Viện phương đông

2 năm trước

“Tiếng Việt từ TK 17: nên mười tuổi và nên hoa” Phần 32 (kỳ 4)

Tiếng Tày Nùng có âm nòi là dòng dõi, giống (loài) so với dạng lõi (Mường Bi, loài) và lõi (Mường Bi, cốt lõi). Dạng nòi (giống) của tiếng Tày Nùng và lõi (loại, Mường Bi), cùng với khả năng đọc nội là noi6/loi6 (giọng Quảng Đông3), cho ta dữ kiện để liên kết loại loàinòi: thanh nặng HV loại liên hệ với loài

Powered by Froala Editor

“Tiếng Việt từ TK 17: nên mười tuổi  nên hoa”      

                                phần 32 (kỳ 4)

5. Bàn thêm về liên hê lịch đại của phụ âm đầu n và l

5.1 Tân lang HV 檳榔 là cây cau. An Nam Chí Lược từng ghi lại phong tục đãi khách bằng trầu cau: "Đắc khách dĩ tân lang 得客以檳榔". Tân đọc là bīn, bīng (giọng BK bây giờ) so với các giọng QĐ ban1, bin1 và giọng Hẹ bin1 ben1, tiếng Nhật và Hàn vẫn duy trì dạng bin - chỉ có tiếng (Hán) Việt cho ra dạng tân (biến âm b/p thành t là hiện tượng Trùng Nữu). Tân lang (bīn láng BK) có gốc là tiếng Mã Lai/Inđônêsia pinang (nghĩa là cây cau) và phụ âm đầu n- đã trở thành l-, có thể là cây cau nhập qua các vùng biển trước như Triều Châu/TC nên mang theo sự lẫn lộn giữa n và l; lang giọng Hẹ hay TC có thể đọc là long2 hay nong2, để ý tiếng Thành Đô/Tứ Xuyên cũng đọc là nang2. Pinang còn là tên hai hải đảo (tây bắc Mã Lai và phía đông tỉnh Johor của Mã Lai) vì là nơi trồng nhiều cau. Đảo Pinang/Penang (Pulo Pinang) từng được ghi là Binh long đảo theo Génibrel (1898):

Génibrel/1898 (trang 39, sđd)

Dạng binh lang (xem hình chụp trên) gần với âm Hán trung cổ hơn, tuy cách đọc lang (tân lang) và long (Binh long đảo ~ đảo Pinang) cho thấy lẫn lộn n-l đã hiện diện từ lâu đời và cho đến gần đây hơn. Tục ăn trầu ở Việt Nam đã được ghi nhận trong các tài liệu Hán cổ từ thế kỷ II TCN. Tiếng Hán Việt tương ứng với trầu là phù lưu - được Tả Tư 左思 (250-305) nhắc đến trong Ngô Đô Phú (吳都賦): 石帆水鬆, 東風扶留 : thạch phàm thủy tôngđông phong phù lưu ... Hay Ngô Vạn Chấn 吳萬震 thời Tam Quốc từng ghi nhận trong Di Vật Chí (異物誌) là 古賁灰, 牡礪灰也。 與扶留  檳榔三物合食, 然後善也。 扶留籐, 似木防己。 扶留  檳榔, 所生相去遠, 為物甚異而相成。 俗曰: ‘檳榔扶留, 可以忘 cổ bí hôimẫu lệ hôi dãDữ phù lưutân lang tam vật hiệp thựcnhiên hậu thiện dãPhù lưu đằngtự mộc phòng kỷPhù lưutân langsở sinh tương khứ viễnvi vật thậm dị nhi tương thànhTục viết‘tân lang phù lưukhả dĩ vong ưu' ...  本草綱目》 卷十四)。 吳其浚則據其在湘    粵等地所觀察, 認為扶留無花實, 當地人只取葉裹檳榔而食, 與蒟子有異    植物名實圖考》 卷二五 “ 蒟醬、蔞葉”  Bản Thảo Cương Mục quyển thập tứ Đãn ngô kì tuấn tắc cứ kì tại tươngĐiềnViệt đẳng địa sở quan sátnhận vi phù lưu vô hoa thậtđương địa nhân chỉ thủ diệp khoả tân lang nhi thựcdữ củ tử hữu dị kiến Thực vật danh thực đồ khảo quyển Nhị Ngũ “củ tương”  “lâu diệp” ...v.v... Cũng được ghi nhận trong Thục Kí, Thuỷ Kinh Chú, Giao Châu Kí, Quảng Châu Kí, Hồng Lâu Mộng ... Và hiện diện trong An Nam Chí Lược (Lê Tắc), Lĩnh Nam Chích Quái (Trần Thế Pháp), Vân Đài Loại Ngữ (Lê Quí Đôn) ...v.v... Trong Đồng Khánh Địa Dư Chí có 31 địa danh mang tên Phù Lưu (tập trung ở Bắc Ninh, Thanh Hoá ... phản ánh phần nào nơi trồng và xuất phát món ăn này).

5.2 Chữ noãn  có các cách đọc (thanh mẫu lai 來 vận mẫu hoàn 桓 thượng thanh 上聲, hay vận mẫu qua 戈)   

盧管切 lô quản thiết (TVGT, ĐV, LT)

魯管切 lỗ quản thiết (TV, VH, CV, TG, TVi, CTT) -   鸞上聲 loan thượng thanh

力管切 lực quản thiết (NT, QV)

落管反 lạc quản phản (LKTG)

公渾切 công hồn thiết (TV, LT)

公魂切 công hồn thiết (TVi) 音鯤 âm côn

力卷切 lực quyển thiết (TVi) 音孌 âm luyến ...v.v...

Giọng BK bây giờ là luǎn (pinyin) so với các giọng QĐ leon2 leon5 lo5, giọng Hẹ lon3 và Triều Châu/TC luang2 hay neng6: giọng TC có khuynh hướng đọc lẫn lộn n và l như tiếng (Hán) Việt. Tiếng Thành Đô/Tứ Xuyên cũng có khuynh hướng lẫn lộn n và l như đọc 卵 là nuan3. Vấn đề trở nên oái ăm khi noãn 卵 (luǎn giọng BK bây giờ theo pinyin) cũng đã từng đọc là loãn (Génibrel/1898, Gustave Hue/1937, Vũ Khoan/Tam Thiên Tự/1908) trong một số tài liệu bằng chữ quốc ngữ cận đại - tuy nhiên các tự điển HV từ thời Đào Duy Anh (HVTĐ/1931 - tái bản nhiều lần), Thiều Chửu (HVTĐ/1942) cho tới nay thì noãn đã thành "chuẩn". Trường hợp noãn (trứng) khác với các chữ noãn HV khác mà âm đọc tương đồng với âm nguồn (~ nuǎn theo giọng BK hiện nay) như noãn 煖 là ấm, noãn 暖 là hơ nóng/hâm ... Xem thêm chi tiết các dạng noãn và loãn bên dưới:

Génibrel/1898 (trang 492, sđd)

5.3 Chữ loại  (thanh mẫu lai 來 vận mẫu chi 脂 khứ thanh, hợp khẩu tam đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết

力遂切,音戾 lực toại thiết, âm lệ (ĐV, TV, VH, CV, LT, TG 字鑑)

律位切 lực vị thiết (NT) - để ý một biến âm của vị là *ngôi

盧對切,音壘 lô đối thiết, âm luỹ (TV)

劣戌切,音律 liệt tuất tiết, âm luật (TV, LT)

力遂切,音淚 lực toại thiết, âm lệ (TVi, CTT)

駱罪切 lạc tội thiết (TV, LT)

郎伏切,音力 lang phục thiết, âm lực (TVi) - lực đọc là lì giọng BK bây giờ so với loại đọc là lì lèi cũng như lệ (theo pinyin) ...v.v...

Giọng Bắc Kinh bây giờ là lèi so với giọng Quảng Đông leoi6 và các giọng Mân Nam 客家话:[海陆丰腔] lui6 [客英字典] lui5 [沙头角腔] lui5 [陆丰腔] lui6 [梅县腔] lui5 [宝安腔] lui3 [台湾四县腔] lui5 [客语拼音字汇] lui4, tiếng Nhật là rui rai và tiếng Hàn lyu.

Tiếng Tày Nùng có âm nòi là dòng dõi, giống (loài) so với dạng lõi (Mường Bi, loài) và lõi (Mường Bi, cốt lõi). Dạng nòi (giống) của tiếng Tày Nùng và lõi (loại, Mường Bi), cùng với khả năng đọc nội là noi6/loi6 (giọng Quảng Đông3), cho ta dữ kiện để liên kết loại loàinòi: thanh nặng HV loại liên hệ với loài như các cặp sau đây

đạn   đàn                                   hội  hồi

dụng dùng                               hạ   hè

vận vần                                    tạng   tàng

cận gần                                    dụng   dùng

thệ thề                                     phận   phần

vạn vàn (man, muôn)              nhuận  nhuần

nguyện nguyền                        hận  hờn

loạn   lộn  loàn (lăng loàn)       biện  biền

nạn nàn                                    tận  tàn

lệ lề (lề lối)                              nhị   nhì

vị mùi                                      trận  trần

vị vì                                         nghệ nghề

ngoại ngoài                              điện   điền

loại loài                                    hội  hồi

nệ nề                                        độ dồ  ...v.v...

Tương quan giữa loài HV và nòi còn có thể thấy trong cách dùng giống nòi và  種類 chủng loại HV. Cụm danh từ chủng loại đã được Hàn Phi Tử (280-233 TCN) và Vương Sung (27-97 SCN) dùng trong các tác phẩm nhiều người biết đến - xem trích đoạn phần dưới - và cũng hiện diện trong Hán Thư, Hậu Hán Thư ...v.v…

因氣而生,種類相

Nhân khí nhi sanh, chủng loại tương sản (Vương Sung, "Luận Hành - Vật Thế 論衡·物勢")

種類不壽,數主即世,嬰兒為君……可亡也

Chủng loại bất tử, sổ chủ tức thế, anh nhân vi quân ... khả vong dã (Hàn Phi Tử, "Vong Trưng ".

                                                                        (còn nữa)


Powered by Froala Editor