Viện phương đông

3 năm trước

Cổng trường Thời mở cửa (2) - Tiểu thuyết của Hữu Đạt, Nxb CAND.

(2)

Nguyệt nhếch mép, lúc này nom cô rất đanh đá.

- Anh cũng biết điều đấy chứ nhỉ? Nhưng em nói để cho anh biết, em có cặp bồ cũng chẳng thèm cặp cái loại như lão Nguyễn Quang Hà đâu. Giáo sư gì mà lúc nào cũng rúm ró, ép xác như con vờ ây. Chán chết! Lão ấy có quá nhiều tố chất của đàn bà, mà phụ nữ thì lại thích tố chất đàn ông.

Powered by Froala Editor

(2)

          Nhà Nợi nằm trong một khu phố mới xây, hiện đại. Đó là một ngôi nhà bốn tầng được kiến trúc theo kiểu Pháp, có mái ngói chạy từ hiên trên những chiếc ban công cửa sổ uốn vòm. Lúc này đã là quá trưa. Nợi thật bất ngờ khi Đảo lại đột ngột đến thăm. Cuộc đời lạ thật! Bố con  nhà ông Hoàng Biển năm xưa cứ ngỡ là đi biệt tích, nào ngờ lại có ngày trở về quê hương. Mà lại trở về với một tư thế sang trọng. Hà, cái thằng Đảo ngày xưa cả làng cả họ ai cũng bảo là thằng thất học, lêu lổng, bây giờ lại ra mẽ con người đến thế. Đi xuất khẩu lao động ở Đức có ít năm, chẳng hiểu làm ăn thế nào lại phất lên đến mức trở thành nhà doanh nghiệp, giàu có vào hàng nhất huyện. Tiếng tăm đầy mình. Bây giờ về họ lại sinh ra chuyện mở Hội khuyến học, tài trợ cho con cháu họ Hoàng bất cứ gái hay trai có khả năng đỗ vào đại học. Nó là đứa vô học còn biết nghĩ như thế chẳng lẽ một thằng phó giáo sư lãnh đạo cỡ Viện, Cục như Nợi lại làm ngơ? Thế là suốt gần một tiếng đồng hồ nói chuyện với Đảo, Nợi lúc nào cũng phải tỏ ra sốt sắng, nhiệt tình. Theo gợi ý của Đảo, Nợi đành nhận chân Chủ tịch Hội khuyến học của họ Hoàng. Mặc dù đó chỉ là chức Chủ tịch danh dự mà thôi.

 Khi Nợi vừa tiễn Đảo xong, đóng cửa quay vào thì Nguyệt từ trên gác xuống. Tay cô xách một cái túi sắc, đung đưa. Khuôn mặt được tang điểm bằng thứ son phấn đắt tiền. Cô hỏi trống không ?

- Chắc lại đến chạy anh về chuyện học hàm à ?

Nợi lắc đầu:

- Không, chú Đảo ở quê.

Nguyệt:

- Có phải chú Đảo con ông Biển đang ở bên Đức mà mấy lần anh đã nhắc đến?

Nợi gật gù:

- Đúng. Chú ấy đến nói về chuyện thành lập Hội khuyến học ở quê nhà.

Nguyệt bỗng thay đổi nét mặt, tươi tỉnh hẳn lên:

-Sao anh không nói em một tiếng. Em xuống tiếp chuyện chú ấy cho vui?

Nguyệt ngồi xuống chiếc ghế sa lông đối diện chồng. Nợi mặc bộ quần áo pizama. Người anh đẫy đà và có phần hơi béo nên thoáng nhìn thì đẹp mà nhìn kỹ lại hơi đần.

Nợi thoái thác:

- Thì tính em vốn không thích những người ở quê ra mà.

Nguyệt nhún vai:

- Tuỳ từng người chứ. Người ở quê mà lúc nào ra cũng chỉ xin xỏ thì mới chán. Còn chú Đảo thì…

Nợi đấu dịu:

- Thôi được, để lần sau..

Nguyệt vẫn đang bị cuốn hút vào câu chuyện nên xoắn lấy:

- Chú ấy còn nghỉ phép lâu không ?

Nợi chợt nhớ ra liền vỗ đồm độp vào trán:

- Chết thật! Anh vô tâm quá, lại không hỏi.

Nguyệt chăm chú nhìn lên cái trán đã hơi hói của chồng:

- Thế bây giờ chú ấy đang ở đâu ?

Nợi nhìn xa xôi:

- Chắc là ở chỗ bạn.

Nguyệt liếc nhìn qua mặt bàn:

- Chú ấy không để lại cavidit hay điện thoại à ?

Nợi đập hai bàn tay vào nhau với vẻ tiếc rẻ. Rồi mặt Nợi lại hơi thuỗn ra. Anh nói nhỏ như đang tâm sự với chính mình:

- Không. Hai anh em mải tính đến việc chạy cái viện sĩ. Đến lúc chú ấy đứng dậy thì anh quên mất.

Nguyệt nghe thấy hai tiếng "viện sĩ" thì đôi mắt sáng lên:

- ở Đức cũng có dịch vụ chạy viện sĩ à ?

Nợi lắc đầu:

- Không, chú ấy chạy qua đường Nga Xô.

Nguyệt thở dài:

- Thế thì chắc tốn kém lắm nhỉ?

Nợi trầm tư như đang còn băn khoăn điều gì .

- Chắc thế! Dạo năm ngoái, giá nghe ông Đoàn thì chỉ mất có 90đô. 90 đô một cái viện sĩ , đúng là giá rẻ bất ngờ.

Nguyệt chép miệng, an ủi chồng:

- Thì cứ tưởng nó chẳng có giá trị gì em mới ngăn anh, chứ nếu biết nó có giá như thế thì vài trăm đô cũng chẳng tiếc.

Nợi đưa tay vuốt ngược mái tóc rồi nắm tay đập mạnh xuống bàn.

- Mình ngu, ngu lâu quá! Không hiểu cái đặc điểm ở xứ ta. Có lẽ trên thế giới chỉ có ở xứ ta là một xứ xở rất dễ đánh lừa. Bởi dân ta ngây thơ quá, nói cái gì là họ cũng tin ngay.

Nguyệt biểu đồng tình:

- Cái chính là dân mình trong sáng quá. Mấy anh đi Tây về chỉ cần chìa cái thẻ có chữ akađêmi đóngdấu quốc huy là báo chí đăng tin ầm lên. Ông này viện sĩ, ông kia viện sĩ..gọi mãi thì thành quen.

Nợi nén một tiếng thở dài, nét mặt buồn hẳn đi:

- Tai hại là cái thằng Đoàn nó thật thà. Khổ nỗi, ở đời nói thật lại ít anh tin mà toàn thích tin thằng nói dối. Lúc ấy, nó bảo, phải mua ba trăm đô chắc mình sẽ làm.

Nguyệt bần thần một lúc rồi phán:

-  Cũng lạ, thằng Nga ngày xưa nghiêm chỉnh là thế mà bầy giờ lại  sinh ra cái trò kỳ cục này.

Nợi tỏ ra hiểu biết giảng giải:

- Thì sau khi Liên Xô tan vỡ. Viện Hàn lâm cũng vỡ theo. Số viện sĩ tứ tán khắp nơi nhóm họp lại. Họ lấy dấu quốc huy cũ và bày trò kết nạp Hội viên theo kiểu nộp tiền. Thế là mấy ông Việt Nam nhảy vào. Mình ngu, cứ tưởng cái chức hão ấy chẳng có giá trị gì. Ai ngờ…bây giờ, nó lại rất có giá khi phải tranh chấp giữa các giáo sư khi đứng chủ đề tài.

Nguyệt chợt nhớ ra điều mình ấp ủ từ lâu, liền khuyên chồng:

- Năm nay thế nào anh cũng phải lo cho tay hói xong cái giáo sư đi. Cứ để kéo dài, hắn bực mình khoá này mà kiếm cớ đưa anh ra khỏi bộ máy lãnh đạo thì hỏng hết mọi việc lâu dài..

Nợi tỏ ra thất vọng :

- Giáo sư phải có công trình. Đó là cái khó nhất. Giờ dạy có thể chạy được. Bài báo thì có thể xoay sở được.

Nguyệt sốt sắng:

- Anh nhờ thầy Nguyễn nói cho một tiếng xem. Dù sao tiếng nói của ông cũng có sức nặng. 

Nợi băn khoăn:

- Không biết ông ấy có nhiệt tình không?

Nguyệt nhìn Nợi khuyến khích:

- Dù sao anh cũng là học trò cũ của ông ấy. Với lại, bây giờ anh đường đường là Viện phó, ông ấy cũng nể.

Nợi suy tính:

- Ông này thì tốt. Chỉ sợ bọn khác nó thọc vào.

Nguyệt hơi nhíu mày lại. Cô rất ghét cái thói đo đắn của chồng, liền động viên:

-  Có ông ấy bao cho thì còn sợ gì? Chỉ đáng ngại chỗ lão Nguyễn Quang Hà thôi. Lão này hơi nghiệt, kiểu đàn bà, nhưng anh chỉ chịu nhả ra một tý là lão sẽ ủng hộ.

Nợi hơi mím môi lại:

- Thằng cha này sắt đá đấy. Mà lại có vẻ rất nghiêm.

Nguyệt:

- Cũng giống như anh ấy mà. Bề ngoài ai chẳng bảo anh hiền lành? Lão  Nguyễn cũng thế. Lão cứ vờ làm kẻ ép xác thế thôi, nhưng thực ra chẳng như mọi người tưởng đâu.

Nợi thấy Nguyệt tỏ ra nắm vững tâm lý của lão   Nguyễn thì tỏ ý hơi ghen:

- Hay là em có dính gì với lão rồi?

Trong lúc nét mặt Nợi đầy vẻ ngờ vực thì Nguyệt quay đi, mỉm cười. Cô tỏ ra đắc ý khi vừa buông ra câu nói vừa rồi. Sau đó, quay lại phía Nợi, nét mặt Nguyệt lộ ra là người kẻ cả. Cô nhấn mạnh từng chữ:

- Anh nổi máu ghen rồi phải không ? ừ, làm thằng chồng cũng phải biết ghen một tý mới phải. Em có thích để anh nói toáng lên cho cả Viện biết không? 

Nợi thấy Nguyệt làm già liền cuống quýt. Anh rất sợ sự to tiếng của cô.

- Thôi, thôi, ... Em có để  cho anh làm việc nữa hay không? Nếu anh mọc sừng thì còn lãnh đạo ai được nữa ?

Nguyệt nhếch mép, lúc này nom cô rất đanh đá.

- Anh cũng biết điều đấy chứ nhỉ? Nhưng em nói để cho anh biết, em có cặp bồ cũng chẳng thèm cặp cái loại như lão Nguyễn Quang Hà đâu. Giáo sư gì mà lúc nào cũng rúm ró, ép xác như con vờ ây. Chán chết! Lão ấy có quá nhiều tố chất của đàn bà, mà phụ nữ thì lại thích tố chất đàn ông.

Nợi không muốn tiếp tục nên nói lảng:

- Em định đi đâu bây giờ ?

Nguyệt đứng dậy, đong đưa cái túi:

- Em sang chỗ con bạn một tý. Lát nữa con Nga về bảo nó nấu cơm. Gạo mới, cho ít ít nước thôi kẻo lại nhão.

Nợi gật đầu rồi hỏi:

- Thức ăn chưa có à?

-  Anh chịu khó ra chợ một tý. Em đi chợ anh cứ hay phàn nàn đắt rẻ.Mất cả hứng.

Nợi phân bua:

-  Là anh tiện miệng thì nói thế, chứ kêu ca gì đâu! Mai em có định về quê với anh không?

Nguyệt lim dim mắt, dáng như một bà chủ nói với ô sin:

- Thôi, anh về một mình đi. Em về lại mang tiếng với quê hương là con dâu ông Bảnh về vận động bán nhà.

Nợi tỏ ra thật thà:

- Thì chính là vợ chồng mình vận động ông bán nhà thật.

Nguyệt hơi bực mình. Cô nghĩ bụng:"sao thằng cha này nó ngu lâu thế nhỉ". Nhưng nghĩ tới cái nguồn lợi trước mắt, giọng Nguyệt dịu lại:

- Nói như anh…em vận động ông bao giờ ? Chẳng qua anh thương bố anh thì anh vận động ông về Hà Nội, chứ em thì liên quan gì ?

Nợi gãi đầu gãi tai:

- Buồn cười thật, vợ chồng mình đã thống nhất với nhau kia mà?

Nguyệt khẳng khái:

- Thống nhất là thống nhất về nguyên tắc, còn những cái cụ thể thì anh phải quyết chứ. Em chỉ nhắc anh, ngôi nhà đó là ngôi nhà cổ.Hiện nay bọn chuyên gia nước ngoài đang có mốt tầm cổ nên được giá, không bán nhanh đến lúc hết mốt thì bán rẻ cũng chẳng ai mua đâu!

Nợi khoát tay như muốn thanh minh:

- Anh đã nhắc ông rồi. Tư tưởng ông cũng chập chờn lắm. Lần này anh về thúc nữa xem sao.

        Nguyệt đi, Nợi quay vào phòng thay quần áo rồi lững thững đi bộ ra chợ.Anh đi qua những quầy hàng bày la liệt đủ thứ lộ ra vẻ sầm uất của một khu chợ thời Mở cửa. Đây là quầy hàng hoa quả có bán đú các loại như cam, quít, xoài, mận cơm…Đây là quầy bán thực phẩm tươi sống với những dãy hàng thịt, hàng cá được sắp đặt một cách thứ tự. Kia là hàng rau…

        Nợi xách chiếc túi banket đi lẫn vào dòng người. Đèn điện vừa bật lên, khu chợ đã chìm ngập trong các màu sắc.

          Nợi dừng lại ở hàng cá. Anh mặc cả. Anh lắc đầu, nhún vai.Cô hàng cá nhìn anh với ánh mắt lạ lẫm. Khi anh quay đi cô làu nhàu.

- Mẹ kiếp, trông có vẻ…thế mà mặc cả từng hào một. Không bằng một thằng đạp xích lô.

Trên con đường dẫn vào ngõ nhà ông Bảnh có một chiếc xe con loại sang đậu. Đó là xe của vị khách người Mỹ đang muốn mua lại ngôi nhà của ông. Cùng đi với vị khách có một phiên dịch. Họ đang cùng ông Bảnh đi loanh quanh ngắm nghía ngôi nhà. Người khách chỉ nói được đôi ba từ tiếng Việt, còn nói toàn bằng tiếng Anh. Sau khi thấy ông bảnh từ chối vị khách liền xổ ra một tràng những từ ông Bảnh nghe như tiếng gió:

- I  don’t   undustant…

 Chàng phiên dịch nhanh nhẹn dịch cho ông Bảnh:

-  Vị khách đây nói rằng, ngài không hiểu tại sao với cái giá 50 ngàn đô la một ngôi nhà như vậy ông còn không bán? Phải chăng ông cho  như thế là rẻ hay sao ?

Ông Bảnh lắc đầu :

- Không, tôi không nói giá như vậy là rẻ. Tôi không muốn bán vì tôi luyến tiếc nó.

Vị khách lại nói thêm một tràng tiếng Anh nữa.

Phiên dịch lại dịch tiếp :

- Vị khách nói, người Á châu thường có thói quen không thích cái mới. Đó là một sự hạn chế rất đáng quan ngại về tư tưởng. Bởi nó thiếu tính thiết thực. Ví thử, ông đồng ý bán ngôi nhà này, thì với số tiền đó ông có thể xây cất một ngôi nhà tầng khang trang đầy đủ tiện nghi, và tiền còn lại có thể dưỡng già một cách thoả mái.

Ông Bảnh rung rung mái đầu đã bạc:

- Tôi cũng hiểu điều đó. Nhưng tôi cảm thấy khó có thể xa nó.

Vị khách nhún vai tuôn ra một câu thành ngữ :

- Iron is heavier than aluminium!… Phiên dịch:

- Vị khách nói, sắt nặng hơn nhôm. Ngài rất tiếc là không thể thuyết phục ông…nhưng dù sao, ngài cũng rất cảm ơn tấm lòng nồng hậu và sự mến khách mà ông đã dành cho ngài. Chỉ xin ông lưu ý là bất kỳ lúc nào ông muốn bán thì ông hãy liên lạc ngay với địa chỉ trong bưu thiếp này. Ngài sẽ ở Việt Nam thêm ba tháng nữa.

Ông Bảnh cầm  lấy tấm bưu thiếp quay đi, quay lại một lát mới xem đươc.

- Tôi nhớ rồi.

          Ông Bảnh tiễn hai người khách ra xe. Khi ông vừa quay vào thì ông Khang tới. Vừa gặp ông Bảnh, ông Khang đã hỏi ngay:

- Tưởng cụ mới có khách ?

Ông Bảnh cất tấm bưu thiếp vào túi rồi vui vẻ:

- Vâng, có mấy vị khách dưới Hà Nội. Nhưng về rồi. Mời ông vào xơi nước.

Ông Khang đi theo ông Bảnh vào nhà. Vừa đi vừa trò chuyện.

- Trông họ như người nước ngoài. Chắc là bạn của anh Nợi có phải không? 

Ông Bảnh vừa lấy chiếc quạt mo phảy qua cho bụi vừa giải thích:

- Không, khách đến mua nhà ông ạ.

Ông Khang nhướn mắt nhìn ông Bảnh:

- Khách mua nhà ? Hoá ra lần trước người làng đồn là có chuyện thật ư ?

Ông Bảnh pha nước trong lúc ông Khang đã ngồi xuống ghế.

Ông Bảnh:

- Vâng. Đúng là họ muốn mua thật. Hai lần họ từ Hà Nội lên.

Ông Khang tỏ ra bán tín bán nghi:

- Lạ thật, họ mua ngôi nhà này làm gì nhỉ ?

Ông Bảnh rê ấm nước rót cho bạn, rồi nói:

- Mua để nghiên cứu. Ông ta là người Mỹ mà.

Ông Khang gật gù, thán phục:

- Đúng là mua bán kiểu Mỹ. Chỉ có người Mỹ giàu có mới tính đến những chuyện kỳ quặc như vậy.Họ trả cụ bao nhiêu?

Ông Bảnh vê điếu thuốc lào bỏ vào nõ điếu, rồi bật lửa:

- Lần đầu trả 3,5 ngàn đô la. Lần này trả 5 ngàn. Ông mua bán quen. Vậy thành tiền Việt là bao nhiêu ?

Ông Khang nhẩm tính rồi trả lời:

- Hơn bảy trăm ngàn tiền Việt. Sao ông ta lại mua với giá cao thế nhỉ? Cụ có nghe nhầm không ?

Mặt ông Khang đầy vẻ hoài nghi. Ông nhìn rất sâu vào mắt ông Bảnh. Ông Bảnh vẫn thản nhiên gí ngọn lửa vào nõ điếu cày, rít một hơi. Rít xong, ông bật bật cái que đóm làm cho ngọn lửa tắt hẳn.

Ông Bảnh:

-  Không. Nhầm thế nào được. Ông ta là một nhà nghiên cứu văn hoáphương Đông. Ông ta bảo, ngôi nhà này được làm cách đây hơn hai trăm năm. Nó là một trong ba ngôi nhà cổ nhất còn lại ở nước Việt.

Ông Khang thấy choáng thực sự:

- Thật không thể tưởng tượng nổi. Tôi mà như cụ, tôi bán quách đi mà cầm gần một tỷ cho gọn tay.

Ông Bảnh trầm ngâm:

- Lúc đầu tôi cũng nghĩ như ông. Nhưng sau nghĩ lại, thấy làm như vậy là không phải với các cụ. Theo gia phả, từ đợi kỵ kỵ của cụ tôi làm ngôi nhà này đến tôi là 10 đời rồi.

Ông Khang cũng nhồi một điếu thuốc lào, nhưng mấy lần châm lửa định hút thì lửa lại tắt vì ông mải nghe ông Bảnh nói. Lần này ông hút xong, thổi mạnh làn hơi một cái rồi lấy bàn tay đập đập vào cán điếu.

-  Cụ cứ hay cả nghĩ chứ, thời đại bây giờ con cháu bán nhà của ông cha đi là lẽ thường. Cụ không xem làng ta vừa rồi chẳng có khối người bán đất của cha ông đi để vào Nam ư ?

Ông Bảnh nhìn thẳng vào mắt ông Khang:

- Tôi biết, nhưng hoàn cảnh của họ khác, của mình khác.

Ông Khang chưa hiểu ý liền nói ngay:

- Vì nhà cụ, vợ chồng bác Nợi giàu có thế rồi thì cần gì tiền.

Ông Bảnh khoát tay:

- Tiền thì ai chẳng cần? Biết bao nhiêu cho đủ.Chỉ có điều… Ông Khang không ngần ngại nói tuột ra cái ý nghĩ của mình:

- Tôi mà như cụ thì tôi bán quách đi. Xét cho cùng, cụ chết rồi cụ có mang đi được đâu. Nói rằng để cho con cháu, nhưng biết được mấy đời? Thế thời xoay chuyển, con tạo xoay vần cụ ạ.

Ông Bảnh vẫn một mực giữ ý:

- Thì cứ biết là giữ được lúc nào hay lúc ấy!

Ông Khang vốn là người thức thời liền khuyên:

- Thế cụ tưởng bán nhà và bán đất thì dễ lắm sao ? Nhất là ở cái xó quê này.Một ngôi nhà cũ kỹ như thế mà người ta mua đến gần tỷ bạc, chẳng phải là giấc mơ hay sao ? Chỉ có ăn chơi kiểu Mỹ mới làm cái việc động rồ như thế. Thế mà cụ còn chần chừ…

Ông Bảnh như không để ý tới câu nói đó mà nhớ lại câu của chàng phiên dịch:

- Cái ông Mỹ này ba tháng nữa là về…

Ông Khang vỗ đánh đét vào đùi mình:

- Cụ khờ quá, chẳng phải tay tôi. Thế vợ chồng bác Nợi nghĩ ra sao ?

Ông Bảnh chân thật:

- Vợ chồng nó vẫn cứ giục tôi bán.

Ông Khang tỏ ra đắc ý:

- Đấy, cụ thấy không? Giáo sư, tiến sĩ người ta có cách nghĩ khác.Thức thời hơn, hiện đại hơn…Thằng cu Tuấn nhà tôi nó phấn đấu được chỉ cần một góc của bác Nợi là tôi cũng sung sướng quá.

Ông Bảnh tỏ ý khiêm tốn:

- Ông quá khen thế chứ hậu sinh phải khả uý chớ lỵ.

Ông Khang chuyển hướng câu chuyện, liền hỏi:

- Không biết bác Nợi tuần này có về không cụ nhỉ?

Ông Bảnh:

- Tôi cũng không rõ ông ạ. Nó về có báo trước bao giờ. Có khi chỉ về loáng mấy tiếng là lại đi. Ông định hỏi gì à?

Ông Khang hắng giọng mấy lần tỏ ra vị nể:

-Vâng, cháu muốn hỏi bác ấy xem việc thi cử của thằng cháu Tuấn nhà cháu nên như thế nào.

Ông Bảnh:

- Thế thì phải trực tiếp hỏi nó mới được. Nếu nó về tôi sẽ bảo nó sang ông.

          Từ nhà ông Bảnh về ông Khang cảm thấy rất phấn chấn. ăn cơm xong, ông ngồi uống nước và xem ti vi. Đối diện là bà Khang đang bỏm bẻm nhai trầu. Phía gian buồng lộn, Tuấn đang học bài dưới ngọn đèn 60vv, ngoảnh ra cửa sổ. Một vệt sáng hắt từ trong ra hoà tan với ánh trăng cuối tháng tạo thành thứ màu trắng bạc dát lên những cây cam, cây quít đang ra hoa.Vườn cây rộng. Cạnh đó là một chiếc giếng khơi. Chốc chốc, lại có một vài con đom đóm bay qua lại, tạo nên không không gian vẻ đẹp kỳ ảo.

Thỉnh thoảng có tiếng sủa vu vơ.

Vài con ễnh ương kêu từ cái ao gần đó, làm cho cảnh đêm nông thôn thêm tĩnh mịch.

          Chương trình ti vi vẫn sôi động với các hình ảnh quảng cáo. Một pha quảng cáo về bao cao su. Trên màn hình là hình ảnh của một phát thanh viên. Giọng anh ta trầm và ấm:

- Bạn nên khuyên bạn tình của mình dùng bao cao su…

Ông Khang tỏ ra hơi khó chịu về cái hình ảnh tức cười ấy liền cầm cái điều khiển bấm chuyển kênh.

- Thật không còn ra cái thể thống gì nữa. Ti vi lúc nào cũng nói đến bao cao su có khác gì mách nước cho bọn trẻ làm bậy còn gì.

Bà Khang tán đồng với chồng liền đế vào:

- Ngày xưa nói đến chuyện phòng kín là các cụ đã chửi cho rồi. Bây giờ,

chuyện trai gái thì vác lên cả màn ảnh. Nào thì hôn hít, ngủ nghê…chẳng thiếu một thứ gì. Chán thật!

Ông Khang bực bõ:

- Thời buổi đến là loạn. Tôi tính… Bà Khang ngạc nhiên:

- Tính gì hả ông?

Ông Khang rung đùi:

- Tính nước chấc ăn… Bà Khang ngớ ra:

- Chắc ăn cái gì ?

Ông Khang hạ giọng:

- Việc lấy vợ cho thằng Tuấn.

Bà Khang hơi bị đột ngột liền hỏi lại:

- Lấy vợ cho thằng Tuấn ?

Ông Khang đang trong nước tính toán, nói như là mọi việc đã nắm trong tay rồi:

- Phải. Xem ra cái chà nó chỉ có con Thục là sắc nước lại nết na hơn cả.

Bà Khang ngỡ ngàng:

- Nhưng mà nó còn đang đi học. 

Ông Khang cười khẩy:

- Con gái con lứa, học hết 12 là tốt rồi. Ngữ bà Quén thì lấy tiền đâu ra nuôi nó ăn học những 4 năm ?

Bà Khang tán đồng bằng việc lấy ngón tay quyệt qua môi cho nước trầu khỏi rớt xuống:

- Một mẹ một con học được như thế cũng là hiếm có rồi.

Ông Khang thỉ thỏn bằng giọng quan trọng:

- Mình không nhanh chân đặt vấn đề, đám khác nó nhảy vào là rách chuyện.

Bà Khang tỏ ra thất vọng:

- Lần trước tôi đã ướm, nhưng bà Quén nhất định từ chối.

Ông Khang phảy tay:

- Lúc đó hãy còn xa. Bây giờ thì nó thi tốt nghiệp đến nơi rồi. Làm mẹ. ai chẳng lo lắng cho con. Con gái thôn quê, không học chẳng lấy chồng thì nuôi làm báo cô à?

Bà Khang nghe chồng nói cũng có lý liền tán đồng:

-  Thế thi đợi vài hôm nữa cho nó thi xong đã.

Ông Khang phản đối:

- Không, tối nay bà cứ sang nói chuyện đi. Chờ thi xong, biết đâu lại chả có kẻ khác nó nhanh hơn mình.

Bà Khang đứng dậy:

- Thôi được, để tôi thử sang nói chuyện xem sao!

Bà Khang đi ra khỏi nhà. Khi đi ngang qua chỗ bàn của Tuấn bà khôngđể ý đến con trai đang gà gật bên bàn học. Tuấn cố mở mắt ra thì hai bờ mi lại ríu lại, cuối cùng cậu gục xuống bàn và thiếp đi. ông Khang từ ngoài đi vào, nhìn con lắc đầu. Ông đập nhẹ lên vai Tuấn.

- Con phải cố gắng lên chứ. Thi tới nơi rồi.

Tuấn mở choàng mắt:

- Chết thật! Con ngủ được lâu chưa bố ?

Ông Khang mỉm cười vỗ vào vai con:

- Cũng khá lâu rồi đấy. Nào, ra rửa mặt đi rồi bố nói chuyện với con. Tuấn đứng đậy, vươn vai rồi ra giếng rửa mặt. Sau đó quay vào ngồi đối diện với ông Khang, Tuấn cảm tưởng như có chuyện quan trọng. Cậu rụt rè hỏi:

- Bố muốn nói chuyện gì ạ?

Ông Khang nhìn thẳng vào mắt Tuấn:

- Chuyện thi cử của con chứ chuyện gì nữa? Con định đăng ký thi trường nào?

Tuấn gãi đầu, tỏ ra lúng túng:

- Con cũng đang phân vân, chưa biết nên chọn khối A hay khối C.

Ông Khangchậc lưỡi:

- Theo bố, khối nào vào được trường Đại học Nông nghiệp thì tốt.

Tuấn lắc đầu:

- Trường Nông nghiệp thì phải khối A là rõ rồi. Nhưng thi vào trường Nông nghiệp làm gì?

Ông Khang nheo cặp lông mày nhìn thằng con trai:

- Sao lại làm gì? Về mở Công ty với bố?

Tuấn chưa hiểu nên nhìn bố trân trân:

- Công ty gì ạ?

Ông Khang tự tin, giải thích:

- Công ty kinh doanh phân bón và cây trồng. Nước ta là nước nông nghiệp. Xem ra cái anh nông nghiệp vẫn là vững bền hơn cả.

Tuấn không ngờ bố lại có suy nghĩ luẩn quẩn như thế liền phản đối:

- Sinh ra ở đất nông nghiệp. Đi học là muốn thoát ra khỏi cái cảnh nông nghiệp, bố lại bảo con phải quay về thì còn nói làm gì nữa?

Ông Khang nhún nhường:

- Hay thi vào Đại học Sư phạm cũng được.

Tuấn nhún vai:

- Vào Sư phạm được mỗi cái là Nhà nước lo cho, bố mẹ đỡ phải nuôi.Nhưng chán lắm. Ra trường không chạy được bị tống lên Tây Bắc thì cuộc đời chẳng còn nghĩa vị gì nữa.

Ông Khang đã hơi bực nhưng cố kìm nén:

- Cứ biết thi đậu vào đại học đi hẵng. Sau này tính thêm.

Tuấn không chịu:

- Cuộc đời đáng là bao mà tính đi tính lại. Con thích tính một nước ăn liền.

Ông Khang cười khẩy:

- Thế thì tốt quá. Sợ anh chẳng tính được thôi.

Tuấn vẫn đang mải theo đuổi ý nghĩ của mình liền nói toẹt ý định với bố:

- Con muốn thi vào khoa báo. Thời nào làm anh nhà báo cũng có giá cả.

Ông Khang nhìn con nửa tin nửa ngờ:

- Được như thế thì vẻ vang quá. Nhưng vào trường báo khó lắm kia mà!

Tuấn biểu thị sự quyết tâm:

- Tất nhiên là khó. Nhưng thi xã hội thì ăn may nhiều hơn. Gặp được gu ông thầy hợp cạ với mình thì ngon, đỗ chẳng khó khăn gì. Nhưng gặp ông trái gu với mình thì toi như bỡn.

Ông Khang suy tính giây lát rồi hạ giọng:

-Thế thì bố quyết định: nguyện vọng một là trường báo. Nguyện vọng hai thì xã hội nhân văn phọt phẹt gì cũng được.

Được đà Tuấn liền hỏi:

- Thế bố có định cho con về Hà Nội luyện thi không ?

Ông Khang bật bật cái que đóm hắng giọng:

- Để còn xem!

- Xem gì nữa. Thời nay thi mà không về lò luyện Hà Nội thì coi như chỉ cầu âu thôi.

Ông Khang hút xong hơi thuốc khẳng định:

- Thì đi luyện, ngán gì. Nhà người ta còn đi được, nhà mình đến nỗi nào!

Tuấn phấn khởi quá reo lên:

- Coi như bố nhất trí rồi nhé!

- Chả lẽ tôi lại nói đùa? Thế cái Thục nhà bà Quén nó có đăng ký thi Đại học không ?

Bị hỏi bất ngờ,Tuấn ấp úng:

- Hình như có.

Ông Khang nhìn Tuấn chằm chằm khiến mặt cu cậu đỏ lên:

- Sao lại hình như? Bạn bè với nhau, con phải sốt sắng vào chứ. Bố xem, cái chà ấy chẳng ai bằng nó đâu.

Tuấn gật đầu xác nhận:

- Đúng là như vậy.

Ông Khang nghĩ là Tuấn hiểu ý mình nên phấn khởi lắm. Ông nhìn cậu con trai đầy hàm ý.

- Hoá ra anh cũng có con mắt tinh đâý. Phải cố lên con ạ.

Tuấn tỏ ra nghiêm chỉnh, nhìn bố bằng con mắt thỉnh cầu:

- Vâng!Mọi việc còn phụ thuộc vào bố nữa.

Ông Khang cảm thấy hài lòng khi cậu con trai tỏ ra biết nghe lời. ông bảo:

- Được, bố anh sẽ…anh cũng khôn ngoan đấy. Tôi sẽ thu xếp ổn thoả tất cả.

Powered by Froala Editor