Viện phương đông

2 năm trước

“Tiếng Việt từ TK 17: nên mười tuổi và nên hoa” Phần 32 (kỳ 5)

Powered by Froala Editor

                            “Tiếng Việt từ TK 17: nên mười tuổi  nên hoa” (phần 32)

                                                                                    Nguyễn Cung Thông


Nên nhắc lại ở đây là giống (< chủng ) vào thời VBL dùng để chỉ các loại đồ dùng/ăn hay thực vật như đã ghi lại trong trang 290: giống ăn (đồ ăn, các thức ăn), giống lọ (các loại lọ), giống hòm (các loại rương chứa đồ), giống thợ (các dụng cụ của thợ) cũng như loài chim, loài người ta (VBL trang 419). Nòi chỉ loài động vật (animalium species/L) như gà nòi/gà chọi - xem hình chụp trang 566 bên dưới:

                                                                                                             VBL trang 566

5.4 Lẫn lộn n-l trong chữ Nôm 

Lẫn lộn n-l không chỉ hiện diện từ thời chữ La Tinh (quốc ngữ) ra đời, nhưng thường gặp hơn trong chữ Nôm như 

Nếu chữ Nôm viết là 𠮩 (liễu) còn đọc là lếu, lẻo, niểu ...

Neo      鐐 (liêu)

Năn      bộ khẩu + chữ lân  (lân) 粦 - năn nỉ

Lăm     南五 (nam)

Lên      𢧚 hay 年 (niên - nên)

Lốm    bộ thảo + chữ nam (nốm) 南 - Nguyễn Khuyến  

Nặn    bộ thủ + chữ lân 吝 (lận) Hồ Xuân Hương/HXH  

Nấp     bộ thổ + chữ lập (lập) 立 HXH

Lội       bộ khẩu + chữ nội 內 (nội) HXH

Nương             bộ nhật/thủ + chữ lương 良 (lương)

Nén      bộ thủ + chữ liễn 輦 (liễn)

Lom     bộ thân + chữ nam 南 (nam) - lom khom ...

Lầm     chữ ngộ + chữ nhâm 任 (nhầm, lầm) - ngạc cứng hoá l > nh. ...v.v... 

Các tác giả Nguyễn Khuyến, HXH ... đều từng ở các vùng Hà Bắc, Hà Nam.

5.5 Thăm lom trở thành thăm nom

Thăm nom (chăm nom) cách đây hơn trăm năm từng viết là thăm lom, như trong Đại Nam Quấc Âm Tự Vị (Huỳnh Tịnh Của, 1895 - trang 360) hay trong tự điển Génibrel (1898) - các tài liệu này đều được xuất bản ở Sài Gòn (~ Đàng Trong):

                                                                                            Génibrel/1898 – SaiGon

Việt Nam Tự Điển (1931/1954), tự điển của LM Gustave Hue (Dictionnaire vietnamien chinois francais/1937) và sau này đều ghi là thăm nom.

5.6 “Nòng súng” từng là “lòng súng”

Theo học giả Trương Vĩnh Ký (1886, sđd) canon d'un fusillòng cây súng tay (xem hình chụp trang 155 bên dưới) phản ánh tiếng Việt Đàng Trong. Tuy nhiên Đàng Ngoài cũng cho thấy cách dùng lòng súng (Ravier/Dronet, 1903 sđd):

                                                                                          Trương Vĩnh Ký 1886.

                                                                                                   Ravier/Dronet 1903.

Tự điển ‘Dictionnaire annamite-chinois-français’ của LM Gustave Hue (1937, trang 612 sđd) cũng ghi nòng dùng tương đương với lòng trong cách dùng nòng súng[1] (~ lòng súng, canon de fusil). Trong tự điển trên, LM Hue ghi các cách dùng tương đương cho thấy khả năng lẫn lộn n và l: nỏng - lổng, noãn - loãn (xem thêm mục 5.2), nòng - lòng (nòng súng), nổ - lổ, nuy - luy, nuốt - luốt. Để ý là tiếng Mường Bi vẫn dùng lòng khủnglòng súng "Nả pảnh từ 

[1] Pháp Việt Tân Từ Điển của Thanh Nghị (1961) cũng ghi hai cách dùng tương đương, Pháp Việt Từ Điển của Đào Duy Anh (1936) chỉ ghi lòng súng.

--------------------------------------------    

[1] Pháp Việt Tân Từ Điển của Thanh Nghị (1961) cũng ghi hai cách dùng tương đương, Pháp Việt Từ Điển của Đào Duy Anh (1936) chỉ ghi lòng súng.

- luy, nuốt - luốt. Để ý là tiếng Mường Bi vẫn dùng lòng khủnglòng súng "Nả pảnh từ quả tiểnh nỗi cải lòng khủng nả tó liênh (nó bắn nhiều quá đến nỗi nòng súng muốn cháy lên)" theo Từ Điển Mường Việt (2002, sđd).  

Chụp lại từ trang 60 “Quảng Tập Viêm Văn” Nordemann (1898 - Hà Nội). Để ý các cách dùng "xúng (súng/NCT) sáu lòng" ở Bắc Kỳ, mấy nghĩa là với, giả là trả, bắt xống là bắt sống (phương ngữ Bắc bộ).

5.7 Lẫn lộn n và l trong các từ nhập vào tiếng Việt gần đây hơn

5.7.1 Lẫn lộn n và l còn thấy trong các từ vay mượn như cinema trở thành ci nê ma, xi nê ma, si nê ma ... xi la ma như

"... Tôi mê xi-nê từ nhỏ. Cùng với ước mơ mai sau lớn lên sẽ làm văn sĩ viết truyện tiểu thuyết như các ông Vũ Trọng Phụng, Lê Văn Trương, những năm 11, 12 tuổi tôi còn mơ làm tài tử xi-nê, tức mê đóng phim xi-la-ma..." (Hoàng Hải Thủy, Tai-Tơ-Ních - 2009)

"... xem một chầu Xi Nê. Còn được gọi là Chớp Bóng hay Si La Ma ..." (Nguyễn Ngọc Chính, "Một thời Sài Gòn")

"Ngày ấy phim còn câm và chưa gọi là xem phim, mà là xem xi-la-ma, xem chớp bóng, chớp ảnh và trên báo viết nghệ thuật điện ảnh, nghệ thuật màn ảnh, màn ảnh, kịch bóng" (Tô Hoài)…v.v…

5.7.2 Mũ ca lô hay ca nô có gốc tiếng Pháp calot, lại có gốc écale là đồ bao, vỏ - tha hóa tiền tố é- trở thành cale và thêm hậu tố -ot để cho ra dạng calot của tiếng Pháp ngày nay. Calot nghĩa là mũ (nón) không có vành của cảnh sát hay quân đội Pháp hay của học sinh một số trường Pháp. Các dạng ca nô hay ca lô cho thất hiện tượng lẫn lộn n và l trong tiếng Việt. Khi đánh vào google để tra cách dùng mũ ca lô (ngày 28/3/2014) ta được 1450000 lần so với mũ ca nô có 679000 lần, khoảng một nửa là dạng ca nô là đáng chú ý khi dùng mạng toàn cầu[1]! Tiếng Anh gọi loại mũ này là forage cap vì quân đội phải đội loại mũ này khi cho súc vật ăn (không cần phải đội mũ sắt ở ngoài trận tuyến hay loại mũ đi diễn hành ...). Một biến âm của calot trong tiếng Pháp là khâlot (mũ học trò) - xem hình chụp bên dưới của một loại mũ này

[1] Vào ngày 10/8/2021 tra google thì thấy 11900000 (cách dùng) mũ ca lô và 1370000 mũ ca nô. Cách nói ca nô còn khoảng 10 phần trăm của ca lô

                                                   Mũ ca lô không có vành như mào của chim chào mào

Tóm lại, lẫn lộn n và l đã hiện diện ít nhất trên hai ngàn năm[1] trong quá trình hình thành các ngôn ngữ Đông Nam Á, td. như nang thành lang khi pinang (câu cau, gốc Mã Lai) trở thành *binlang và binh lang, tân lang HV. Ngay cả đến thời kỳ gần đây hơn khi mũ ca lô (calot, tiếng Pháp) cũng có thể trở thành mũ ca nô. Các phụ âm đầu lưỡi[2] như n, l, d và r có khả năng hoán chuyển cho nhau, dẫn đến hiện tượng lẫn lộn n và l cũng như một độ dày lịch sử rất lớn (thời gian dài), cũng như phản ánh các phương ngữ của một khu vực rất lớn bao gồm Bắc VN và Nam TQ (không gian rộng). Từ góc độ "tiếng Việt từ thời VBL" thì LM de Rhodes hay cộng tác viên đã ghi lại ít nhất bốn trường hợp lẫn lộn n và l, cho ta thấy là vào TK 17 đã có hiện tượng này trong ngôn ngữ đại chúng. Ngoài ra, trong quá trình biến đổi cấu trúc "nên ... tuổi" thành "lên ... tuổi" và "nên trái" thành "lên trái", có một giai đoạn trung gian khi cả hai cấu trúc đều hiện diện vào cuối TK 19 và đầu TK 20. Đặc biệt là phương ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình biến đổi trên: Đàng Ngoài bắt đầu dùng cấu trúc "lên ... tuổi", và Đàng Trong bắt đầu dùng "lên trái/lên giống" trước khi các cách dùng này trở thành phổ thông ('chuẩn' cho toàn dân) cho tiếng Việt hiện đại. Ngoài ra các phụ âm đầu lưỡi l, r và mặt lưỡi sh (s giọng Nam VN), ch thường xuất hiện sau nhất trong quá trình đắc thụ tiếng mẹ

[1] Thí dụ như tướng Cao Lỗ 高魯 thời Hùng Vương thứ 18 còn được gọi là Cao Nỗ, tục truyền là người chế ra nỏ thần (nỏ liên châu), một vũ khí rất đáng sợ của nước Âu Lạc.

[2] Thí dụ như tên Côn đảo là pulau condore (tiếng Mã Lai pulau là đảo, condore – kundur là loại bí xanh và lớn), trở thành côn lôn hay côn nôn (td. bản đồ Taberd 1838, tham khảo Phụ Trương). Đây là một trường hợp khá hiếm của hiện tượng lẫn lộn n và l ở Đàng Trong. Gần đây hơn đường thốt nốt còn gọi là đường thốt lốt, thốt nốt có gốc Khme là ត្នោត tnaot (sugar palm/A).

--------------------------------------------    

[1] Vào ngày 10/8/2021 tra google thì thấy 11900000 (cách dùng) mũ ca lô và 1370000 mũ ca nô. Cách nói ca nô còn khoảng 10 phần trăm của ca lô

[2] Thí dụ như tướng Cao Lỗ 高魯 thời Hùng Vương thứ 18 còn được gọi là Cao Nỗ, tục truyền là người chế ra nỏ thần (nỏ liên châu), một vũ khí rất đáng sợ của nước Âu Lạc.

Thí dụ như tên Côn đảo là pulau condore (tiếng Mã Lai pulau là đảo, condore – kundur là loại bí xanh và lớn), trở thành côn lôn hay côn nôn (td. bản đồ Taberd 1838, tham khảo Phụ Trương). Đây là một trường hợp khá hiếm của hiện tượng lẫn lộn n và l ở Đàng Trong. Gần đây hơn đường thốt nốt còn gọi là đường thốt lốt, thốt nốt có gốc Khme là ត្នោត tnaot (sugar palm/A).

đẻ (language acquisition/A) - so với các âm môi m, p (mẹ mợ mụ mê má mẫu ... ba bố bu ...) xuất hiện rất sớm. Điều này dễ hiểu vì các phụ âm l, r hay th ... đòi hỏi các kết hợp phức tạp hơn của môi, lưỡi và họng. Hi vọng bài viết này gợi ý cho người đọc tìm hiểu sâu xa hơn về khuynh hướng lẫn lộn n và l trong ngôn ngữ, thay vì kết luận một cách đơn giản là 'nói ngọng[1] n – l (nờ lờ)' như một số tác giả đã từng nhận xét.



Powered by Froala Editor