất hiện 1 lần trong VBL trang 513, so với 3 lần xuất hiện trong PGTN "khi ông Noe nên sáu trăm tuổi ... Khi đã nên ba tuổi ... Có con nên mười hai tuổi" trang 99, 146, 186. Các bản Nôm của LM Maiorica cũng hoàn toàn dùng chữ niên HV 年 để kí âm chữ nên, td. "Đến khi người ấy nên mười bốn tuổi" Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông trang 127; "Vì chưng khi nên bốn tuổi ... Vậy người nên sáu tuổi ... Khi người nên bảy tuổi thì hãm mình lắm ... đến khi nên mười hai thì dốc lòng bỏ sự thế gian mà đi lên rừng bắt chước các Thánh xưa ... Vậy khi Đức Bà đã nên ba tuổi ... Thằng ấy đã nên hai mươi tuổi" Các Thánh Truyện Tháng Mười Một trang 25, 26, 52, 103 và 151. Ngay cả các tài liệu chép tay của thầy giảng Igesico Văn Tín (12/9/1659) dùng "nên[1] hai cái (mụn) độc lắm", hay của thầy giảng Bento Thiện (25/10/1659) cũng dùng nên sáu tuổi, nên ba tuổi so với (vua) lên trị, lên thiên đàng - xem hình chụp bên dưới:

Thủ bút của Bento Thiện (25/10/1659, sđd) - để ý ‘nên sáu tuổi’, ‘nên tật’ và ‘lên trị’

------------------------------------------------

[2] Tiếng Việt hiện đại dùng lên mụn (lên đậu, lên trái) - xem thêm chi tiết ở phần sau.

Câu "Bua (vua, viết hoa) Lê hoàn (không viết hoa chữ hoàn) trị được mười hai năm[1] nên tật mà chết" trong đoạn này đáng chú ý: nên tật là ‘bị bệnh/mắc bệnh’ theo nghĩa tiếng Việt hiện đại. Các dữ kiện này dẫn đến một kết luận là vào TK 17, tiếng Việt đã dùng nên để chỉ lên bao nhiêu tuổi (theo cách nói hiện đại). Một điểm đáng chú ý ở đây là các tác giả đương đại phiên âm chữ Nôm của LM Maiorica có lúc dùng lên thay vì nhất quán là nên, cũng như các tác giả[2] từng phiên âm Thiên Nam Ngữ Lục như sau - bài này chỉ đưa ra một thí dụ tiêu biểu ở đây. Td. câu 4566 - Thiên Nam Ngữ Lục:

---------------------------------------------------

[1] Sử thường ghi Lê Đại Hành làm vua được 25 năm (từ 980 đến 1005). 12 năm trị vì ứng với niên hiệu cuối cùng của vua Lê Đại Hành là Ứng Thiên 應天 (994-1005).

[2] Thí dụ như cuốn "Thiên Nam Ngữ Lục" Nguyễn Lương Ngọc và Đinh Gia Khánh phiên âm, chú thích và giới thiệu - NXB Văn Hóa (Hà Nội, 1958). Chữ Nôm nên 𢧚 viết bằng chữ niên biểu âm và thành biểu ý.

Tuổi lên bảy tám mới cho học hành

Nên phân biệt cách dùng nên (tuổi) và khả năng lẫn lộn phụ âm đầu lưỡi n-l đã hiện diện vào thời VBL, qua các cách dùng lăm ~ năm, nám nám ~ lám lám (so với lẳm lẳm) nám ~ lámnử ~ lử - xem các trang chụp lại bên dưới:

VBL trang 396


 VBL trang 503


VBL trang 571


 

 VBL trang 395

Như vậy là VBL đã nhận ra bốn trường hợp lẫn lộn n - l, khó có thể xem là ngẫu nhiên được!

2. Lẫn lộn n và l - nhìn rộng ra hơn

------------------------------    

[1] Sử thường ghi Lê Đại Hành làm vua được 25 năm (từ 980 đến 1005). 12 năm trị vì ứng với niên hiệu cuối cùng của vua Lê Đại Hành là Ứng Thiên 應天 (994-1005).

[1] Thí dụ như cuốn "Thiên Nam Ngữ Lục" Nguyễn Lương Ngọc và Đinh Gia Khánh phiên âm, chú thích và giới thiệu - NXB Văn Hóa (Hà Nội, 1958). Chữ Nôm nên 𢧚 viết bằng chữ niên biểu âm và thành biểu ý.

2.1 Từ góc độ không gian và thời gian

Hai phụ âm có cách phát âm khá giống nhau từ vị trí của đầu lưỡi cho đến độ mở miệng, tuy nhiên n là âm mũi còn l là âm bên. Các ngôn ngữ Tây phương thường tận dụng phụ âm đầu và âm (bật) hơi cũng như các tổ hợp phụ âm như sn-, sl-, fl-, bl-, kl- : td. tiếng Anh và Pháp có rất ít trường hợp lẫn lộn n và l. Từ góc độ lịch đại, niveau tiếng Pháp[1] có nghĩa là mức, dụng cụ đo (thăng bằng) và niveler là san bằng; niveau có gốc La Tinh là libella. Khi nhập vào các ngôn ngữ như tiếng Đức, Hà Lan, Dan Mạch, Pháp, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha thì đều có phụ âm đầu n thay vì l, so với tiếng Anh vẫn duy trì phù âm đầu l qua dạng level. Trở lại với các ngôn ngữ ở Á Châu, lẫn lộn n-l trở nên rõ nét khi so sánh một số phương ngữ[2] Nam hay Trung bộ của TQ như tiếng Phúc Kiến, Triều Châu, Cám (Gan), Tương (Xiang) ... Khuynh hướng lẫn lộn này còn hiện diện trong tiếng Hàn[3], một số vùng ở duyên hải Bắc bộ VN. Thí dụ như chữ nam 南 (thanh mẫu nê 泥 vận mâu đàm 覃 bình thanh, khai khẩu nhất đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết 

那含切, 音男 na hàm thiết, âm nam (TVGT, ĐV/QV, TV, LT, VH, TG 字鑑, CV, TVi, CTT)

奴含切 nô hàm thiết (NT, TTTH)

TNAV ghi vận bộ 監咸 giam hàm (dương bình)

CV ghi cùng vần/bình thanh 南 男 柟 楠 諵 喃 聃 (nam đam)

那沿切, 音年 na duyên thiết, âm niên (TVi) - duyên đọc là yán, yàn (BK bây giờ), niên đọc là nián (BK bây giờ). CTT cũng ghi 音年 âm niên

乃林切 nãi lâm thiết (CV, TVi)

尼心切,音寧 ni tâm thiết, âm ninh (CTT, KH) ...v.v...

Giọng BK bây giờ là nán so với giọng Quảng Đông naam4 laam4 naam2 naa1 laam2 naa4 laa4 laa1 lam4 và các giọng Mân Nam 客家话: [宝安腔] lam2 [梅县腔] nam2 [陆丰腔] nam3 [客英字典] nam2 [东莞腔] lam2 [客语拼音字汇] nam2 [海陆丰腔] nam2 [台湾四县腔] nam2 [沙头角腔] lam2 (xem thêm phần dưới về cách đọc An-nam) 潮州话:nam5 (nâm) 澄海」nang5「潮州、饶平」lam5, giọng Mân Nam/Đài Loan lam5, Tiếng Xiang (Tương) lan2; tiếng Nhật nan dan và tiếng Hàn nam.

Vết tích lẫn lộn n-l còn thấy trong tự điển[4] Anh ngữ - Sa Đầu 沙頭/沙 xuất bản vào năm 1883 tại nơi này (Quảng Châu): An-nam ghi là An-lâm - xem hình chụp trang 45 bên dưới

[1] Tham khảo chi tiết về nguồn gốc niveau trên trang này chẳng hạn https://www.cnrtl.fr/etymologie/niveau ...

[2] Tham khảo bài viết của tác giả Yuek Hay Carman hay Wei Zhang (sđd, mục 6 trong bài này).

[3] Tham khảo bài viết của tác giả Yongnam Um (sđd, mục 6 trong bài này).

[4] William Duffus “English – Chinese vocabulary of the Vernacular or spoken language of Swatow” Swatow: English pressbyterian mision  press 1883, nguồn: http://archive.org/details/englishchinesev00duffgoog 

Lẫn lộn n-l hiện diện trong các giọng Quảng Đông, Hẹ (Triều Châu) … Như nông (nông nghiệp) còn đọc là nung4 lung4 (giọng Quảng Đông), lung2 nung2 (Hẹ), long5 (Mân Nam/Đài Loan) … So với nóng (nong2 – giọng Bắc Kinh) …v.v…

Giọng Hẹ (phần tô đậm trên bản đồ, ở tỉnh Phúc Kiến TQ, bờ biển Quảng Đông … thuộc Mân Việt cổ đại) cũng như khu Bắc Trung Bộ (giáp biển, mà tác giả Phạm Thị Hoài[1] gọi là "thánh địa của tôn giáo nờ cao nờ thấp"): có khuynh hướng lẫn lộn n-l rõ nét nhất trong các phương ngữ TQ hiện nay. Thành ra hiện tượng lẫn lộn n-l không chỉ giới hạn ở Bắc Trung Bộ VN và vào những thập niên gần đây! 

Đi ngược dòng thời gian xa hơn nữa, đảo Hải Nam 海南 từng được ghi là Khai Lan 開闌 trong bản đồ Hồng Đức (khoảng 1490) - phản ánh lẫn lộn n và l vào thời này:

[1] Trong bài viết "Sạch ngữ âm" (2/2020) - có thể đọc toàn bài ở trang này http://www.procontra.asia/?p=6253


Bản đồ trích từ trang 5 "Hồng Đức Bản Đồ" Bộ Quốc Gia Giáo Dục (Sài Gòn, 1962).


Bản đồ các phương ngữ Mân (Nam) theo các tác giả Stephen Adolphe Wurm/Li Rong trong cuốn Language Atlas of China (1987/1989).

                                 ( Hết kỳ 1)

Powered by Froala Editor