Viện phương đông

2 năm trước

“Tiếng Việt từ TK 17: nên mười tuổi và nên hoa” (phần 32) (kỳ 2)

Phần này bàn về cách dùng nên so với lên vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các âm này được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Ngoài ra, từ thời Việt Bồ La thì nước Việt đã mở rộng bờ cõi đến tận Cà Mau và khuếch đại các sự khác biệt trong ngôn ngữ như phương ngữ Nam bộ (tiếng Nam Kỳ) so với Bắc Bộ.

Powered by Froala Editor

“Tiếng Việt từ TK 17: nên mười tuổi  nên hoa” (phần 32)      (kỳ 2)

                                Nguyễn Cung Thông

 

2.2 Từ góc độ chức năng của chữ

VBL ghi rõ là khi năm đứng sau mười thì phải dùng lăm. Điều này cho thấy hai dạng năm và lăm có thể dùng như nhau, hai hai phụ âm đầu n và l có thể thay đổi cho nhau trong trường hợp này. Hiện tượng này cũng hiện diện trong trường hợp "nòng súng" và "lòng súng" (xem mục 5.6), tuy nhiên nòng súng đã trở thành phổ thông trong tiếng Việt hiện đại. Do đó, có thể xem n và l là hình vị biến thái (allomorph, tha hình vị?). Đây là trường hợp rất hiếm trong loại hình ngôn ngữ đơn lập (isolating language, td. tiếng Việt) so với các ngôn ngữ thuộc loại hình chắp dính[1] (agglutinative/synthetic language, td. tiếng Anh, Pháp) rất dễ nhận diện. Lại một cách giải thích tại sao năm trở thành lăm là khuynh hướng phát âm sao cho dễ (thuận) trong một chuỗi âm thanh: phụ âm tắc đầu lưỡi như n cần vị trí lưỡi/họng phức tạp hơn là phụ âm xát l với sẵn luồng hơi đi từ cuống họng đi ra ngoài.

năm - lăm - dăm – nhăm- rằm- nắm (nhắm VBL) - đấm ……các dạng liên hệ đến năm (1)

[1] Tiếng Anh có những trường hợp hình vị biến thái (allomorph) như mạo từ bất định (indefinite article) a và an: td. a book (một cuốn sách), a friend (một người bạn), a car (một chiếc xe), a phone call (một cú điện thoại) so với an apple (một trái táo), an orange (một quả cam), an honour (một vinh dự), an idea (một ý kiến) ...v.v... Hậu tố (suffix) chỉ số nhiều cũng có các hình vị biến thái là -s, -es, -en hay -∅ như books (những cuốn sách), cars (những chiếc xe) so với churches (những nhà thờ), bushes (những bụi rậm), classes (những lớp học), oxen (những con bò), children (những đứa bé), sheep (những con cừu, không thay đổi so với dạng số ít sheep – hay sheep + ∅), fish (những con cá) ...v.v... Các hình vị thay đổi như trên vì ảnh hưởng của các âm chung quanh (như a trở thành an để dễ phát âm hơn khi đứng trước nguyên âm), ảnh hưởng ngữ pháp hay ảnh hưởng của tiếng gốc (ngữ căn, thí dụ họ Germanic thêm hậu tố -en để chỉ số nhiều do đó ta có các dạng children, oxen ...).

------------------------------------   

[1] Tiếng Anh có những trường hợp hình vị biến thái (allomorph) như mạo từ bất định (indefinite article) a và an: td. a book (một cuốn sách), a friend (một người bạn), a car (một chiếc xe), a phone call (một cú điện thoại) so với an apple (một trái táo), an orange (một quả cam), an honour (một vinh dự), an idea (một ý kiến) ...v.v... Hậu tố (suffix) chỉ số nhiều cũng có các hình vị biến thái là -s, -es, -en hay -∅ như books (những cuốn sách), cars (những chiếc xe) so với churches (những nhà thờ), bushes (những bụi rậm), classes (những lớp học), oxen (những con bò), children (những đứa bé), sheep (những con cừu, không thay đổi so với dạng số ít sheep – hay sheep + ∅), fish (những con cá) ...v.v... Các hình vị thay đổi như trên vì ảnh hưởng của các âm chung quanh (như a trở thành an để dễ phát âm hơn khi đứng trước nguyên âm), ảnh hưởng ngữ pháp hay ảnh hưởng của tiếng gốc (ngữ căn, thí dụ họ Germanic thêm hậu tố -en để chỉ số nhiều do đó ta có các dạng children, oxen ...).

2.3 Các ngôn ngữ Tây phương khai thác triệt để phụ âm đầu lưỡi và sự lẫn lộn n - l trở nên rất hiếm. Thí dụ như tiếng Pháp niveau (mức, trình độ, máy kiểm mức ngang ...) có gốc La Tinh là libella và liên hệ đến tiếng Anh level.

3. Cách nói "nên ... tuổi" theo dòng thời gian từ thời VBL

3.1 TK 18 và đầu TK 19 (Philiphê Bỉnh - Đàng Ngoài)

Cho đến TK 18 và đầu TK 19, cách nói "nên ... tuổi" hiện diện rất rõ trong các bảng chép tay bằn chữ quốc ngữ của LM Philiphê Bỉnh và đồng sự, td. trích một đoạn văn từ Sách Sổ Sang Chép Các Việc - phản ánh tiếng Việt Đàng Ngoài

Sách Sổ Sang Chép Các Việc - trang 375

Các tự điển của LM Béhaine (1772/1773) và Taberd (1838) vào cùng thời đại của LM Philiphê Bỉnh ở Đàng Ngoài cũng cho thấy cấu trúc "nên ... tuổi" - phản ánh tiếng Việt Đàng Trong. Tuy nhiên vào giữa hậu bán TK 19, Đàng Ngoài cho thấy cách dùng "lên ... tuổi", tuy vẫn còn duy trì cách dùng nên một, nên hai. LM Theurel (1877) đã ghi hai cách dùng nên (cho một và hai tuổi), nhưng lên cho các tuổi như ba, bốn, năm, sáu - xem hình chụp trang 235 bên dưới - Dictionarium Anamitico-Latinum (Theurel, sđd):

So với cách dùng nên một, nên hai (từ tự điển Béhaine, Taberd mà Theurel dùng làm tài liệu chính, ông vẫn giữ nguyên các mục này) - xem hình chụp trang 297 bên dưới - Dictionarium Anamitico-Latinum (Theurel, sđd):

Đến cuối TK 19 thì cấu trúc "lên ... tuổi" đã trở thành phổ thông ở Đàng Ngoài, khác với cấu trúc "nên ... tuổi" ở Đàng Trong - thí dụ như trong tự điển của LM Vallot (1898), hay Quảng Tập Viêm Văn của tác giả Nordemann (1898 - Hà Nội sđd):

Vallot/1898

Quảng Tập Viêm Văn - Nordemann (1898 - Hà Nội)

                                        (hết phần 2)





Powered by Froala Editor