Viện phương đông

2 năm trước

“Tiếng Việt từ TK 17: nên mười tuổi và nên hoa” (phần 32) / kỳ 3 Nguyễn Cung Thông

Ngày 1/4/1919, khoa thi Hội cuối cùng, tức khoa Kỷ Mùi được tổ chức, đánh dấu thời điểm sau cùng của chương trình học chữ Nho ở VN. Dĩ nhiên là chương trình học chữ quốc ngữ (và tiếng Pháp) bắt đầu nở rộ, và trong giai đoạn này các học giả tiên phong cũng cố gắng "chuẩn hóa" chính tả tiếng Việt. Trong xu hướng trên, một số sách giáo khoa bằng chữ quốc ngữ ra đời. Thí dụ như "QUỐC-VĂN. GIÁO-KHOA THƯ (sách tập đọc và tập viết) LỚP ĐỒNG-ẤU". Sách này do Nha Học-Chính Đông-Pháp đã giao cho ông TRẦN-TRỌNG-KIM, ông NGUYỄN-VĂN-NGỌC, ông ĐẶNG-ĐÌNH-PHÚC và ông ĐỖ-THẬN soạn - in lần thứ tám (1935)

Powered by Froala Editor

“Tiếng Việt từ TK 17: nên mười tuổi  nên hoa”      

                                phần 32 (kỳ 3)

                                                         Nguyễn Cung Thông

Một dữ kiện đáng chú ý là trong tài liệu chép tay Nam Quốc Phương Ngôn Tục Ngữ Bị Lục 南國方言俗語備錄 (khoảng năm 1914), ta vẫn còn thấy cách dùng[1] nên để chỉ lên (so với cách dùng nên vào thời VBL/1651 và ở Đàng Trong):

Nam Quốc Phương Ngôn Tục Ngữ Bị Lục 南國方言俗語備錄 (khoảng 1914) - trích từ trang này http://lib.nomfoundation.org/collection/1/volume/74/page/8..

---------------------------------------------------   


[1] Có thể là người soạn tinh thông chữ Nôm nên ý thức được dạng nên (viết là niên 年), dù rằng cấu trúc "lên ... tuổi" đã phổ thông ở Đàng Ngoài. Ngoài ra, người soạn tài liệu này cũng có thể sử dụng một phương ngữ mà n và l vẫn còn lẫn lộn (như Hải Dương chẳng hạn) … Ta có thể thấy trình độ của người (hay nhóm người) soạn tài liệu phần nào qua khả năng am tường chữ Nôm, chữ quốc ngữ và ca dao tục ngữ của Văn hóa truyền thống VN.

3.2 Khi chương trình học chữ quốc ngữ trở nên phổ thông

Ngày 1/4/1919, khoa thi Hội cuối cùng, tức khoa Kỷ Mùi được tổ chức, đánh dấu thời điểm sau cùng của chương trình học chữ Nho ở VN. Dĩ nhiên là chương trình học chữ quốc ngữ (và tiếng Pháp) bắt đầu nở rộ, và trong giai đoạn này các học giả tiên phong cũng cố gắng "chuẩn hóa" chính tả tiếng Việt. Trong xu hướng trên, một số sách giáo khoa bằng chữ quốc ngữ ra đời. Thí dụ như "QUỐC-VĂN. GIÁO-KHOA THƯ (sách tập đọc và tập viết) LỚP ĐỒNG-ẤU". Sách này do Nha Học-Chính Đông-Pháp đã giao cho ông TRẦN-TRỌNG-KIM, ông NGUYỄN-VĂN-NGỌC, ông ĐẶNG-ĐÌNH-PHÚC và ông ĐỖ-THẬN soạn - in lần thứ tám (1935). Một dữ kiện đáng chú ý từ tài liệu này là nhận xét về cách dùng nên ở "Nam-Kỳ" so với lên trong cách dùng "lên bảy" - xem các hình chụp bên dưới:



Như vậy là cho đến những thập niên 1920, 1930 thì trong Nam vẫn duy trì cấu trúc "nên ... tuổi" từ thời VBL của TK 17 so với ngoài Bắc đã quen với cấu trúc mới hơn "lên ... tuổi", đặc biệt là qua một số sách giáo khoa dạy tiếng Việt một cách "chính thức". 

4. Nên hoa (‘nên hŏê’ VBL) 

VBL trang 328


Tự điển Bồ Việt dựa vào VBL - bản chép tay (cuối TK 18 - đầu TK 19) cho thấy ‘đậu’ đã được dùng, dù VBL chỉ dùng ‘nên hoa’. Bản chép lại này có hiệu đính[1].

[1] Thí dụ như hŏê thì viết là huê, thêm (bệnh) đậu mà VBL không có ghi nhận nét nghĩa này ...v.v...

VBL trang 651

Trang 513 VBL (xem hình chụp lại ở phần trước) ghi cách dùng "con nên hoa (hŏê)" nghĩa là đứa con bị lên đậu[1] (trái rạ, ban). Bệnh thủy đậu thường xẩy ra cho trẻ em cho nên VBL mới ghi cách dùng này, để ý là chữ nên đã được dùng so với lên (lên đậu) trong tiếng Việt hiện đại. Tuy nhiên đến cuối TK 18 và đầu TK 19 thì đã xuất hiện cách dùng "lên trái, lên giống, lên sưởi" ở Đàng Trong qua tự điển của LM Béhaine (1772/1773) và Taberd (1838). Tuy dựa vào tự điển Taberd, như LM Theurel đã thêm các dạng ở Đàng Ngoài là “lên đậu, lên hoa, lên tốt, lên mùa” (variolis laborare/L - mục lên). Vào cuối TK 19, học giả Huỳnh Tịnh Của còn thêm cách dùng "lên bông" (cùng với lên hoa, lên trái, lên giống - phản ánh tiếng Việt Nam 


--------------------------------------------------  

[1] bệnh đậu HV 痘 và thủy đậu 水痘 còn gọi là thiên hoa 天花 (vì nổi nhiều mụn như ‘ngàn hoa’). Variole (P ~ smallpox/A) còn gọi là bệnh hoa (Vallot, sđd) so với cách gọi bây giờ là bệnh đậu mùa. Từ năm 1979, bệnh này đã bị tiêu diệt hoàn toàn trên thế giới bằng cách chủng ngừa vaccine, theo thông tin từ WHO. Đàng Ngoài gọi người bị đậu mùa (varioleux/P) là kẻ lên đậu, kẻ rỗ (Vallot/1898) so với Đàng Trong gọi là kẻ lên trái giống (Petit dictionnaire francais annamite - Trương Vĩnh Ký/1886) hay người mặt rỗ (Génibrel/1898, sđd).

[2] Thí dụ như hŏê thì viết là huê, thêm (bệnh) đậu mà VBL không có ghi nhận nét nghĩa này ...v.v...

[3] bệnh đậu HV 痘 và thủy đậu 水痘 còn gọi là thiên hoa 天花 (vì nổi nhiều mụn như ‘ngàn hoa’). Variole (P ~ smallpox/A) còn gọi là bệnh hoa (Vallot, sđd) so với cách gọi bây giờ là bệnh đậu mùa. Từ năm 1979, bệnh này đã bị tiêu diệt hoàn toàn trên thế giới bằng cách chủng ngừa vaccine, theo thông tin từ WHO. Đàng Ngoài gọi người bị đậu mùa (varioleux/P) là kẻ lên đậu, kẻ rỗ (Vallot/1898) so với Đàng Trong gọi là kẻ lên trái giống (Petit dictionnaire francais annamite - Trương Vĩnh Ký/1886) hay người mặt rỗ (Génibrel/1898, sđd).

         Điều đáng chú ý là ông vẫn ghi cách dùng "nên trái" ở mục nên và mục trái. Như vậy là cuối TK 19, ở Đàng Trong vẫn còn vết tích lẫn lộn nên trái và lên trái:

Trích một phần của mục lên, trang 464 Đại Nam Quấc Âm Tự Vị (sđd).

Tóm lại, các tài liệu ở Đàng Trong cho thấy cách dùng lên (trái) đã xuất hiện so với nên và sau đó Đàng Ngoài cũng dùng lên tuy có những sự khác biệt như 'lên hoa' so với 'lên bông'.





Powered by Froala Editor